Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai: Nông dân đóng góp phát triển kinh tế địa phương
Nhân dịp Đại hội đại biểu Hội Nông dân (ND) tỉnh Gia Lai lần thứ VIII, Báo NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Trang – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai.
Ghi nhận vai trò và những đóng góp quan trọng của giai cấp nông dân trong công cuộc phát triển kinh tế địa phương, ông Dương Văn Trang cho rằng, có được điều đó là nhờ sự hỗ trợ, đồng hành của Hội ND các cấp.
Thưa ông, trong những năm vừa qua, tỉnh Gia Lai đã có những thay đổi vượt bậc như thế nào về kinh tế?
- Trong năm năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, kinh tế tỉnh nhà tiếp tục tăng trưởng khá (năm 2017) GRDP của tỉnh tăng 8,42% duy trì đà tăng trưởng cao vừa tạo điều kiện thay đổi cơ cấu kinh tế. Mức tăng của nông, lâm nghiệp, thủy sản là 6,51%. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 38,75% cơ cấu kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 42,5 triệu đồng, hộ nghèo còn 13,84%. Đạt được những kết quả trên, ngoài sự vào cuộc của Đảng bộ tỉnh, có phần đóng góp quan trọng của giai cấp nông dân toàn tỉnh.
Ông Dương Văn Trang- Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai (phải) trao quà cho hộ nghèo xã Ia Le, huyện Chư Pưh. Ảnh: L.K
“Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”.
Ông Dương Văn Trang
Những đóng góp của Hội ND tỉnh Gia Lai trong sự phát triển này là gì thưa ông?
Video đang HOT
- Là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp nông dân, Hội ND tỉnh luôn là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của giai cấp mình, thống nhất với lợi ích chung của dân tộc. 5 năm qua, Hội ND tỉnh Gia Lai luôn phấn đấu vượt qua khó khăn, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; Tuyên truyền, vận động, tập hợp ngày càng đông đảo nông dân vào tổ chức Hội.
Ngoài ra, Hội còn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức kinh tế – xã hội khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực; Tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất, ngày càng chủ động tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; Nổi bật là việc phối hợp với chính quyền các cấp trong triển khai “Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về vấn đề tam nông”.
Theo ông, hoạt động nào của Hội ND đạt được kết quả ấn tượng nhất trong nhiệm kỳ vừa qua?
- Nhiệm kỳ vừa qua, Hội ND tỉnh đã có nhiều phong trào thiết thực có sức lan tỏa, được đông đảo hội viên, nông dân hưởng ứng. Trong đó, điểm nhấn trọng tâm là “Phong trào nông dân thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”.
Hiện, toàn tỉnh có hơn 85.000 hộ nông dân được công nhận sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó có 5 nông dân tiêu biểu đạt danh hiệu “nông dân Việt Nam xuất sắc” và 3 “sản phẩm nông nghiệp công nhận là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu” do Trung ương Hội ND Việt Nam bình chọn; Hội còn xây dựng được 165 hợp tác xã, 719 tổ hợp tác, 779 nhóm sở thích và nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả.
Hội ND tỉnh đã có những đóng góp gì trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương thưa ông?
- Trong nhiệm kỳ vừa qua, các cấp hội phối hợp với các ngành tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia xây dựng các chương trình, dự án của địa phương với sự hỗ trợ của Nhà nước theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Cán bộ, hội viên, nông dân đã tham gia đóng góp gần 15 tỷ đồng và hiến hàng ngàn m2 đất, để xây nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học phục vụ đời sống của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Người dân ĐBSCL khốn khổ vì triều cường
Nhiều khu vực tại ĐBSCL đã bị ngập lụt nặng do triều cường dâng cao, gây khó khăn cho các hộ nông dân và người dân ở các vùng đô thị trũng thấp.
Các tuyến đường trũng thấp bị ngập lụt do triều cường. Ảnh: Nông Nghiệp
Sáng 8/10, triều cường lên cao, tạo áp lực nước lớn từ bên ngoài làm vỡ đê bao tại Cồn Khương, thuộc khu vực 3 Sông Hậu, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ gây ngập khoảng 20 căn nhà của hộ dân. Đoạn bờ bao dài khoảng 2m bị vỡ nên nước từ rạch Khai Luông tràn vào, báo Nông Nghiệp đưa tin.
Bên cạnh đó triều cường làm ngập nhiều tuyến đường trong nội ô thành phố của các tỉnh như TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Hậu Giang...chìm trong biển nước.
Người dân chống ngập tại một đoạn đê bao ở ấp Phú Thạnh 4, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ (Long An) bị vỡ làm nước tràn vào ảnh hưởng đến nhiều diện tích hoa màu, cây ăn trái. Ảnh: Nông Nghiệp
Trả lời báo Dân trí, ông Bùi Văn Dây - một hộ dân ở khu vực này cho biết: "Nước bất ngờ dâng cao lúc 4h sáng nay (8/10), khiến chúng tôi trở tay không kịp. Hiện gia đình tôi bị nước tràn bờ đê gây thiệt hại gần 1 tấn cá các loại và khoảng 100 con gà, vịt con bị nước ngập chết. Chỉ mong con nước sớm rút để gia cố lại đoạn đê bao, nếu không vài ngày tới sẽ bị ngập nặng hơn".
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, cho biết: "Thời gian qua, chính quyền địa phương đã cho gia cố, nâng cấp đoạn bờ bao bảo vệ nhiều nhà dân, vườn cây ăn trái và ao nuôi cá ở khu vực 3, phường Cái Khế. Tuy nhiên, do nước lũ kết hợp với triều cường lên cao quá nên đã gây ra tình trạng ngập. Chúng tôi đang tiến hành khảo sát và cho lực lượng hỗ trợ người dân di dời, cơi nới đồ đạc. Đồng thời, cho phương tiện vào gia cố đoạn đê bị lở".
Hộ chăn nuôi lợn tại Cần Thơ bị ảnh hưởng bởi triều cường. Ảnh: Dân trí
"Về người thì yên tâm, còn cơ sở vật chất thì chủ yếu nhà tạm, do đó công việc quan trọng nhất là tuyên truyền người dân tắt cầu dao. Chúng tôi cũng chỉ đạo anh em túc trực, giúp những hộ bị ngập ổn định", ông Hải nói.
Ông Trương Quang Hoài Nam - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - tới thăm hỏi người dân, chỉ đạo lực lượng chức năng giúp dân ứng phó với triều cường. Ảnh: Dân trí
Về phương án xử lý, ông Hải cho biết, hiện tại địa phương tập trung việc việc khảo sát để nắm bắt tình hình, còn phương án xử lý lâu dài thì phải chờ sau khi nước rút sẽ tổ chức họp bàn, tính toán vì sau nhiều lần khảo sát, khu vực này chủ yếu là người dân sinh sống do đó cần phải có ý kiến của người dân.
Tổng hợp
Huy Vũ
Theo ngaynay
Hạn chế tình trạng nông sản phải "giải cứu" Vui mừng trước những thành quả các cấp Hội ND tỉnh Long An đạt được trong nhiệm kỳ qua, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý cũng chỉ ra những hạn chế và chỉ đạo rất cụ thể để các cấp Hội ND trong tỉnh phấn đấu trong nhiệm kỳ tới. Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý nhấn mạnh, trước...