Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên gặp gỡ, ‘trưng cầu’ ý kiến chuyên gia dịch tễ
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết các ý kiến của chuyên gia dịch tễ sẽ giúp TP.HCM có những thay đổi, bổ sung kịp thời trong phương án phòng chống dịch để sớm kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM trao đổi với các chuyên gia tại buổi gặp gỡ. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Trưa 10.7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên có buổi trao đổi, lắng nghe góp ý của một số chuyên gia dịch tễ về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố và gợi mở giải pháp để thành phố sớm kiểm soát dịch bệnh.
Sáng 10.7: Thêm 598 ca Covid-19, TP.HCM chiếm tới 520 ca
Mở đầu buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Văn Nên cho biết TP.HCM luôn trân trọng các ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, cơ quan chức năng. Thành phố cũng nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo của TƯ trước khi đưa ra một quyết định và tập trung, nỗ lực hết sức để thực hiện các quyết định đó.
Lần đầu tiên khi phát hiện chủng mới vào cuối tháng 5.2021, TP.HCM đánh giá đây là mối nguy cơ nên nhanh chóng thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ trên toàn thành phố và áp dụng Chỉ thị 16/2020 cục bộ ở Q.Gò Vấp và P.Thạnh Lộc (Q.12). Vào thời điểm đó, TP.HCM tự tin có thể kiểm soát được tình hình nhưng sau 2 tuần chỉ khống chế được Gò Vấp và P.Thạnh Lộc.
“Dịch bệnh đã âm thầm lây lan mà mình không kiểm soát được, ngành y tế tiếp tục tầm soát, truy vết nhưng càng chạy theo thì khoảng cách càng xa”, Bí thư Thành ủy TP.HCM nói.
Trong bối cảnh đó, TP.HCM áp dụng biện pháp cao hơn để nỗ lực ngăn chặn thông qua Chỉ thị 10 của Chủ tịch UBND TP.HCM ban hành tối 19.6. Tại thời điểm này, phương châm của thành phố giống như trị bệnh chứ chưa đến mức giải phẫu toàn bộ. Bởi theo ông Nguyễn Văn Nên, nếu làm toàn thành phố phải cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ trong tình thế đến mức phải làm thì mới triển khai.
Chuyên gia trao đổi ý kiến, góp ý phương án ứng phóng dịch bệnh tại buổi gặp gỡ. ẢNH: SỸ ĐÔNG
TP.HCM đã chuẩn bị phương án giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16, dù không mong muốn nhưng cuối cùng cũng phải thực hiện, áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn TP.HCM từ 0 giờ ngày 9.7.
Nói về thuận lợi của đợt chống dịch này, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhìn nhận lần này có kinh nghiệm hơn, lực lượng tăng cường hơn, phương tiện và thiết bị được bổ sung để thực hiện kế hoạch quy mô lớn nên niềm tin lần này cao hơn. Dù vậy, TP.HCM cũng không ngớt nỗi lo bởi biến chủng Delta vẫn còn là ẩn số mà đến nay vẫn chưa thể hiểu hết.
Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết thời gian qua có lúc khó khăn, bị động khi phải đối phó với quy mô dịch bệnh chưa từng có, các phương án và kịch bản chi tiết luôn thay đổi, bổ sung để bám sát tình hình. “Không còn đường nào khác là phải tập trung hết sức lực. Chính phủ và bộ ngành có nhiều hỗ trợ nhưng trách nhiệm chính là của mình”, ông Nguyễn Văn Nên nói và cho biết ý kiến của các chuyên gia, nhà dịch tễ học có quá trình “lăn lộn”, “chinh chiến” nhiều nơi sẽ giúp thành phố kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, bổ sung với mục tiêu kết thúc sớm hơn mục tiêu đề ra.
Bên cạnh buổi gặp gỡ các chuyên gia hôm nay, TP.HCM cũng sẽ “trưng cầu”, quy tụ thêm các ý kiến của chuyên gia ngoài nước; huy động trí tuệ, nhân lực, vật lực từ nhiều nguồn để kiểm soát dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống người dân trở về bình thường.
Hai triệu liều vắc xin Moderna từ Mỹ đến Nội Bài
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính từ 18 giờ ngày 9.7 đến 6 giờ ngày 10.7, TP.HCM ghi nhận thêm 520 ca bệnh mới đã được Bộ Y tế công bố. Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27.4 đến nay, TP.HCM đã có hơn 10.800 trường hợp mắc Covid-19.
TP.HCM xét nghiệm toàn thành phố tìm F0
Ngày 28-6, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã chỉ đạo mở một chiến dịch cao điểm tấn công, truy vết, xét nghiệm rộng toàn thành phố để tìm các ca mắc COVID-19 (F0) trong cộng đồng.
TP.HCM huy động 200 xe khách chuyên dụng chở người bệnh COVID-19 nhẹ Quận 5 bác thông tin 17 ca mắc COVID-19 có liên quan đến chợ An Đông TP.HCM: Điều động Phó bí thư thường trực Phan Văn Mãi vào Ban chỉ đạo chống dịch COVID-19
Sau gần một tháng giãn cách, TP.HCM sẽ xét nghiệm toàn thành phố để truy tìm F0. Trong ảnh: lấy mẫu xét nghiệm tại phường Hiệp Tân (quận Tân Phú, TP.HCM) - Ảnh: D.PHAN
Chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP.HCM được đưa ra tại cuộc họp về COVID-19 ở TP.HCM, trước khi TP đến hạn kết thúc giãn cách xã hội đợt 2.
Xét nghiệm, xét nghiệm - truy vết, truy vết
Ông Nguyễn Văn Nên cho biết sau hơn một tuần thực hiện chỉ thị 10 của UBND TP, các ca nhiễm và nghi nhiễm vẫn tăng. Để khống chế dịch và thực hiện mục tiêu kép, ông chỉ đạo TP tăng cường tối đa việc truy vết nhanh hơn, thần tốc hơn. Đẩy nhanh tối đa tốc độ, nâng cao hiệu quả xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm.
Đồng thời, quan trọng nhất là mở một chiến dịch cao điểm tấn công, truy vết, xét nghiệm rộng toàn TP để tìm ca mắc COVID-19 (F0) trong cộng đồng.
Mặt khác, theo ông Nên, việc sử dụng test nhanh kháng nguyên là giải pháp quan trọng góp phần hỗ trợ công tác truy vết, phát hiện trường hợp dương tính sớm. Do vậy, ông chỉ đạo ngay khi nhận được bộ test nhanh do Chính phủ hỗ trợ, cần lập tức triển khai thí điểm tại khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), nơi tập trung đông người và các quận, huyện. Rà soát các khu cách ly tập trung, kiểm tra chặt chẽ các khu vực này.
Người dân lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại phường Hiệp Tân (quận Tân Phú, TP.HCM) ngày 28-6 - Ảnh: D.PHAN
Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng yêu cầu khẩn trương thành lập trung tâm thông tin để thu thập, kết nối dữ liệu, thực hiện việc phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh và trung tâm phân phối trang thiết bị y tế có đủ thẩm quyền để đáp ứng kịp thời việc cung ứng thiết bị, vật tư cho việc phòng chống dịch.
Tại buổi họp báo cùng ngày, trao đổi với báo chí về năng lực xét nghiệm của TP để thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, ông Phan Thanh Tâm - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cho biết hiện TP.HCM là một trong những đơn vị có số lượng xét nghiệm khẳng định COVID-19 nhiều nhất. Tổng năng lực mẫu riêng lên đến 20.000 mẫu/ngày.
Vừa qua, để đáp ứng kế hoạch chống dịch, ngành y tế TP đã phối hợp với một đơn vị mở thêm một cơ sở xét nghiệm với năng lực 30.000 mẫu riêng/ngày. Như vậy nếu tính lấy mẫu gộp 10, năng lực lấy mẫu của TP sẽ đạt được 500.000 mẫu/ngày.
Cũng theo ông Tâm, với việc lây lan nhanh của dịch bệnh hiện nay, việc test nhanh kháng nguyên có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với bệnh nhân có triệu chứng. TP sẽ ưu tiên test nhanh kháng nguyên cho 4 nhóm gồm: người trong khu phong tỏa, khu cách ly; người làm công việc thiết yếu; người làm trong khu vực chống dịch và công nhân trong KCN, KCX, Khu công nghệ cao. Khi việc thí điểm thuần thục, ngành y tế sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp tự triển khai, đánh giá kết quả xét nghiệm.
Lập đội công tác đặc biệt khẩn cấp
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhận định: TP đã triển khai rất nhiều biện pháp mạnh nhưng ca nhiễm hằng ngày vẫn cao và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Do đó, ông Phong chỉ đạo Sở Y tế hình thành các đội công tác đặc biệt khẩn cấp đến 22 quận huyện, TP Thủ Đức.
Đồng thời, tăng cường tổ công tác đặc biệt tại những nơi có nguy cơ cao như sân bay Tân Sơn Nhất, cảng hàng hải, bến xe, nhà ga... và hỗ trợ một số quận huyện đang có tình hình dịch bệnh phức tạp. Riêng tại các KCN, KCX, Khu công nghệ cao, Công viên phần mềm Quang Trung, TP giao cho ban quản lý chịu trách nhiệm cao nhất.
Chủ tịch UBND TP cũng chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm hằng ngày tại các khu cách ly và khu phong tỏa. Trước việc lây nhiễm chéo trong khu cách ly thông qua nhà vệ sinh chung, các quận không nên bố trí khu cách ly tại các trường học; cần xem xét đưa người cách ly vào khách sạn có trang bị nhà vệ sinh riêng mỗi phòng.
Về xét nghiệm, phải tăng cường năng lực xét nghiệm, xử lý và trả kết quả xét nghiệm nhanh. Ông Phong chỉ đạo tập huấn tốt và tuân thủ các biện pháp an toàn cho những người đi xét nghiệm. Giao Thành đoàn TP.HCM huy động sinh viên của các trường y thành những đội xét nghiệm hỗ trợ cho các quận, huyện.
Tiến hành thí điểm test nhanh kháng nguyên tại các KCN, KCX, Khu công nghệ cao, các ổ dịch, chuỗi lây nhiễm phức tạp. Tầm soát diện rộng quanh các khu cách ly, phong tỏa, các điểm có nguy cơ cao.
Chủ tịch quận huyện được ra quyết định phong tỏa
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP phân nhóm mức độ diễn biến dịch bệnh tại TP Thủ Đức, quận - huyện thành 3 mức độ để có các giải pháp phù hợp (như đồ họa).
Ông Phong chỉ đạo nâng cao vai trò của ban chỉ đạo các quận, huyện và TP Thủ Đức theo phương châm 5 tại chỗ: nhiệm vụ tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện - vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Chủ tịch UBND quận, huyện toàn quyền quyết định một số vấn đề, trong đó có việc ra lệnh phong tỏa các khu vực trên địa bàn.
Các lần điều chỉnh "nới dần" kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm:
* Từ ngày 26-5 đến 26-6, TP.HCM chỉ xét nghiệm gần 1.114.000 mẫu, tập trung những nơi có nguy cơ cao.
* Từ 26-6 đến 5-7: TP.HCM đổi chiến lược xét nghiệm, mở chiến dịch 10 ngày, lấy mẫu xét nghiệm gộp hơn 5 triệu người tại một số quận huyện có nhiều ca nhiễm với 2 bước: ngày 26 đến 30-6 tại quận 8, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh và Hóc Môn; từ 1 đến 5-7 tại TP Thủ Đức và các quận huyện còn lại.
* Ngày 28-6: do ca nhiễm vẫn ở mức cao, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu mở chiến dịch xét nghiệm rộng toàn TP tìm F0.
Bí thư Thành ủy TP.HCM: Quyết tâm sau 1 tuần khống chế được dịch Bí thư Thành ủy TP.HCM cho rằng, quyết tâm sau 1 tuần tới, TP có thể khống chế được dịch bệnh, chúng ta chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn để duy trì lợi ích lâu dài. Ngày 19/6, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP.HCM tổ chức cuộc họp khẩn để thảo luận, triển khai phương án cấp bách trước diễn biến...