Bí thư Nguyễn Văn Nên: TP.HCM không thể không mở cửa lúc này
Đến lúc TP phải tính đến mức độ giãn cách đảm bảo độ an toàn. TP không thể không mở cửa lúc này – Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định như vậy sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia kinh tế, y tế sáng 17-9.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại buổi làm việc sáng 17-9 – Ảnh: NGỌC HIỂN
Sáng 17-9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã lắng nghe ý kiến các chuyên gia y tế, kinh tế về phương án phục hồi kinh tế TP.
Theo Bí thư Nên, dù có nhiều góc nhìn, cơ sở lý luận khác nhau nhưng các chuyên gia đã có quan điểm là sức chịu đựng của xã hội đã đến giới hạn, nền kinh tế bị tổn thương rất nhiều, cần được phục hồi sớm.
Với những xác định này, cũng đã đến lúc chúng ta phải có sự chuẩn bị về tâm thế, thói quen, tinh thần và cả những điều kiện cần thiết để ứng phó với môi trường sống mới có virus Delta.
“Không thể không mở cửa nền kinh tế”
Ông Vũ Thành Tự Anh – giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright – nói hiện không thể nói mở hay không mở cửa, mà phải nói rằng không thể không mở cửa. Theo ông Tự Anh, nếu nhìn vào bài toán kinh tế, phân tích lợi ích, chi phí, phân bổ nguồn lực thì việc TP xét nghiệm diện rộng cho toàn bộ người dân là rất tốn kém.
Bên cạnh đó, hệ lụy đối với GDP của TP không chỉ năm nay mà còn những năm tới, cái giá phải trả về kinh tế lớn. Đối với doanh nghiệp, ông Tự Anh nhận định doanh nghiệp bây giờ kiệt quệ, nếu không cứu thì sau này cứu cũng không kịp nữa. Tương tự, sau 3,5 tháng chống dịch, người dân nghèo cũng đang kiệt quệ.
Đặc biệt, ngân sách TP, ngân sách Trung ương đang gặp khó khăn. Theo ông Tự Anh, đứng từ góc độ người dân TP, doanh nghiệp, ngân sách TP… thì chi phí chống dịch quá lớn và không thể không mở cửa.
Về chiến lược mở cửa, ông Tự Anh cho rằng đối với hoạt động kinh tế, kinh doanh, việc mở theo từng nấc phải có phương án dự phòng, phải có phương án rủi ro và thích nghi với điều kiện mới.
Dẫn ví dụ về việc đi siêu thị, việc người đi vào, đi ra vẫn là một lối đi, tăng nguy cơ rủi ro, do đó ông cho rằng cần phải có những phương án dự phòng rủi ro. Đồng thời, ông Tự Anh cũng đặt vấn đề cần phải thay đổi các quy định của Bộ Y tế để mở cửa.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân – viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – cho rằng về tài chính, việc kinh tế TP hồi phục sẽ mang lại nguồn lực tài chính cho TP. Theo ông Ngân, nếu tài chính TP gặp khó khăn cũng đồng nghĩa việc đóng góp cho nguồn lực tài chính quốc gia cũng gặp khó.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng TP.HCM không thể tiếp tục trận chiến cũ bằng phương pháp cũ, đó là truy vế F0, cần phải thay đổi để làm sao sử dụng nguồn lực hữu hạn còn lại một cách hiệu quả nhất. Bộ Y tế đã giao chỉ tiêu chống dịch cho TP nhưng theo ông Lịch, trong các tiêu chí này có hai kim cô cho quá trình mở cửa trở lại.
Video đang HOT
“Chúng ta phải xác định mở cửa một cách nhất quán, dứt khoát, không nên mở cửa giật cục. Cả TP lẫn doanh nghiệp không còn nguồn lực, sau nhiều tháng giãn cách, doanh nghiệp đã kiệt quệ. Ngoài ra, TP cũng sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, hệ thống cung ứng bị đứt gãy… Cần đánh giá kỹ các tiêu chí an toàn, điều kiện hoạt động để mở cửa chứ không “đóng mở bất thường”, doanh nghiệp sẽ bị đấm bồi và tiếp tục chết nhiều hơn” – ông Trần Du Lịch nói.
Xét nghiệm có trọng tâm, không nên xét nghiệm đại trà
Giáo sư Trần Diệp Tuấn – hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM – phát biểu tại chương trình – Ảnh: NGỌC HIỂN
Ông Lê Trường Giang – chủ tịch Hội Y tế Công cộng TP.HCM – cho rằng thời gian qua, các biện pháp thực hiện giãn cách đã có hiệu quả nhất định khi kìm được phần nào số ca F0. Tuy nhiên vẫn chưa đủ sức đẩy lùi F0 như mục tiêu đề ra, do đó đến lúc TP cần có biện pháp mạnh hơn hoặc thay đổi cách nhìn về dịch để chuẩn bị cho việc mở cửa.
Vậy chúng ta có vũ khí gì? Đó là vắc xin và thuốc điều trị. Theo ông Lê Trường Giang, đây là hai vũ khí cần được sử dụng chủ lực để nhanh chóng giảm ca bệnh.
“Quan điểm của tôi là xét nghiệm không phải là vũ khí chống dịch mà là công cụ, vì vậy cần được sử dụng đúng mục đích thì mới hiệu quả. Cần xem xét nghiệm là để tìm được F0 để chăm sóc, chữa trị tránh nguy cơ bệnh nặng hoặc xét nghiệm để đưa các đối tượng được xét nghiệm về lại cuộc sống bình thường, phục hồi sinh hoạt xã hội” – ông Lê Trường Giang nói.
Với tình hình kiểm soát dịch bệnh hiện nay của TP, ông Giang cũng cho rằng ngưỡng chịu đựng của nền kinh tế đã chạm, không thể kéo dài giãn cách hơn nữa. “Hiện nay TP chưa thể kiểm soát dịch theo tiêu chí của Bộ Y tế nhưng với điều kiện nay thì chúng ta có thể tính đến dần mở cửa” – ông Trường Giang nói.
Theo giáo sư Trần Diệp Tuấn – hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM – xu thế ca bệnh ở TP thời gian gần đây bắt đầu giảm nhưng chưa đến mức an toàn theo tiêu chí của Bộ Y tế. Vì vậy TP cần thảo luận lại về bộ tiêu chí này để có biện pháp thích ứng.
Nguyên viện trưởng Viện Y tế cộng đồng TP.HCM Lê Hoàng Ninh nhận định chiến lược của TP là phải có vắc xin, không thể tiếp tục phong tỏa, đóng cửa.
Theo ông Ninh, cần phải xét nghiệm có trọng tâm, nhóm nguy cơ cao, không nên xét nghiệm đại trà gây lãng phí nguồn lực. Đồng thời, ông Ninh cho rằng phải xác định sống cùng virus, không thể diệt hết virus.
Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng – nguyên giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho rằng cần xác định những mục tiêu cơ bản là giảm số người chết, giảm số người bệnh nặng, giảm di chứng và giảm thiệt hại kinh tế xã hội.
Về chiến lược dập dịch COVID-19, ông Dũng cho rằng phương châm không làm thừa, nếu không sẽ lãng phí tiền của, thời gian, tạo áp lực, căng thẳng… dẫn đến kiệt quệ.
Bí thư TP.HCM: Có thể cuối tháng 9 mới kiểm soát được dịch
Bí thư Nguyễn Văn Nên nhìn nhận TP.HCM có thể không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát dịch trước ngày 15/9.
Thành phố cần thêm khoảng 2 tuần để làm việc này.
"Có thể TP.HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9", Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thẳng thắn nhìn nhận tình hình tại hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM để cho ý kiến về kế hoạch chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế chiều tối 11/9.
Tính đến nay, TP.HCM đã trải qua 103 ngày giãn cách với những bước đi, mục tiêu, giải pháp theo hướng ngày càng nâng lên, ngày càng tăng cường, siết chặt. Ông Nên đánh giá đến nay, chỉ vài quận, huyện đạt tiêu chí kiểm soát dịch bệnh, các địa phương còn lại vẫn phải tiếp tục cố gắng. TP.HCM sẽ chọn địa phương làm thí điểm để nới lỏng dần, từ đó rút kinh nghiệm cho thành phố.
Không nôn nóng, an toàn là trên hết
Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết đối chiếu với Quyết định số 3979 của Bộ Y tế, TP.HCM chỉ có một số địa phương cơ bản đáp ứng tiêu chí kiểm soát dịch bệnh. Đa số phải tiếp tục phấn đấu thêm một thời gian nữa.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới có thể nói rằng khó "quét sạch F0" với biến chủng Delta trong một thời gian nhất định trên địa bàn lớn, có đặc điểm phức tạp như TP.HCM. Trong khi đó, việc áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt không thể kéo dài quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế. Quan điểm này mới so với trước đây và TP.HCM sẽ báo cáo Trung ương để xin ý kiến.
Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh việc giãn cách hoặc nới lỏng ở mức độ nào phụ thuộc vào chuyển biến tình hình dịch bệnh và nguy cơ của từng khu vực, từng địa bàn.
"Phương châm chung của TP.HCM phải an toàn trên hết. An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn", ông Nên quán triệt.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: Thu Hằng.
Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM khẳng định kế hoạch của thành phố không thể tách rời mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với tình hình chung của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước. Thành phố tuyệt đối không chủ quan, không nôn nóng, triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn.
"Điều này có thể hiểu đơn giản những ngày đầu phòng chống dịch, TP.HCM thực hiện Chỉ thị 15 toàn thành phố và Chỉ thị 16 có trọng tâm, trọng điểm. Còn bây giờ thực hiện mở ngược lại, thực hiện Chỉ thị 16 toàn thành phố và thực hiện Chỉ thị 15 có trọng tâm, trọng điểm. Nơi nào an toàn thì nới lỏng dần", ông chỉ rõ.
Bí thư yêu cầu trước hết phải chọn địa phương làm thí điểm để TP.HCM rút kinh nghiệm thực hiện sau này.
Có thể không hoàn thành mục tiêu kiểm soát dịch trước 15/9
Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải bám sát những trụ cột chính trong phòng chống dịch. Thành phố từng bước khôi phục hoạt động bình thường mới ở từng lĩnh vực.
Xác định chiến lược y tế là một trong những trụ cột khi mở cửa trở lại, ông Nguyễn Văn Nên yêu cầu củng cố lại hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở và trung tâm y tế cấp quận, cấp thành phố. Đồng thời, TP.HCM cần có cơ chế, chính sách thu hút, quy tụ y tế tư nhân; kết hợp tây y với đông y, y học dân tộc tham gia phòng chống dịch.
Ông Nên chỉ đạo phải có chính sách nhà ở cấp tốc cho người dân, công nhân, người lao động trên địa bàn TP.HCM để "chia lửa", giảm tải các khu nhà trọ chật hẹp hiện nay.
Về chiến lược giáo dục đào tạo, ông Nguyễn Văn Nên nhận định học trực tuyến có bất tiện nhưng trong nguy có cơ, cần tạo môi trường thuận lợi, huy động các nguồn lực tham gia vào giáo dục - đào tạo bằng nhiều loại hình. "Đừng để trường hợp nào bị bỏ rơi, đừng để trường hợp nào không được đến trường", ông lưu ý.
Bí thư Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải tạo điều kiện để phát huy sự tương trợ, đùm bọc, hỗ trợ của cộng đồng, của doanh nghiệp trong và ngoài nước với người dân có hoàn cảnh khó khăn.
"Người ta đi làm từ thiện mà còn xét giấy, hạch sách, làm khó làm dễ này kia thì phiền quá", ông Nên nhắc nhở.
Bí thư Nguyễn Văn Nên yêu cầu tạo điều kiên tối đa cho hoạt động thiện nguyện. Ảnh: Phạm Ngôn.
Bí thư Thành ủy yêu cầu tạo điều kiện thông thoáng cho người làm từ thiện đi lại nhẹ nhàng nhất, thuận lợi nhất, không có bất cứ phiền phức nào. Ngoài ra, ông đề nghị phải kiến tạo cơ chế để huy động và phát huy nguồn lực lớn từ xã hội, nguồn lực trong dân, nguồn lực trí thức...Thành phố cũng phải làm nhanh, có hiệu quả chiến lược về khoa học công nghệ.
Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh từng chiến lược phải chú ý tính khả thi, lộ trình, đặc biệt quan tâm gắn chiến lược này với chiến lược khác, nhất là y tế và công nghệ.
"Không phải chiến lược riêng mà phải liên kết với nhau để có khả thi cao, mới phục vụ cho bình thường mới được", ông nói. Để chuẩn bị "bộ chiến lược mang tính chất lịch sử" sắp tới, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh các chính sách không ban hành vội vã mà phải chuẩn mực.
Bí thư Nên nhìn nhận có thể TP.HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, mà chỉ có một số quận, huyện hoàn thành.
Do đó, TP.HCM phải "xin thêm" một thời gian nữa, có thể tới hết tháng 9/2021 để tập trung thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 86. Ông giao Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM thảo luận để có văn bản sớm xin ý kiến của Chính phủ.
"Chúng ta đang trong chặng đường khó khăn, phải cố gắng tập trung để vượt qua. Khi hệ thống chính trị vượt qua thì nhân dân vượt qua, vì mình là người chèo, người cầm lái. Do đó, đề nghị toàn hệ thống cố gắng vượt qua khó khăn và tự tin rằng nếu bài bản như vậy thì sẽ thành công", Bí thư Nguyễn Văn Nên kêu gọi.
Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên kiểm tra chợ đầu mối Bình Điền trong đêm Khuya ngày 8/9, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã kiểm tra chợ đầu mối Bình Điền (Quận 8), nơi vừa được hoạt động trở lại một phần để làm nơi trung chuyển hàng hoá. Khi vừa đến chợ đầu mối Bình Điền, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã tìm đến các...