Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu nói về tín dụng chính sách
Đó là 1 trong những đánh giá tích cực về các chương trình tín dụng chính sách được Bí thưTỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu tại buổi làm việc mới đây với đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH).
“Chỉ với hơn 4.000 tỷ đồng, song nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đang hỗ trợ cho gần 1/3 số hộ dân trong tỉnh Phú Thọ. Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Thọ có sự đóng góp rất lớn của các chương trình tín dụng ưu đãi Ngân hàng CSXH…” – ông Bùi Minh Châu – Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ khẳng định.
Nguồn lực quan trọng trong giảm nghèo
Báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Thọ do Giám đốc Trương Việt Phương trình bày càng làm rõ hơn hiệu quả của nguồn vốn tín dụng CSXH sau hơn 17 năm triển khai trên địa bàn. Đặc biệt 5 năm gần đây, sau khi Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng ra đời, Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã ban hành nhiều văn bản triển khai đưa chỉ thị vào cuộc sống…
Đàn gà của hộ dân ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) được phát triển nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH. Ảnh: Huyền Trang
Cấp ủy, chính quyền địa phương cùng MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác đã cùng Ngân hàng CSXH xây dựng được mô hình tổ chức và mạng lưới rộng khắp với 277 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn và 4.038 tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, làng.
Video đang HOT
Nhìn lại hành trình kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Thọ đã cho vay 697.297 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay hơn 11.326 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt hơn 7.403 tỷ đồng. Tính đến 30/11/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt trên 4.108 tỷ đồng, tăng gấp trên 22 lần so với cuối năm 2002 với 121.040 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ, mức dư nợ bình quân đạt 33,94 triệu đồng/hộ, tăng 31,2 triệu đồng/hộ so với thời điểm thành lập.
Thông qua các chương trình tín dụng, vốn vay ưu đãi của Chính phủ đã tạo điều kiện gần 700.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn. Cụ thể, có 33.261 lao động được tạo việc làm; có 15.076 căn nhà được xây dựng theo chương trình hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở; có 96.733 học sinh, sinh viên mới được vay vốn để trang trải chi phí học tập; có 7.719 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; có 134.867 công trình nước sạch và 134.148 công trình vệ sinh được sửa chữa, xây mới… Từ đó, đã góp phần làm giảm hộ nghèo của tỉnh từ 67.954 hộ năm 2003 xuống còn 28.667 hộ vào cuối năm 2018.
“Qua hoạt động của các tổ chức tín dụng nhà nước nói chung, cho thấy cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng CSXH là kênh phù hợp, hiệu quả và bền vững nhất” – Bí thư Tỉnh ủy Bùi Minh Châu khẳng định. Hiệu quả của nguồn vốn CSXH góp phần đưa tăng trưởng kinh tế của Phú Thọ tăng 7,83% vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo từ 12,4 % năm 2016 còn 5,27% cuối năm 2019, góp phần giúp 102 xã của tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, chiếm 42% tổng số xã của tỉnh.
Cần sự chung tay
Tính đến thời điểm 30/11/2019, tổng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Thọ đạt trên 4.117 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ T.Ư chiếm tỷ trọng 85,39%. Tổng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương chuyển sang Ngân hàng CSXH tỉnh đạt gần 49,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,21%. Trong đó, ngân sách cấp tỉnh đã chuyển là 31 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện đã chuyển là 9,4 tỷ đồng. Điển hình có một số huyện có số dư ngân sách ủy thác sang cao như: Hạ Hòa 1,5 tỷ đồng, Việt Trì 1,3 tỷ đồng, Thanh Sơn 1 tỷ đồng, Thanh Ba 950 triệu đồng.
Tuy nhiên, hiện mức chuyển nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH các cấp trong tỉnh Phú Thọ còn thấp, trong khi tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, toàn tỉnh có trên 200.000 đồng bào DTTS (chiếm trên 14% tổng dân số toàn tỉnh); 9/11 huyện thuộc vùng khó khăn, 50% số xã thuộc vùng khó khăn. Vì vậy, nguồn vốn hiện tại chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của người dân, như cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay nhà ở xã hội…
Tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục đồng hành bố trí nguồn lực chuyển sang Ngân hàng CSXH để hỗ trợ các đối tượng chính sách trên địa bàn, tối thiểu đạt mục tiêu 100 tỷ đồng mà Chính phủ đề ra.
Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng cam kết, Ngân hàng CSXH tiếp tục đồng hành cùng tỉnh trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, trong đó có tỉnh Phú Thọ. Ngay sau buổi làm việc, Ngân hàng CSXH T.Ư cũng sẽ bố trí 20 tỷ đồng để tỉnh Phú Thọ cho vay giải quyết việc làm.
Theo Danviet
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng
Chiều 30-11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng tiếp xúc cử tri tại huyện Cát Hải.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng).
Cùng dự, có đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hải Phòng.
Tại buổi tiếp xúc, các đại biểu cử tri được thông báo kết quả kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV, hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng tại kỳ họp... Các cử tri bày tỏ vui mừng và phấn khởi trước những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và TP Hải Phòng trong năm qua. Đồng thời, nêu nhiều ý kiến cụ thể với mong muốn đất nước và thành phố tiếp tục phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự phấn khởi trước những ý kiến tâm huyết, chân thành của cử tri huyện đảo Cát Hải. Thủ tướng cũng thông tin tới cử tri về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước năm 2019. Thủ tướng nêu rõ, trong bối cảnh khó khăn chung từ ảnh hưởng sự suy giảm của kinh tế, thương mại thế giới cùng với tác động từ thiên tai, dịch bệnh trong nước, nền kinh tế Việt Nam vẫn ổn định và phát triển ở mức cao, hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới. Đặc biệt, mức sống người dân được cải thiện rõ rệt, chênh lệch giàu nghèo giảm. Niềm tin trong các tầng lớp quần chúng nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ không ngừng được nâng cao. Trong đó, Hải Phòng là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.
Đặc biệt, Cát Hải là địa phương không chỉ sở hữu vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, du lịch, là nguồn tài nguyên sinh quyển quốc gia, mà còn là vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh của đất nước. Cát Hải cũng đã đóng góp vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng. Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước những thành tựu vượt trội về sản xuất công nghiệp với nhiều dự án lớn, hiện đại; hạ tầng du lịch, khách sạn phát triển mạnh. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội cũng được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt. Tại huyện đảo Cát Hải đã có nhiều công trình hạ tầng giao thông, cơ sở sản xuất hiện đại như Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện và nhà máy sản xuất xe ô tô Vinfast đầu tiên của cả nước...
Thủ tướng cũng thông báo kết quả những đề án quan trọng mà Chính phủ trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp về quan hệ đối ngoại, về chính sách quan tâm nâng cao đời sống người dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc... Đồng thời, Chính phủ cũng đang tích cực triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, các luật mà Quốc hội vừa thông qua... Thủ tướng cũng đánh giá cao hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng trong kỳ họp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành nhiều thời gian để trả lời các kiến nghị cụ thể. Đối với thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị quyết của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, tạo điều kiện cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Về phát triển cảng Lạch Huyện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã có chủ trương quy hoạch Cảng nước sâu Lạch Huyện theo tiêu chuẩn quốc tế và nâng cấp một số công trình hạ tầng lớn khác của thành phố như Dự án Cầu Lạch Huyện 2, nâng cấp tuyến đường sắt kết nối Hải Phòng - Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường phối hợp với Hải Phòng để thành phố có những bước phát triển mới, mạnh mẽ, thiết thực hơn trong thời gian tới.
Đối với ý kiến về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân trong phát triển đất nước. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và có những chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Thủ tướng mong muốn các cấp, các ngành, các địa phương cần quan tâm, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Sắp tới, Thủ tướng sẽ có chương trình gặp mặt các doanh nghiệp tư nhân, lắng nghe và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển nhanh, mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Thủ tướng cũng giải đáp, ghi nhận nhiều ý kiến của cử tri về chăm lo người cao tuổi; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; quy hoạch dân cư trên đảo Cát Hải gắn với bảo tồn các di sản văn hoá; hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là giới trẻ; quản lý tài nguyên môi trường.
NGÔ QUANG DŨNG
Theo NDĐT
Thừa Thiên - Huế là tỉnh điển hình về phòng, chống thiên tai Tối 29-11, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai (PCTT) đã trao Quyết định của Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về PCTT công nhận tỉnh Thừa Thiên - Huế hoàn thành kế...