Bí thư Nguyễn Văn Nên: “Di sản cố bộ trưởng để lại khó mà kể hết được”!
Theo Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên, trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển thành phố, Đại tướng Mai Chí Thọ là một nhà lãnh đạo bản lĩnh có tầm nhìn xa, tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo, quyết liệt.
Ngày 12-7, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Mai Chí Thọ (15-7-1922 – 15-7-2022), Bộ Công an và Thành ủy TP HCM phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Đại tướng Mai Chí Thọ với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam và Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”.
Hội thảo khoa học “Đại tướng Mai Chí Thọ với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam và Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”.
Hội thảo nhằm tôn vinh vai trò và những đóng góp to lớn của Đại tướng Mai Chí Thọ với cách mạng Việt Nam; với lực lượng Công an nhân dân, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP HCM; đồng thời, nêu cao tấm gương sáng của đại tướng để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân học tập, noi theo.
Tham dự và chủ trì hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm với các đại biểu tham dự hội thảo.
Phát biểu chào mừng hội thảo, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh Đại tướng Mai Chí Thọ là Đại tướng đầu tiên của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam, cũng là một cán bộ lãnh đạo xuất sắc và mẫu mực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM.
Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển thành phố, Đại tướng Mai Chí Thọ là một nhà lãnh đạo bản lĩnh có tầm nhìn xa, tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo, quyết liệt. Từ TP HCM, các phẩm chất này đã lan tỏa ra nhiều nơi, góp phần quan trọng vào đường lối đổi mới của đất nước.
Khi trở thành Bộ trưởng Công an trong giai đoạn đổi mới, Đại tướng đã cùng Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Bộ Công an đề ra những chủ trương biện pháp quan trọng, chỉ đạo toàn lực lượng công an thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, giữ vững ổn định chính trị, tô thắm truyền thống anh hùng của lực lượng Công an Nhân dân vì nước quên thân vì dân phục vụ.
“Di sản cố bộ trưởng để lại khó mà kể hết được. Nhưng có thể nói, đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân, những gì đọng lại là một nhân cách lớn, phẩm chất đạo đức trong sáng với tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc, tính cách mạnh mẽ, khẳng khái, bộc trực đầy lòng nhân ái, vị tha, hết lòng vì cuộc sống bình yên của nhân dân” – ông Nguyễn Văn Nên bày tỏ.
Video đang HOT
Trong những tháng năm cuối đời, Đại tướng Mai Chí Thọ vẫn luôn dành trí tuệ, tâm sức, tình cảm cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh.
“Hình ảnh “ông Năm Xuân”, “chú Năm Xuân” thân thương với người dân thành phố bởi những đóng góp to lớn của Đại tướng trong vận động xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học và nhiều hoạt động xã hội còn đọng lại trong lòng người dân” – Bí thư Thành ủy TP HCM nhấn mạnh.
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội thảo
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết trên 70 năm hoạt động cách mạng, Đại tướng Mai Chí Thọ luôn có mặt ở những nơi ác liệt, khó khăn, phức tạp nhất và đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.
Đại tướng vinh dự được trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huy chương “Vì an ninh tổ quốc” và nhiều phần thưởng cao quý khác của bạn bè quốc tế.
100 bài tham luận gửi đến hội thảo khoa học về Đại tướng Mai Chí Thọ.
Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị các đại biểu thảo luận làm rõ ba vấn đề: Đại tướng Mai Chí Thọ – tấm gương sáng tiêu biểu cho tính nhân đạo, cho lý tưởng cộng sản cao đẹp của người chiến sĩ công an; Đại tướng Mai Chí Thọ – người đặt nền móng cho sự nghiệp đổi mới của lực lượng Công an theo tinh thần Đại hội VI; Đại tướng Mai Chí Thọ với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP HCM.
Dâng hoa, dâng hương tại gia đình Đại tướng Mai Chí Thọ
Sáng cùng ngày, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Mai Chí Thọ – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an (15-7-1922 – 15-7-2022), Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương, Thành ủy TP HCM và Tỉnh ủy Nam Định đã đến dâng hoa, dâng hương tại gia đình Đại tướng Mai Chí Thọ ở TP HCM.
Dự lễ có Đại tướng Lê Hồng Anh – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; ông Nguyễn Văn Nên – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM; ông Phạm Gia Túc – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định…
Tại đây, đoàn đã thành kính dâng hoa kính lễ, dâng hương tưởng niệm Đại tướng Mai Chí Thọ. Đoàn cũng dành một phút tưởng niệm Đại tướng.
Dịp này, Đảng ủy Công an Trung ương đã tặng gia đình Đại tướng Mai Chí Thọ bức tranh khắc họa hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Đại tướng Mai Chí Thọ với đại biểu nữ tại Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ nhất năm 1991. Đồng thời, tặng đến gia đình bộ ảnh sưu tầm hình ảnh Đại tướng Mai Chí Thọ trong thời gian lãnh đạo lực lượng Công an nhân dân.
Đại tướng Mai Chí Thọ tên thật là Phan Đình Đống, bí danh Năm Xuân. Ông Mai Chí Thọ sinh ngày 15-7-1922 tại xã Nam Vân, TP Nam Định, tỉnh Nam Định. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông đã gắn bó máu thịt với vùng đất Nam bộ. Sài Gòn – TP HCM là nơi ông gắn bó lâu nhất và có những cống hiến to lớn với tất cả trí tuệ và tình cảm sâu nặng của mình.
Tạo động lực thúc đẩy phát triển khu Nam TP Hồ Chí Minh
Trong định hướng phát triển đô thị đa cực của TP Hồ Chí Minh, Quận 7 sẽ là trung tâm của đô thị phía Nam thành phố, kết nối cả miền Tây với miền Đông. Đồng thời, đóng vai trò là vùng dự trữ, vùng đệm cho đô thị trung tâm hiện hữu, kết nối với đô thị mới Thủ Thiêm. Vậy làm thế nào để Quận 7 phát huy được vai trò "hạt nhân" của mình?
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại Hội thảo.
Quận 7 là "hạt nhân" quan trọng trong chiến lược đưa khu Nam TP Hồ Chí Minh trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút các hoạt động đầu tư vào thương mại, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp cũng như kiến tạo không gian đô thị phát triển bền vững.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học "Chiến lược phát triển Quận 7 đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 20245" do Quận uỷ Quận 7 và Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 28/6.
Ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND Quận 7 thông tin, Quận 7 là một đô thị mới, hiện đại được tách ra và hình thành từ một huyện vùng ven phía nam TP Hồ Chí Minh. Trong 25 năm qua, Quận liên tục hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội do thành phố giao, có những năm hoàn thành vượt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước, vấn đề an sinh xã hội được giải quyết có hiệu quả. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2021 trên địa bàn tăng 41 lần so với thời điểm thành lập năm 1997. Quận 7 hiện đã thay đổi diện mạo, duy trì tốt sự phát triển kinh tế xã hội với tốc độ tăng trưởng khá, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Mục tiêu của Quận 7 trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá theo định hướng phát triển chung của toàn thành phố với những mục tiêu cụ thể như bình quân tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế do quận quản lý tăng 12 % trở lên; giá trị ngành dịch vụ thương mại tăng 13% trở lên; giá trị sản xuất ngành xây dựng, công nghiệp tăng từ 9% trở lên; hoàn thành sớm 1 năm chỉ tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Định hướng phát triển Quận 7 đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 sẽ thành trung tâm y tế, giáo dục, thể thao chất lượng cao ở phía nam TP Hồ Chí Minh; phát triển dịch vụ, thương mại kết hợp du lịch.
Bà Phạm Thị Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh cho rằng, sự phát triển của Quận 7 chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Kinh tế có tăng như số lượng doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ; sức cạnh tranh và sự bền vững còn hạn chế. Thu hút đầu tư theo quy hoạch trên địa bàn còn chậm, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng tốc độ gia tăng dân số; quản lý môi trường, đô thị còn nhiều bất cập.
Để tạo điều kiện thuận lợi thu hút mời gọi đầu tư, phát triển các loại hình dịch vụ, kinh doanh có giá trị gia tăng cao, Quận 7 cần làm tốt hơn nữa khâu quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch, chỉnh trang đô thị từ mô hình Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Cùng đó, thành phố cần có sự quan tâm đúng mức cho giải pháp giao thông nhằm tháo gỡ các điểm ùn tắc; cho phép triển khai thí điểm vận tải hành khách công cộng và vận tải đường thuỷ - bà Thảo nêu vấn đề.
Ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND Quận 7, phát biểu khai mạc Hội thảo.
Đặc biệt, Quận 7 cần kiến nghị thành phố xem xét mô hình Khu chế xuất Tân Thuận theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ sang sản xuất sản phẩm công nghệ cao, từng bước giảm thâm dụng lao động và khuyến khích thêm dịch vụ cao cấp. Với lợi thế về cảnh quan tự nhiên, hệ thống sông ngòi, kênh rạch quận cần phát triển tăng thêm sản phẩm du lịch, xây dựng thêm các công trình phục vụ hoạt động thể dịch thể thao tầm cỡ...
Liên quan đến Khu chế xuất Tân Thuận - khu chế xuất đầu tiên của TP Hồ Chí Minh và cả nước, ông Nguyễn Văn Đua - nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho rằng: khi không gian đô thị TP Hồ Chí Minh mở rộng, các nhà máy ở Khu chế xuất Tân Thuận với công nghệ đã trở nên lạc hậu; trong khi trình độ công nghệ của các khu công nghiệp ở những địa phương khác đã phát triển cao.
Do đó, TP Hồ Chí Minh và Quận 7 cần đặt vấn đề nên tiếp tục duy trì sản xuất công nghiệp xuất khẩu, trọng tâm là thu hút doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao hay cần định hình lại một cách cơ bản, để 300 ha đất ở giữa một quận nội thành có xung lực mới, tạo sự bứt phá mới cho sự phát triển của khu Nam và toàn thành phố.
Theo ông Đua, nếu khu chế xuất được thay đổi về "chất" để cùng xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế ở Thủ Thiêm, với tư cách một trung tâm dịch vụ chất lượng cao thu hút các nhân lực chất lượng cao đến làm việc, sáng tạo ở Thủ Thiêm và sinh sống ở Tân Thuận sẽ tạo diện mạo mới, vai trò mới và đóng góp mới cho khu vực này.
Bên cạnh đó, cũng có thể nghiên cứu dịch chuyển nhà máy; trong đó có nhiều nhà máy thâm dụng lao động ở khu chế xuất sang khu vực khác xa trung tâm hơn và điều chỉnh chức năng Khu chế xuất Tân Thuận sang khu dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, văn phòng làm việc, khách sạn, thương mại chất lượng cao để làm "hậu cần" cho Trung tâm Tài chính quốc tế Thủ Thiêm trong tương lai - ông Đua đề xuất.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, ghi dấu ấn về sự phát triển Quận 7 thời gian qua đó là Khu chế xuất Tân Thuận hoạt động hiệu quả; hình thành các công trình giao thông đường bộ, đường thủy, bến cảng... mang tính huyết mạch cùng với những khu đô thị mới văn minh, hiện đại mà điển hình nhất là đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng.
Tuy nhiên, về lâu dài, Quận 7 cần tính toán và định hướng phát triển thành khu đô thị thông minh kiểu mẫu, góp phần mở rộng khu thương mại trung tâm của cả TP Hồ Chí Minh với nhiều tiềm năng đầu tư hấp dẫn.
Ông Ngân cho rằng, Quận 7 cần tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nỗ lực nâng cao khả năng sống để thu hút nhân tài chất lượng cao đến định cư, sinh sống và làm việc; xây dựng Quận 7 trở thành điểm đến hấp dẫn của các công ty đa quốc gia vào đầu tư. Quận 7 cũng cần rà soát lại quy hoạch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ, thuận lợi, thông suốt kết nối đến trung tâm Thành phố và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, đánh giá cao sự năng động, sáng tạo của Quận 7 trong việc đề ra định hướng quy hoạch phát triển trung và dài hạn. Định vị vai trò Quận 7 trong khu Nam và trong TP Hồ Chí Minh là chưa đủ mà phải trong vị thế cửa ngõ kết nối đông tây theo trục ven biển, có thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thuỷ.
Hội thảo khoa học "Chiến lược phát triển Quận 7 đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045".
TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành thành phố dịch vụ công nghiệp hiện đại, đầu tàu kinh tế số, xã hội số và trung tâm kinh tế tài chính, thương mại, khoa học công nghệ. Trong định hướng phát triển đô thị đa cực của TP Hồ Chí Minh, Quận 7 sẽ là trung tâm của đô thị phía Nam thành phố, kết nối cả miền Tây với miền Đông. Đồng thời, đóng vai trò là vùng dự trữ, vùng đệm cho đô thị trung tâm hiện hữu, kết nối với đô thị mới Thủ Thiêm.
"Để phát huy hết lợi thế và tiềm năng phát triển, Quận 7 cần sớm cập nhật những phương án quy hoạch phù hợp với quy hoạch chung của thành phố, từ đó tập trung đầu tư về hạ tầng, chú trọng kết nối với mạng lưới giao thông đến sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành.
Song song đó, Quận 7 cần phát triển hạ tầng đô thị thông minh trên nền tảng cải thiện các đô thị sẵn có và thiết kế đô thị mới; xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền số để quản trị tốt hơn, thông suốt và hiệu quả; có cơ chế cơ chế thu hút nguồn lực tài chính, con người phục vụ sự phát triển bền vững của Quận 7, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn thành phố" - ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Chuyển đổi số báo chí là vấn đề cần thiết và cấp bách Chuyển đổi số báo chí là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay, khi báo chí là đơn vị đi đầu và đóng vai trò quan trọng để truyền thông về chuyển đổi số cho toàn xã hội. Chuyển đổi số là cần thiết và cấp bách Ngày 11/6, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa...