Bí thư Hà Nội: Sẵn sàng ‘4 tại chỗ’ khi dịch diễn biến xấu
Trước diễn biến dịch tại Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa yêu cầu kiểm soát nhanh nhất điểm có ca mới, gia cố các biện pháp phòng chống dịch, chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ”.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng. ẢNH HN
Theo Bí thư Hà Nội, về cơ bản thành phố đang kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, nhưng nguy cơ bùng phát dịch trở lại đang hiện hữu, khi trong ngày 16.7, thành phố đã ghi nhận thêm một số ca dương tính SARS-CoV-2.
Vì thế, ông Dũng yêu cầu các lực lượng tuyến đầu phải thần tốc truy vết, khoanh vùng, cách ly các ca nhiễm mới; bằng mọi biện pháp phải kiểm soát nhanh nhất những khu vực liên quan; không để lây lan thêm trên địa bàn.
Ông Dũng cũng nhắc nhở tình trạng một số chốt kiểm dịch cửa ngõ thành phố chưa thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, thậm chí còn lơi lỏng, có nơi để người và phương tiện đi qua chốt mà không kiểm tra, làm thủ tục khai báo y tế. Bí thư Thành ủy yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này; phải bảo đảm 22/22 chốt hoạt động 24/24 giờ kiểm tra, kiểm soát 100% người và phương tiện vào thành phố.
Đặc biệt, người đứng đầu thành phố cũng yêu cầu “người đứng đầu, cán bộ chủ chốt phải xác định rõ phòng, chống dịch Covid-19 lúc này là nhiệm vụ chính trị ưu tiên số 1; phải thực sự là “tổng chỉ huy”, là “ nhạc trưởng” duy trì sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để chiến thắng dịch”.
Hàng chục cán bộ trong viện nghiên cứu ở Hà Nội phải cách ly vì Covid-19
Kêu gọi người dân chủ động tự giác thực hiện “5K”, ông Dũng cũng yêu cầu chính quyền các cấp chuẩn bị phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ; không để “nước đến chân mới nhảy”, không để bị động, bất ngờ khi dịch diễn biến xấu.
Người dân từng ra khỏi Hà Nội, nếu có triệu chứng cần đi khám ngay
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho biết việc thành phố ghi nhận thêm F0 rải rác trong cộng đồng là vấn đề đã được nhận định từ trước, do lượng người đi từ vùng dịch về là tương đối lớn.
Về chùm ca bệnh liên quan Khu công nghiệp Thăng Long, nguyên nhân chủ yếu khiến ổ dịch này tiếp tục phát sinh ca nhiễm mới do mật độ công nhân làm việc cùng với ca F0 lớn. Liên tục trong nhiều ngày, các công nhân làm việc trong môi trường kín, điều hòa trung tâm nên khả năng lây lan mạnh. Tuy nhiên, các trường hợp dương tính mới đều là F1 đã được cách ly cùng nhau ngay tại công ty trong khu công nghiệp.
Theo ông Tuấn, hiện các chùm ca bệnh trên địa bàn như tại Khu công nghiệp Thăng Long, H.Mỹ Đức, liên quan TP.HCM và Trung tâm Nghiên cứu thiết kế Cơ khí thuộc Viện Cơ khí năng lượng và mỏ đều xác định được nguồn lây, khoanh vùng các trường hợp liên quan.
Duy chỉ ca dương tính là nhân viên Ngân hàng Vietinbank hiện chưa xác định được mối liên quan với các chùm ca bệnh cũ. Lực lượng chức năng đang khẩn trương điều tra nguồn lây của ca bệnh này.
Đáng chú ý, ông Tuấn cho biết, hầu hết các ca bệnh trong đợt này đều có xuất hiện triệu chứng, ví dụ như ho, sốt. “Chúng tôi rất mong muốn những người dân từng đi ra khỏi thành phố, không nhất thiết là phải vào vùng dịch, khi có triệu chứng nghi ngờ nên liên hệ ngay với các cơ sở y tế hoặc đường dây nóng phòng chống dịch Covid-19, để được hướng dẫn kịp thời”, ông Tuấn nói.
Bí thư Hà Nội: Dừng dịch vụ không thiết yếu vì an toàn người dân
Ông Đinh Tiến Dũng cho rằng thành phố đã "thực hiện hiệu quả, linh hoạt việc tạm dừng hoặc cho hoạt động trở lại một số hoạt động dịch vụ" để phòng, chống dịch.
Trao đổi với báo chí ngày 12/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói việc tạm dừng và điều chỉnh cách thức, thời gian hoạt động một số dịch vụ để ngăn chặn, kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn, vì an toàn của người dân.
"Đây là biện pháp quan trọng, cấp bách, yêu cầu các cấp, các ngành phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, triển khai thực hiện nghiêm", ông nêu rõ.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Tiến Tuấn.
Từ 0h ngày 13/7, Hà Nội các hoạt động nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), cửa hàng cắt tóc, gội đầu. Thành phố cũng dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Ông Dũng giải thích quyết định trên được đưa ra trước diễn biến phức tạp từ các vùng dịch, cũng như liên tiếp những ngày qua Hà Nội phát hiện các ca nhiễm mới từ vùng dịch về, nhiều ca liên quan đến hàng, quán dịch vụ.
Theo ông, mức độ và quy mô tạm dừng hoặc đóng các dịch vụ "có thể phải tăng lên cấp độ cao hơn nếu dịch tiếp tục diễn biến xấu". Ngược lại, khi nào tình hình được kiểm soát, bảo đảm các điều kiện an toàn cho người dân, thành phố sẽ lại nới lỏng trở lại. "Trong mọi tình huống, các biện pháp phải nhằm ưu tiên và bảo đảm hiệu quả chống dịch cao nhất và giảm thiểu thiệt hại cho người dân", Bí thư Hà Nội nói thêm.
Ngoài ra, ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng quan phải xác định trọng tâm hiện nay là yêu cầu người dân từ TP HCM hoặc các vùng dịch khác khai báo y tế đầy đủ, trung thực; có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 tối đa 3 ngày trước khi trở lại thành phố...
Chính quyền địa phương chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động của các tổ Covid cộng đồng, tăng cường giám sát, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", bảo đảm không để lọt ca nhiễm từ vùng dịch về".
"Tập trung mọi nguồn lực nhằm dập dịch nhanh nhất, sớm nhất có thể, sớm ổn định tình hình, đưa cuộc sống trở lại bình thường", ông Dũng nhấn mạnh.
Từ ngày 5/7 đến nay, Hà Nội ghi nhận 24 ca bệnh liên quan TP HCM. Ngoài ra, có 31 trường hợp liên quan đến Bắc Giang và 9 ca bệnh ở huyện Mỹ Đức. Tổng số ca nhiễm từ 5/7 đến nay là 64, tổng số ca nhiễm ghi nhận từ 29/4 (đợt dịch thứ tư) là 322.
Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng: 'Nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 tại Hà Nội rất lớn' Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 tại Hà Nội đang rất lớn bởi các ca mắc ngoài cộng đồng, đặc biệt là chùm ca bệnh tại hai bệnh viện, vì vậy các cấp phải hành động "chống dịch như chống giặc". Chiều 7-5, lực lượng quân đội đã thực hiện phun khử...