Bí thư Thăng đề nghị bảo đảm an toàn hồ Dầu Tiếng
Thị sát ngày 12/2, Bí thư Đinh La Thăng nhận định việc vận hành hồ Dầu Tiếng cần đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, quan tâm công tác dự báo.
Ngày 12/2, Bí thư Đinh La Thăng dẫn đầu đoàn công tác của TP.HCM đi khảo sát khu vực hồ Dầu Tiếng và làm việc với công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa (Tây Ninh) để tìm ra phương án phát triển bền vững nguồn nước cho thành phố.
Theo ông Lê Văn Dũng, Giám đốc công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa, do tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu làm cho tình hình quản lý, vận hành và khai thác ngày càng phức tạp.
“Hệ thống công trình trải dài trên 5 tỉnh, thành phố do đó việc quản lý sẽ rất khó khăn nếu không có sự quan tâm giúp đỡ của các địa phương, trong đó có TP.HCM”, ông Dũng băn khoăn.
Bí thư Đinh La Thăng (giữa) khảo sát hồ Dầu Tiếng sáng 12/2. Ảnh: Q.M.
Đại diện công ty cũng mong muốn TP.HCM kêu gọi các nhà đầu tư lấy nước bằng đường ống dẫn nước trực tiếp từ hồ phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững nguồn cấp nước, chất lượng nước.
Tại buổi làm việc, Bí thư Đinh La Thăng cảm ơn tỉnh Tây Ninh phối hợp vận hành an toàn tuyệt đối hồ Dầu Tiếng, giữ được an ninh, đảm bảo cấp nước, chống ngập mặn, chống ngập cho vùng hạ lưu.
Video đang HOT
Ông Thăng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng công ty điều chỉnh quy chế vận hành; đồng thời căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của vùng để có đầu tư cho phù hợp.
Về quy trình vận hành, ông Thăng đề nghị áp dụng công nghệ hiện đại trong dự báo mực nước dâng vì dự báo sai thì sẽ gây ngập. “Dự báo ở đây không phải theo mùa mà phải dự báo cả năm, để đảm bảo tốt nhất, an toàn nhất, cố gắng gắn với dự báo biến đổi khí hậu”, ông Thăng nói.
Nhắc đến tình trạng dân cư, Bí thư Thăng đề nghị chính quyền cần kiểm tra các doanh nghiệp đưa dân định cư lòng hồ nhằm đảm bảo vệ sinh vì nếu chất thải liên tục đổ vào sẽ nguy hiểm. Lưu ý việc nuôi cá bè trên lòng hồ cũng là nguyên nhân mất vệ sinh, cần phải kiểm tra chặt chẽ.
Một đợt xả nước ở đập tràn hồ Dầu Tiếng năm 2016. Ảnh: Hoàng Bình.
Ông Thăng đề nghị địa phương có kế hoạch và kinh phí hàng năm để thả cá giúp bà con sinh sống trên lòng hồ, đảm bảo cân bằng sinh thái và giá trị kinh tế, năng suất cao. “Còn vấn đề Việt kiều cần có giải pháp căn cơ, lâu dài”, Bí thư Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Đối với TP.HCM, Bí thư Thăng yêu cầu UBND TP cần quan tâm đầu tư đường ống dẫn nước lấy trực tiếp từ hồ tạo điều kiện cho công ty nâng cấp bảo trì thường xuyên, hỗ trợ vì việc này cũng chính là hỗ trợ TP.
“TP cho khởi động dự án làm đường ống lấy nước từ lòng hồ Dầu Tiếng về Nhà máy xử lý nước của TP bằng cách kêu gọi xã hội hóa các nhà đầu tư, không thể sử dụng nguồn nước chung với tưới tiêu”, ông Thăng nói.
Bí thư Thành ủy TP cũng ủng hộ chủ trương khai thác du lịch tại hồ Dầu Tiếng nhưng cần quan tâm tới môi trường.
Dầu Tiếng – Phước Hòa là hệ thống thủy nông có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay.
Công trình được xây dựng từ 1981 và đưa vào sử dụng vào năm 1985. Hồ có diện tích mặt nước là 270 km2. Đây là hồ chứa nước điều tiết được thiết kế phục vụ đa năng, trong đó hồ cấp nước tưới trực tiếp cho 108.000 ha thuộc địa bàn Tây Ninh, Long An và TP.HCM, (riêng TP.HCM có 12.000 ha).
(Theo Zing News)
Ông Đinh La Thăng yêu cầu giảm giá nước sạch ở TP HCM
Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, tỷ lê thât thoat nươc gân 30% la qua nhiều, tinh phân nay vao gia nươc buộc ngươi dân phai tra tiên cao hơn la "không thê châp nhân".
Làm việc với Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) sáng 11/2, nghe báo cáo tỷ lệ thất thoát nước tại TP HCM hơn 28%, Bi thư Thanh uy Đinh La Thăng tỏ ra không hài lòng khi cho răng lượng nước bị mất qua cao, Sawaco tinh phân nay vao gia nươc la không thê châp nhân.
"Không được để người dân phải gánh chịu hệ quả của việc quản lý yếu kém", ông Thăng nói và yêu nganh nươc thành phố phai giam thất thoát xuông dươi 10% vào năm 2020, chỉ được tính chi phí thất thoát nước tỷ lệ này vào cơ cấu giá thành.
Bí thư Thành ủy TP HCM tại buổi làm việc. Ảnh: T.N
Ông Thăng cũng đanh gia cao nô lưc cua Sawaco khi đạt chi tiêu 100% hô dân đươc cung câp nươc sach trong năm 2016. Khi biết nhiêu nơi du đã đươc găn đông hô nước nhưng người dân không sư dung hoăc sư dung it, ông yêu cầu các đơn vị liên quan phải tuyên truyền để họ dùng nước sạch bao vê sưc khoe.
Người đứng đầu Thành ủy TP HCM cũng yêu cầu phải đảm bảo an ninh nguồn nước vì biến đổi khí hậu hiện diễn ra nhanh chóng và thành phố bị ảnh hưởng nặng nề.
Sawaco cần đẩy mạnh xã hội hóa trong sản xuất và kinh doanh nước sạch, tạo môi trường bình đẳng để nhiều nhà đầu tư cùng tham gia. "Không được biến độc quyền của doanh nghiệp thành độc quyền của Nhà nước. Không để tình trạng một mình một chợ", ông Thăng nói.
Trước đó, ông Trần Văn Khuyên - Chủ tịch HĐTV Sawaco - cho biết, tông công suât câp nươc cua thành phố hiên đat 2,4 triêu m3 một ngay đêm. Tinh đên năm 2016, mang ông câp 1, 2 đat hơn 648 km cung vơi mang câp 3 dai hơn 7.100 km đa cung câp nươc sach cho gân 1,3 triêu hô gia đinh va cac doanh nghiêp.
Thiên Ngôn
Theo VNE
TPHCM học Bình Dương cách xây nhà ở cho người thu nhập thấp "Lo lắng đời sống cho người lao động là một thách thức và TPHCM muốn học tập mô hình xây dựng nhà ở xã hội của Bình Dương, nhất là mô hình nhà ở dành cho người thu nhập thấp", Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng chia sẻ. Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng dẫn đầu đoàn công tác...