Bí thư Nguyễn Văn Nên nêu 7 giải pháp trọng tâm trong nửa tháng giãn cách
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhìn nhận giãn cách xã hội triệt để là cơ hội để phát hiện, xử lý người đã nhiễm; nếu trong 2 tuần không phát sinh thêm thì thành phố có thể kiểm soát được tình hình.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu kết luận cuộc họp tối 25.7. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Phát biểu kết luận tại hội nghị mở rộng lần thứ 7 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM tối 25.7, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhìn nhận việc thực hiện Chỉ thị 16 đối với một trung tâm kinh tế, xã hội của cả nước như TP.HCM là quyết định vô cùng khó khăn bởi tác động lớn đến nhiều mặt, không chỉ TP mà còn ảnh hưởng đến vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Thời gian qua, TP.HCM luôn nhận được quan tâm, chỉ đạo sát sao, hỗ trợ tận tình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước, trực tiếp là Thường trực Chính phủ và Thủ tướng và các Bộ ngành.
“16 ngày qua, chúng ta đã làm được nhiều việc, cứu được nhiều người nhưng còn nhiều việc chưa làm được, có nhiều người chưa được cứu chữa. Đó là nỗi đau chung, khuyết điểm của hệ thống chính trị, người đứng đầu các cấp. Chúng tôi xin nhân dân lượng thứ”, ông Nên bày tỏ.
Người dân có hoàn cảnh khó khăn ở P.13, Q.6, TP.HCM nhận gạo và mì gói trong những ngày giãn cách xã hội. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Bí thư Nguyễn Văn Nên đánh giá thực hiện giãn cách xã hội triệt để là cơ hội để phát hiện, xử lý người đã nhiễm; nếu trong 2 tuần không phát sinh thêm thì thành phố có thể kiểm soát được, tập trung chữa trị người nhiễm bệnh.
Người đứng đầu thành phố đề nghị mọi người dân nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng, người dân không ra ngoài đường khi không cần thiết, không tiếp xúc với người ngoài gia đình, tuân thủ quy tắc 5K.
Những ngày giãn cách, người dân chịu nhiều thiếu thốn nên thành phố sẽ tập trung cao nhất để hỗ trợ, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu. “Ở đâu còn để người dân thiếu ăn thiếu mặc thì đó là lỗi của bí thư, chủ tịch phường, xã đó”, ông Nên nói.
Bản tin Covid-19 ngày 25.7: Cả nước 7.531 ca bệnh mới, người dân TP.HCM không ra ngoài đường từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau
Triển khai 7 biện pháp
Về những việc trọng tâm trong 15 ngày tới, TP.HCM sẽ triển khai 7 biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện để cán bộ và người dân thực hiện các biện pháp siết chặt theo Chỉ thị 16, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thứ nhất, là người dân ai ở nhà đó, chính quyền chăm lo lương thực, thực phẩm, phải tổ chức chặt chẽ trên từng nẻo đường, không để ùn tắc giao thông, xử lý linh hoạt, mềm dẻo.
Thứ 2, triển khai các biện pháp phù hợp để phát hiện F0, tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ tận tình, chăm sóc chu đáo người bệnh để hạn chế tử vong. Ông Nên đề nghị ngành y tế hoàn thiện cơ chế vận hành thông suốt từ khi phát bệnh đến chuyển viện, nằm viện của người bệnh.
Thứ 3, phối hợp chặt chẽ các hoạt động bảo trợ xã hội, kịp thời hỗ trợ người khó khăn, tuyệt đối không để ai thiếu ăn thiếu mặc. Hiện có nhiều nguồn hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men đông, tây y từ nhiều nơi gửi về nên cần phối hợp nhuần nhuyễn, phân phối kịp thời, hiệu quả.
Tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.HCM. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Thứ 4, tổ chức tiếp nhận, mua và tiêm vắc xin Covid-19 nhanh nhất có thể đến các đối tượng. Hiện vắc xin không có nhiều nhưng kế hoạch cần dự trù để khi vắc xin có nhiều thì tổ chức tiêm sớm nhất đến các đối tượng đang chờ.
Thứ 5 là củng cố hoạt động truyền thông, đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời để mọi tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức chấp hành các biện pháp giãn cách; không chủ quan, xem thường nhưng cũng không hốt hoảng, lo sợ. Trong đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí cung cấp thông tin chính xác, đồng bộ để tránh nhiễu thông tin.
Thứ 6, các cơ quan chức năng khẩn trương phối hợp với bộ ngành chuẩn bị các phương án, kịch bản ca bệnh gia tăng để không bị động.
Cụ bà bật khóc khi được xe đón về Quảng Ngãi miễn phí tránh dịch Covid-19
Cuối cùng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu chuẩn bị chiến lược lâu dài bảo vệ sinh kế người dân, sức sống doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phục hồi kinh tế, xã hội ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
TPHCM tăng giãn cách, người ở khu phong tỏa chỉ đi chợ 2 lần/tuần
Theo Chỉ thị mới, người dân trong khu phong tỏa chỉ đi chợ 2 lần/tuần bằng phiếu, các khu nhà trong hẻm, đông người phải được giãn dân, các chốt kiểm soát chỉ giải quyết một số trường hợp nhất định.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về tăng cường một số biện pháp nhằm thực hiện Chỉ thị số 16 của Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Chỉ thị của Thành ủy TPHCM nêu rõ sau 13 ngày thành phố nỗ lực quyết tâm thực hiện Chỉ thị 16, cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành Trung ương, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, số ca nhiễm hàng ngày tăng ở mức cao, đặc biệt trong khu cách ly, phong tỏa.
Ngoài ra, số ca đang điều trị, ca nặng, ca tử vong ngày càng tăng, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, vật tư thiết bị phục vụ phòng, chống dịch đã quá tải...
Người dân trong khu phong tỏa chỉ được đi chợ 2 lần/tuần theo Chỉ thị mới của TPHCM.
Trước bối cảnh đó, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM chỉ đạo tăng cường một số biện pháp quyết tâm thực hiện Chỉ thị 16 trên toàn địa bàn. Mục tiêu tăng cường biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 nhằm phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch; giữ vững, mở rộng vùng an toàn và kiếm soát sự lây lan vùng nguy cơ cao.
Các biện pháp cụ thể của Chỉ thị 12 gồm tập trung tuyên truyền sâu rộng tới người dân thực hiện giãn cách và các biện pháp phòng, chống dịch. Các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm quy định về giãn cách, nhất là việc bảo đảm giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình; thực hiện nghiêm yêu cầu, quy định cách ly, phong tỏa.
Theo đó, các khu phong tỏa thực hiện triệt để "người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình", không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh. Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế, mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa (2 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ/siêu thị do chính quyền địa phương cấp). Đối với một số khu vực có nguy cơ rất cao thì từng hộ dân chỉ ở trong nhà, chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà.
Trong các khu cách ly, người đang thực hiện cách ly phải tuyệt đối chấp hành quy định, không được ra khỏi phòng và không được tiếp xúc trực tiếp với người khác (trừ trường họp cấp cứu y tế).
Các gia đình có ca F0, F1 áp dụng cách ly tại nhà thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của ngành y tế, tuyệt đối không ra khỏi nhà (trừ trường hợp cấp cứu y tế); lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được chính quyền hỗ trợ, cung cấp tại nhà.
Các khu nhà trong các hẻm nhỏ, chằng chịt, đông người, mật độ dân số cao cần thực hiện triệt để yêu cầu giãn cách giữa cá nhân với cá nhân.
Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, các nhóm đối tượng được duy trì hoạt động sẽ được thu hẹp. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách.
Các hoạt động ngân hàng, chứng khoán đảm bảo hoạt động ở mức độ duy trì công suất nhằm cung ứng kịp thời dịch vụ cần thiết. Đối với các chi nhánh hoặc phòng giao dịch, nhân sự có thể bố trí luân phiên, theo ca, kíp để thực hiện giãn cách.
Thành ủy TPHCM cũng yêu cầu chỉ doanh nghiệp dịch vụ thiết yếu về y tế, dược, lương thực, thực phẩm, suất ăn cho bệnh viện, khu cách ly, điều trị, cung cấp điện, nước, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu, kho bạc, tang lễ và một số dịch vụ thiết yếu khác do cấp có thẩm quyền quy định được hoạt động theo yêu cầu phục vụ và đảm bảo an toàn.
Các chốt, trạm kiểm dịch tại cửa ngõ ra vào chỉ giải quyết cho xe công vụ và một số trường hợp nhất định.
Các doanh nghiệp sản xuất khác chỉ được hoạt động với điều kiện đảm bảo an toàn, tuân thủ nguyên tắc "3 tại chỗ" và "một cung đường, 2 điểm đến". Cơ quan chức năng kiên quyết dừng ngay lập tức và xử phạt nghiêm trường hợp hoạt động không đảm bảo các yêu cầu công tác phòng dịch.
Các chợ truyền thống chỉ được hoạt động theo mô hình mới, có quy định nghiêm và kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo giãn cách, thoáng, có màng ngăn giữa người mua và bán. Trong thời gian này, cơ sở kinh doanh lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và giảm quy mô còn khoảng 30%; các hộ kinh doanh hoạt động luân phiên theo ngày chẵn - lẻ để giảm tối đa lượng người tương tác.
Cơ quan Nhà nước tổ chức làm việc luân phiên cách ngày hoặc buổi trong ngày tại cơ quan. Gương mẫu, chấp hành nghiêm Chỉ thị 16, chỉ ra đường trong trường hợp có việc cấp thiết.
Đối với các chốt, trạm kiểm soát dịch Covid-19 tại các cửa ngõ ra vào thành phố (12 chốt, trạm cấp thành phố và các chốt, trạm cấp quận, huyện, thành phố Thủ Đức) chỉ giải quyết cho xe công vụ, các loại phương tiện vận tải hàng hóa có mã QR nhận diện được phép vận chuyển, vận tải vào thành phố hoặc lưu thông qua thành phố, các xe cá nhân của cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, phục vụ phòng, chống dịch và các mục đích công vụ; xe đưa rước người dân thành phố về quê theo kế hoạch.
TPHCM đạt đỉnh dịch hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực ngành y Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, thành phố có đạt đỉnh dịch được hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực ngành y, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và ý thức người dân. Tại buổi họp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về tình hình phòng, chống Covid-19 của TPHCM, ông Nguyễn Văn...