Bí thư Hà Nội: Triển khai dự án đường vành đai 4 phải ‘vừa chạy vừa xếp hàng’
Chiều 27-6, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chủ trì hội nghị Thường trực Thành ủy Hà Nội cho ý kiến về báo cáo triển khai dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 – vùng thủ đô.
Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tại phiên họp – Ảnh: Thành ủy Hà Nội
Tại hội nghị, Thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết thời gian thực hiện dự án trên khoảng 5 năm, tiến độ rất nhanh. Vì vậy việc triển khai chính là “thước đo” năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và là uy tín của TP. Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương phải cố gắng rút ngắn tiến độ của từng phần việc được giao.
Hiện 7 quận, huyện có dự án đi qua đã tiến hành xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo, dự kiến nội dung, khối lượng công việc, tính chất thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.
Thành ủy Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan phải dự báo cả những vấn đề phát sinh, những vấn đề vượt thẩm quyền để không bị động, bất ngờ, lãng phí thời gian, chậm tiến độ.
Thay mặt Thường trực Thành ủy kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết đường vành đai 4 – vùng thủ đô Hà Nội là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng. Ông đề nghị UBND TP Hà Nội, các sở, ban, ngành, quận, huyện cần tiếp tục rà soát, phân công nhiệm vụ chi tiết, cụ thể hơn, gắn với trách nhiệm người đứng đầu, ráo riết triển khai, quyết liệt thực hiện.
Video đang HOT
Trong đó, một trong những nhiệm vụ trước mắt, quan trọng nhất là phải sớm công bố chỉ giới, tổ chức cắm mốc làm cơ sở.
“Các công việc triển khai thực hiện dự án hiện nay phải làm song hành, nói nôm na là ‘vừa chạy vừa xếp hàng’, không có việc nào chờ việc nào và phải quyết tâm làm bằng được”, ông nói.
Người đứng đầu Thành ủy Hà Nội cho biết sau hội nghị, Thường trực Thành ủy Hà Nội sẽ ban hành kết luận, trong đó phân công rõ nhiệm vụ một số cơ quan thành phố, xác định cụ thể một số mốc tiến độ quan trọng của dự án làm căn cứ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Hà Nội cũng sẽ xin ý kiến Chính phủ và ra quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai dự án do bí thư Thành ủy làm trưởng ban.
Trước đó, ngày 16-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 – vùng thủ đô Hà Nội với 474/475 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Dự án có chiều dài khoảng 112,8km, chia thành 7 dự án thành phần với tổng mức đầu tư sơ bộ trên 85.000 tỉ đồng, nhu cầu sử dụng đất sơ bộ khoảng 1.341ha.
Hà Nội chưa có phương án phong tỏa diện rộng, tình hình vẫn trong tầm kiểm soát
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định: "Hiện tại, thành phố cũng chưa có phương án phong tỏa diện rộng vì tình hình vẫn đang trong tầm kiểm soát, đặc biệt là khi mức độ tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 đủ 2 mũi đã khá cao".
Lấy y tế cơ sở làm nòng cốt
Ngày 15/12, tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã có một số chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Ông Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành ủy, UBND đã chỉ đạo tập trung tối đa cho tuyến cơ sở để phòng, chống dịch; đặt y tế cơ sở là trọng tâm để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128-NQ/CP của Chính phủ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quận Đống Đa. ảnh: Viết Thành.
Ban Cán sự đảng UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo phân cấp, giao quyền rõ ràng cho các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm về phòng, chống dịch; cụ thể là xác định cấp độ và triển khai các biện pháp áp dụng tương ứng trên địa bàn. Từng quận, huyện, thị xã phải chỉ đạo đánh giá và xác định nhu cầu bố trí các trạm y tế lưu động theo số dân và từng cấp độ dịch.
Ngành Y tế phải có hướng dẫn về chuyên môn, nhất là trang thiết bị và con người cho các trạm y tế. Từng phường, xã, thị trấn phải có phương án cụ thể để chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực tương ứng với số lượng trạm y tế lưu động sẵn sàng triển khai khi số ca F0 tăng mạnh. Nơi nào cần phải tổ chức thiết lập vận hành ngay; nơi nào chưa cần ngay phải có tập huấn, diễn tập để khi có động lệnh là triển khai, bố trí nhanh nhất.
Ông Đinh Tiến Dũng nêu rõ: "Chúng ta phải quyết định tổ chức thực hiện theo hướng lấy y tế cơ sở làm nòng cốt để chiến thắng dịch bệnh. Quá trình thực hiện vừa làm, vừa đánh giá, rút kinh nghiệm để tổ chức diện rộng toàn thành phố".
Không bị động, bất ngờ trong mọi tình huống
Bí thư Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo toàn diện việc tổ chức phương án bố trí trạm y tế lưu động, tăng cường năng lực y tế cơ sở đáp ứng các cấp độ dịch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Trước mắt, Ban Cán sự đảng UBND thành phố và Đảng đoàn HĐND thành phố phối hợp tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách mua sắm vật tư, máy xét nghiệm, thiết bị y tế... để tăng cường cho bệnh viện cấp huyện nâng cao năng lực xét nghiệm khắc phục việc trả mẫu chậm, quá tải; xây dựng cơ chế, chính sách trả thù lao cho lực lượng y, bác sĩ về hưu, sinh viên ngành y được huy động...
Quận Đống Đa thiết lập cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ/không triệu chứng tại KTX trường Đại học Thủy Lợi.
Ông Đinh Tiến Dũng đề nghị toàn hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở và người dân Thủ đô tiếp tục vào cuộc quyết tâm bảo vệ Thủ đô trước dịch bệnh, đặc biệt, không để vì chủ quan trong những dịp lễ lớn như Noel, Tết Dương lịch làm dịch lây lan rộng trên địa bàn. Các phường, xã, thị trấn tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ, nhóm COVID cộng đồng, tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà.
"Hiện tại, thành phố cũng chưa có phương án phong tỏa diện rộng vì tình hình vẫn đang trong tầm kiểm soát, đặc biệt là khi mức độ tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 đủ 2 mũi đã khá cao. Các quận, huyện, thị xã sẽ thực hiện các biện pháp theo Nghị quyết số 128-NQ/CP của Chính phủ bảo đảm linh hoạt theo diễn biến của dịch và từng địa bàn cụ thể", Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Hà Nội lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh dịp lễ Noel và Tết Dương lịch, xây dựng kịch bản 3.000 ca nhiễm mỗi ngày Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhất là dịp lễ Noel và Tết Dương lịch 2022, Hà Nội chỉ đạo xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi số ca F0 tăng lên 2.000 và 3.000 ca/ngày. Trao đổi với báo chí sau cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy họp bàn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày...