Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: “Không thể có đại học vô chủ”
Trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, có đề cập đến một số chủ sở hữu nhưng không có định nghĩa. Chủ sở hữu tức là có vốn, có quyền thành lập, quyền đầu tư, quyền quyết định nhân sự và xử lý chế tài khi vi phạm pháp luật.
Nếu không làm rõ thì sẽ thấy rằng các trường đại học như không có chủ. Như vậy rất nguy hiểm, không thể có đại học vô chủ”, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói.
GS không được làm hiệu trưởng về Mỹ:Sửa ngay Luật giáo dục đại học
Việt Nam “vượt mặt” Mỹ về độ mở với giáo dục đại học quốc tế
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân (ảnh VTV).
Sáng nay (6.11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân có phát biểu rất đáng chú ý. Mở đầu bài phát biểu ông nói vui khi nhận mình là một thầy giáo già được nêu ý kiến góp ý.
Đồng tình với nhiều nội dung của bản dự thảo luật, Bí thư Thành uỷ TP. HCM cũng góp ý cụ thể với Điều 7. Theo ông cần phải xác định rõ cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước là chủ sở hữu đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động. Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chữ “sở hữu” của đại học rất quan trọng bởi chủ sở hữu là người đầu tư cho đại học phát triển nhưng phải là người có quyền quyết định nhân sự. “Cần có khái niệm chủ sở hữu. Đại học tư thục cũng vậy, là do cá nhân tổ chức trong hoặc ngoài nước là chủ sở hữu đầu tư và đảm bảo điều kiện”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói.
Bí thư Thành uỷ TP.HCM so sánh vấn đề sở hữu đại học và vấn đề sở hữu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tuy khác nhau nhưng có những nét giống nhau. Ông phân tích: Chúng ta đã mất khá nhiều thời gian để xác định ai là chủ sở hữu DNNN. Trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, có đề cập đến một số chủ sở hữu nhưng không có định nghĩa.
“Chủ sở hữu tức là có vốn, có quyền thành lập, quyền đầu tư, quyền quyết định nhân sự và xử lý chế tài khi vi phạm pháp luật. Nếu không làm rõ thì sẽ thấy rằng các trường đại học như không có chủ. Như vậy rất nguy hiểm, không thể có đại học vô chủ. Người chủ phải làm đúng các quyền của mình. Đề nghị có điều chỉnh điều này” – Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Góp ý về Hội đồng trường công lập, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đề nghị bổ sung ai là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để thực hiện việc quản lý, giám sát. “Hội đồng trường là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu, cho nên, chủ sở hữu phải có một số quyền liên quan tới hội đồng trường. Hội đồng trường sẽ bầu ra chủ tịch của Hội đồng trường, các thành viên. Tất cả những người này, về nguyên tắc phải đảm bảo yêu cầu của chủ sở hữu”, Bí thư Thành ủy TP.HCM nói và chỉ rõ dự thảo luật đang quy định “ngược” khi bầu xong mới gửi cho chủ sở hữu duyệt.
Nêu lý do cho đề xuất này, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân dẫn chứng trường hợp đáng tiếc là một giáo sư người Việt sống ở nước ngoài, khi về nước làm hiệu phó một trường. Sau khi bầu là hiệu trưởng mới chuyển sang cơ quan quản lý phê duyệt. “Đó chính là quy trình ngược. Lẽ ra danh sách ứng cử viên đó phải được chủ sở hữu đồng ý, rồi trường có bầu hay không là việc của trường. Tôi lưu ý chủ sở hữu phải làm đúng quyền của mình là chọn danh sách đáp ứng yêu cầu chứ không có quyền can thiệp việc bầu của Hội đồng trường”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói
Video đang HOT
Về tự chủ đại học, cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật là đúng nhưng chưa đủ. “Trách nhiệm phải chịu trước ai? Nêu rõ trước chủ sở hữu, trước người học, trước tổ chức, cá nhân liên quan thì lúc đó mới có cơ chế giám sát từ trong ra ngoài” – Bí thư Thành ủy TP.HCM nói.
Theo Danviet
Người dân Thủ Thiêm lại trào nước mắt tại cuộc gặp Bí thư Nhân
Tại cuộc tiếp xúc cử tri quận 2 sáng 20/10, nhiều vấn đề nóng liên quan đến khu đô thị Thủ Thiêm lại được xới lên, người dân lại trào nước mắt và đề nghị TP đừng xin lỗi nữa.
Nhiều người dân Thủ Thiêm không kiềm được nước mắt khi kể về khó khăn trong suốt nhiều năm vì quy hoạch Thủ Thiêm.
Trước 7h sáng 20/10, rất đông cử tri quận 2 và người dân Thủ Thiêm tập trung về Nhà Thiếu nhi quận, tham dự cuộc tiếp xúc cử tri của đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, tổ Đại biểu đơn vị 7 với cử tri quận 2. Trước cửa hội trường, có 2 chiếc bàn để cử tri đăng ký ý kiến phát biểu. Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM nói với Zing.vn: "Vấn đề đang thời sự nên buổi tiếp xúc sẽ rất nóng".
Bên trong hội trường, nhiều cử tri có mặt từ rất sớm. Họ mang theo nhiều tài liệu, vừa ăn sáng vừa xem trong khi chờ Đoàn đại biểu Quốc hội đến.
Trong số hàng trăm cử tri quận 2, có nhiều rất nhiều người cao tuổi tham dự buổi tiếp xúc cử tri của đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM.
7h25, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đến, lúc này bên trong hội trường Nhà Thiếu nhi quận 2 đã có đông người dân ngồi chờ. Họ nóng lòng được nêu ý kiến với ông.
Đến dự Hội nghị tiếp xúc cử tri có Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó trưởng đoàn ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê, Phó chánh án Toà án nhân dân TP.HCM Trịnh Ngọc Thuý, lãnh đạo các sở ban ngành liên quan, lãnh đạo Quận uỷ, UBND, MTTQ, quận 2, lãnh đạo 11 phường, và hơn 500 cử tri quận 2.
Mở đầu cuộc tiếp xúc, cử tri Nguyễn Thế Vinh, 82 tuổi, phường Bình An nói: "Xin hỏi ông Nguyễn Thiện Nhân, ai ra quyết định phá nhà tôi? Tôi năm nay 82 tuổi, vợ 70 tuổi, dành dụm ít tiền để xây một căn nhà để dưỡng già, vậy mà họ đập nhà, dọn hết đồ dùng. Tài sản 500 triệu đồng của tôi bị dọn hết. Chúng tôi hỏi chính quyền nhưng không ai trả lời. Hôm nay, tôi mong Bí thư Nhân cho tôi biết quyết định nào dẫn đến việc này".
Ông Cao Thanh Ca, phường Bình Khánh phát biểu: "Mong các đại biểu đưa vấn đề Thủ Thiêm vào cuộc họp Quốc hội sắp tới, để dựa vào đó Chính phủ vào cuộc. Theo tôi, mặt pháp lý của kết luận của Thanh tra Chính phủ vừa rồi không đủ. Bởi vì chỉ kiểm tra 1 số vấn đề, không xác minh, không căn cứ vào đơn kiến nghị của bà con Thủ Thiêm chúng tôi 3 năm trước".
Cử tri này cũng chỉ ra 3 điều sai đó là: Không có phương án bồi thường; Khu tái định cư 160 ha, trong phạm vi 5 phường ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm chia cho 51 dự án. Tại sao đem đất này của dân cho người kinh doanh? Quy hoạch còn tranh cãi, ranh 4,3 ha không xác định được.
Bà Trần Thị Mỹ, 77 tuổi, phường An Khánh, nói rằng Thủ Thiêm sẽ không là bài học đau xót như hôm nay, nếu: Hồ sơ tố cáo của người dân từ năm 2007 được giải quyết thấu tình đạt lý; Ý kiến cử tri gửi 4 ban thường trực của TP gồm Thành ủy, UBND, HĐND, MTTQVN từ năm 2007 được lãnh đạo xem xét kịp thời; Lãnh đạo TP đối thoại, lắng nghe người dân, xích lại gần nhau hơn để lắng nghe ý kiến của dân; Các tổ chức quần chúng đại diện cho dân làm tốt công tác quản lý, tham mưu, giám sát; Các sai trái tại Thủ Thiêm được nhắc đến công khai.
Trong khi cử tri ý kiến về Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tấm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm lại được trưng ra.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã nhận được 150 phiếu câu hỏi của cử tri quận 2, các câu hỏi và ý kiến sẽ được gọi theo số thứ tự. Tuy nhiên khi thời điểm sắp kết thúc buổi tiếp xúc, khoảng 30 người được phát biểu. Không khí hội trường trở nên nóng khi nhiều người chờ lâu những chưa đến lượt.
Bà Nguyễn Thị Kim Phượng, khu phố 1, phường Bình An, liên tục xin hỏi đến lượt mình chưa. Mỗi lần nghe những người cùng cảnh ngộ như mình vì khu đô thị Thủ Thiêm nước mắt bà và nhiều cư dân khác lại trào ra.
"Chúng tôi là nạn nhân, từ một gia đình ấm cúng, giờ mất hết, sống dở chết dở. Ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm nước mắt đổ quá nhiều. Những người sống cứ phải vào nam ra bắc, tiêu tốn tiền bạc, thời gian đi kêu cứu, cứ như vậy mấy chục năm trời, hết cả tuổi xuân. Xin hãy trả tài sản bị cưỡng chế, đền bù tiền bạc, tinh thần bị mất mấy chục năm qua. Hy vọng vào cuộc họp tiếp theo, chúng tôi không cần đứng đây đòi nhà, đòi quyền lợi nữa. Chúng tôi còn tin Đảng, Nhà nước", bà Phượng nói.
"Chúng tôi quay lại quận 2 với những lời đã cam kết. Chúng tôi sẽ còn quay lại khi vấn đề Thủ Thiêm chưa giải quyết. Ngày hôm nay, những điều bà con nêu vẫn như cũ, nhưng khác là Chính phủ, lãnh đạo TP đã cố gắng làm nhiều điều. 5 tháng trôi qua, từ đầu tháng 5 đến giờ là tháng 10, Thường vụ Thành ủy đã họp 6 lần đều giải quyết vấn đề Thủ Thiêm, để bà con hiểu rằng chúng tôi có chuẩn bị, có cố gắng", Bí thư Nguyễn Thiện Nhân phát biểu trong cuộc tiếp xúc.
Bí thư Nhân cho biết trong tháng 11 sẽ làm kiểm điểm những cán bộ sai phạm đến vi phạm đất đai ở Thủ Thiêm. Sau khi kiểm điểm thì cán bộ vi phạm mức độ tới đâu sẽ xử lý tới đó. Quá trình kiểm điểm có cả Thanh tra Chính phủ, Trung ương cùng làm. "Chúng tôi cam kết những người vi phạm phải bị kiểm điểm, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", Bí thư Nhân nói.
Lê Quân - Thuận Thắng
Theo Zing
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đang tiếp xúc cử tri quận 2 Rất nhiều người dân quận 2, TP HCM đã đến từ sớm bởi muốn được trao đổi với các Đại biểu Quốc hội về các vấn đề nóng, nhất là Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo lịch làm việc của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP HCM, vào 7 giờ 30 phút sáng nay (20-10), Tổ ĐBQH đơn vị số 7...