Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Nền nông nghiệp TP.HCM còn gặp rủi ro cao
“Một nền nông nghiệp mà tới 77% giá trị sản xuất nông nghiệp do hộ cá thể tạo ra là nền nông nghiệp rủi ro cao. Nó không tương thích với kinh tế thị trường trong môi trường cạnh tranh”
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã cho biết như vậy tại kỳ họp HĐND TP.HCM khóa IX, kỳ họp lần thứ 6 sáng 4.12 và chỉ đạo: “Cần nhanh chóng chuyển đổi mô hình từ hộ cá thể sang HTX kiểu mới”.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cơ cấu nền nông nghiệp TP.HCM chưa tương thích với môi trường cạnh tranh. Ảnh: Hồ Văn.
Theo Bí thư Nhân, TP.HCM vừa tổ chức hội nghị về các mô hình cơ bản phát triển nông nghiệp thành phố, có những số liệu rất đang quan tâm như: trong tổng giá trị nông nghiệp thành phố thì 77% là do hộ nông dân cá thể tạo ra, các doanh nghiệp nông nghiệp chiếm 15%, HTX 5% và các trang trại là 3%.
Như vậy, mô hình lớn nhất của nông nghiệp thành phố là mô hình cá thể, nó vừa phản ánh nỗ lực của bà con nông dân nhưng đây cũng chính là hạn chế. Giá trị nông nghiệp của hộ cá thể chiếm tổng thể lớn, tới 77% là không tương thích với kinh tế thị trường trong môi trường cạnh tranh.
“Còn duy trì lâu cái này thì còn hệ lụy rủi ro cao. Cả nước có chương trình điều chỉnh rồi, chuyển từ hộ cá thể sang mô hình HTX kiểu mới, chúng ta làm cái này chậm. Vì vậy, hướng đi sắp tới chúng ta phải quyết liệt hơn trong việc vận động hộ cá thể sắp xếp lại sản xuất theo mô hình mới, hoặc liên kết với các doanh nghiệp để phát triển nông nghiệp”, Bí thư Nhân chỉ đạo.
Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, mô hình nông nghiệp HTX kiểu mới sẽ mang lại giá trị nông nghiệp và bền vững.
Theo báo cáo sơ kết 11 tháng đầu năm 2017, thành phố tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, trở thành trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân; đã đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ về giống và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao.
Đặc biệt, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan; phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, cá cảnh, hoa – cây kiểng, bò thịt, nâng cao chất lượng đàn bò sữa… Qua đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 11 tháng ước đạt 11.609 tỷ đồng, tăng 6,3% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,0%).
Video đang HOT
Theo Danviet
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Cơ chế đặc thù cho TPHCM không gây bất lợi cho các tỉnh khác
"Cơ chế đặc thù của TPHCM không ảnh hưởng xấu đến các tỉnh. Không làm ảnh hưởng đến kế hoạch cân đối ngân sách trung hạn của cả nước. Nếu xấu thì Quốc hội không thông qua. Thành phố cam kết phát triển nhanh, hiệu quả, vì cả nước. Không gây bất lợi cho các địa phương" - Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định trước đông đảo cử tri quận 7 vào chiều 28/11.
Dân số TPHCM 15 triệu, đó là thảm hoạ!
Tại buổi tiếp xúc với đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, cử tri Lê Thị Liên Minh, một cựu giáo chức của địa phương bày tỏ niềm vui mừng trước việc Quốc hội có Nghị quyết giao TPHCM cơ chế đặc thù.
"Nghị quyết này rất quan trọng. Đây là điều nhân dân thành phố quan tâm, tâm đắc. Tuy chưa hiểu cơ chế đặc thù là thế nào nhưng hiểu TPHCM sẽ là đầu tàu của toàn quốc về mọi mặt", cử tri Minh hồ hởi nói.
Cựu giáo chức này cho rằng, muốn làm cơ chế đặc thù thành công thì phải có sự quyết tâm rất lớn của chính quyền và toàn thể nhân dân bởi đây là vinh dự nhưng cũng là trọng trách.
Cử tri Lê Thị Liên Minh, phường Tân Quy nêu vấn đề về cơ chế đặc thù cho TPHCM.
Tuy nhiên, bà Lê Thị Liên Minh bày tỏ sự băn khoăn rằng: Các tỉnh lân cận, các tỉnh trong cả nước sẽ suy nghĩ như thế nào khi TPHCM có nhiều ưu đãi.
Cử tri này hỏi thẳng: "Người dân các tỉnh sẽ đổ xô vào thành phố của chúng ta. Nguy cơ dân số tăng là rất lớn. Nếu để dân số TPHCM tăng lên 15 triệu, đó là thảm hoạ", bà Minh nói.
Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tiếp xúc với cử tri quận 7 chiều 28/11.
Nữ cử tri này cho rằng, không riêng TPHCM, các đại biểu Quốc hội trong toàn quốc phải "vắt óc" tìm những giải pháp để giữ chân nhân dân tỉnh mình. Các địa phương phải đồng hành cùng TPHCM trong việc thực hiện cơ chế đặc thù bằng những giải pháp riêng, chí ít là tạo điều kiện cho người dân địa phương ở lại.
Trái cây, rau, hoa quả sẽ vượt gạo, dầu hoả...
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã dành khá nhiều thời gian để trả lời các câu hỏi của cử tri cũng như cung cấp nhiều thông tin, giải pháp để phát triển TPHCM phù hợp với tình hình mới.
Mở đầu bài phát biểu, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: "Cơ chế đặc thù của TPHCM không ảnh hưởng xấu đến các tỉnh. Nếu xấu thì Quốc hội không thông qua".
Ông Nhân cho biết, TPHCM đóng 27-28% ngân sách cả nước. Năng suất lao động cao, bằng 2,7 năng suất lao động cả nước. Do đó, dù hưởng cơ chế đặc thù, chắc chắn TPHCM không làm ảnh hưởng đến kế hoạch cân đối ngân sách trung hạn của cả nước. TPHCM cam kết phát triển nhanh, hiệu quả, vì cả nước, không gây bất lợi cho địa phương.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân trả lời về cơ chế đặc thù của TPHCM.
"Nếu không gây bất lợi cho các địa phương, vậy TPHCM có bất lợi không?", ông Nhân tự đặt ngược vấn đề.
Để trả lời câu hỏi do chính mình đưa ra, người đứng đầu Đảng bộ TPHCM cho biết, sau năm 1975, dân số của "Hòn ngọc Viễn Đông" là 3,7 triệu người. Hiện nay, dân số TPHCM đạt 9-10 triệu người. Theo tính toán, trong 40 năm qua, cứ 7-8 năm thêm 1 triệu người dân.
Mặc dù tốc độ dân số tăng... chóng mặt nhưng TPHCM không hạn chế nhập cư bởi Hiến pháp cho quyền tự do đi lại của người dân.
Nhìn ra thế giới, ông Nhân cho biết, thế kỷ trước, đa số dân số là nông thôn nhưng từ năm 2000 thì hơn 1/2 dân số toàn cầu là thành thị. Xu hướng nông thôn giảm đi, thành thị tăng lên. Do đó, việc dân số TPHCM cao hơn vẫn là chuyện tự nhiên.
Để lao động không vào TPHCM, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, phải có những giải pháp để người dân có việc làm, nâng cao thu nhập tại chỗ.
Hàng trăm cử tri tham dự và lắng nghe các phát biểu của Bí thư TPHCM về các vấn đề thắc mắc.
Theo đó, TPHCM sẽ là trung tâm sản xuất cây giống, trung tâm giống các con hải sản, vật nuôi chất lượng để cung cấp cho chăn nuôi, trồng trọt của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
"Sắp tới, TPHCM sẽ là trung tâm sản xuất hệ thống chuồng trại, là trung tâm khoa học công nghệ, hỗ trợ giống cây, giống con, hỗ trợ sản xuất cho các địa phương. Đồng thời, TPHCM sẽ đóng vai trò là trung tâm thương mại, tiêu thụ sản phẩm các vùng xung quanh. Nếu làm tốt thì vai trò các địa phương xung quanh tăng lên, sẽ giảm áp lực cho thành phố", Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nêu giải pháp.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, lâu nay, ta cứ nghĩ xuất khẩu gạo, dầu lửa là nguồn thu lớn. Nhưng, đó là nguồn thu đáng tự hào của 10-20 năm trước. Nay xuất khẩu trái cây, rau và hoa sẽ vượt xa xuất khẩu gạo, dầu thô.
Xuất khẩu gạo 10 năm nay đang có xu hướng giảm hoặc đi ngang. Xuất khẩu dầu thô, cà phê cũng vậy. Xuất khẩu thuỷ sản lên dần dần, nay 7 tỷ và dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt trên dưới 11 tỷ.
Tuy nhiên, niềm hy vọng lớn không phải ở xuất khẩu gạo, dầu thô, hải sản mà theo ông Nguyễn Thiện Nhân chính là trái cây, hoa quả, rau.
Ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, năm 2025, xuất khẩu trái cây sẽ vượt gạo, cà phê.
Bài: Công Quang
Ảnh và Video: Nguyễn Quang
Theo Dantri
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhận lỗi khi cán bộ Thành ủy bị kỷ luật "Thay mặt Thành ủy, tôi xin nhận thiếu sót khi để xảy ra việc một số cán bộ thuộc Thành ủy vi phạm kỷ luật trong thời gian vừa qua. Qua việc này cho thấy việc giám sát của các cấp ủy, trong đó có Thành ủy là chưa hiệu quả", Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ. Thay người...