Bí thư Hà Nội báo cáo Thủ tướng việc phát sinh ca Covid-19 trong cộng đồng
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, trên địa bàn đã phát sinh một số ca mắc mới trong cộng đồng, gây khó khăn cho công tác phòng, chống đại dịch của thành phố.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với thành phố Hà Nội vào sáng 19/7 (Ảnh: Báo Kinh tế đô thị).
Sáng 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và những nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong những tháng cuối năm 2021.
Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”
Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021 vừa qua, Hà Nội đã tập trung quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và kịp thời các Nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và những giải pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Theo ông Dũng, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, bước đầu, Hà Nội đã thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa chủ động phòng, chống dịch vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; chuyển hướng mạnh mẽ từ phòng ngự sang chủ động tấn công; tổ chức thực hiện tốt việc truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm, cách ly các ca nghi nhiễm và kiểm soát chặt chẽ các nguồn lây nhiễm…
Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, cùng với sự bùng phát dịch bệnh tại TPHCM và các tỉnh phía Nam, tại địa bàn Hà Nội đã phát sinh một số ca mắc mới trong cộng đồng, gây rất khó khăn cho công tác phòng, chống đại dịch của thành phố.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Hà Nội đã thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”… (Ảnh: Báo Kinh tế đô thị).
Dẫn chứng về số liệu và tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, Bí thư Hà Nội cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 5,91%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 5,64%. Đã có trên 13.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 53,3% dự toán Trung ương giao, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Về những hạn chế, tồn tại khiến Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn trăn trở, theo ông Dũng, đó là thành phố đang đứng trước những thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và sự quá tải về hạ tầng kinh tế – xã hội đang ngày càng gia tăng; hệ thống giao thông kết nối liên vùng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển cũng như vị thế là trung tâm liên kết Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Đề xuất sân bay thứ 2 tại phía Nam Thủ đô
Cũng tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã kiến nghị đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm, chỉ đạo, thông qua 9 nội dung quan trọng để Thủ đô nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, đảm bảo đời sống nhân dân.
Cụ thể, về định hướng phát triển Thủ đô, Hà Nội đề xuất tiếp tục ban hành Nghị quyết về phương hướng phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030 sau khi thành phố tiến hành tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TW.
Đồng thời, đề nghị cho phép tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố lên mức 42% (bằng giai đoạn 2011-2016) để đảm bảo mặt bằng chi và nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô giai đoạn 2022-2025.
Hỗ trợ TP Hà Nội thực hiện các dự án giao thông trọng điểm thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương với nhu cầu vốn 21.351 tỷ đồng, giúp tăng cường khả năng kết nối, lan tỏa vùng (đã bố trí 5.937 tỷ đồng, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ xem xét, cân đối 15.600 tỷ đồng cho thành phố).
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi làm việc sáng 19/7 (Ảnh: Báo Kinh tế đô thị).
Để đầu tư xây dựng đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô, tạo nguồn lực phát triển lâu dài, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu vốn thực hiện dự án: Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 160.000 tỷ. Trong đó, ngân sách bố trí khoảng 50% (gồm ngân sách TW hỗ trợ khoảng 25% tổng mức đầu tư; ngân sách của 3 tỉnh, thành phố khoảng 25% tổng mức đầu tư); phần còn lại của tổng mức đầu tư dự án, áp dụng cơ chế PPP-BOT, bố trí khoảng 50%.
Chính phủ cho phép Hà Nội (đơn vị chủ trì) phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh triển khai thực hiện ngay công tác lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), chuẩn bị đầu tư Dự án, báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án vào kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 15 (tháng 10/2021).
Hà Nội cũng đề xuất đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 5 – Vùng Thủ đô bằng các nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, nguồn vốn đối ứng của các địa phương, tập trung đẩy mạnh đầu tư, đảm bảo tính kết nối trên toàn tuyến.
Về các tuyến đường sắt đô thị, Chủ tịch Chu Ngọc Anh cho biết, mạng lưới đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố bao gồm 9 tuyến. Trong đó có 3 dự án đang chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và 5 dự án đường sắt đô thị đang triển khai thực hiện chuẩn bị đầu tư…
Đề xuất nghiên cứu bổ sung quy hoạch sân bay dân dụng thứ 2 tại phía Nam Thủ đô trong quá trình nghiên cứu Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không Quốc gia và Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Bí thư Hà Nội: Sẵn sàng '4 tại chỗ' khi dịch diễn biến xấu
Trước diễn biến dịch tại Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa yêu cầu kiểm soát nhanh nhất điểm có ca mới, gia cố các biện pháp phòng chống dịch, chuẩn bị theo phương châm "4 tại chỗ".
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng. ẢNH HN
Theo Bí thư Hà Nội, về cơ bản thành phố đang kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, nhưng nguy cơ bùng phát dịch trở lại đang hiện hữu, khi trong ngày 16.7, thành phố đã ghi nhận thêm một số ca dương tính SARS-CoV-2.
Vì thế, ông Dũng yêu cầu các lực lượng tuyến đầu phải thần tốc truy vết, khoanh vùng, cách ly các ca nhiễm mới; bằng mọi biện pháp phải kiểm soát nhanh nhất những khu vực liên quan; không để lây lan thêm trên địa bàn.
Ông Dũng cũng nhắc nhở tình trạng một số chốt kiểm dịch cửa ngõ thành phố chưa thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, thậm chí còn lơi lỏng, có nơi để người và phương tiện đi qua chốt mà không kiểm tra, làm thủ tục khai báo y tế. Bí thư Thành ủy yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này; phải bảo đảm 22/22 chốt hoạt động 24/24 giờ kiểm tra, kiểm soát 100% người và phương tiện vào thành phố.
Đặc biệt, người đứng đầu thành phố cũng yêu cầu "người đứng đầu, cán bộ chủ chốt phải xác định rõ phòng, chống dịch Covid-19 lúc này là nhiệm vụ chính trị ưu tiên số 1; phải thực sự là "tổng chỉ huy", là "nhạc trưởng" duy trì sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để chiến thắng dịch".
Hàng chục cán bộ trong viện nghiên cứu ở Hà Nội phải cách ly vì Covid-19
Kêu gọi người dân chủ động tự giác thực hiện "5K", ông Dũng cũng yêu cầu chính quyền các cấp chuẩn bị phương châm "4 tại chỗ": chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ; không để "nước đến chân mới nhảy", không để bị động, bất ngờ khi dịch diễn biến xấu.
Người dân từng ra khỏi Hà Nội, nếu có triệu chứng cần đi khám ngay
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho biết việc thành phố ghi nhận thêm F0 rải rác trong cộng đồng là vấn đề đã được nhận định từ trước, do lượng người đi từ vùng dịch về là tương đối lớn.
Về chùm ca bệnh liên quan Khu công nghiệp Thăng Long, nguyên nhân chủ yếu khiến ổ dịch này tiếp tục phát sinh ca nhiễm mới do mật độ công nhân làm việc cùng với ca F0 lớn. Liên tục trong nhiều ngày, các công nhân làm việc trong môi trường kín, điều hòa trung tâm nên khả năng lây lan mạnh. Tuy nhiên, các trường hợp dương tính mới đều là F1 đã được cách ly cùng nhau ngay tại công ty trong khu công nghiệp.
Theo ông Tuấn, hiện các chùm ca bệnh trên địa bàn như tại Khu công nghiệp Thăng Long, H.Mỹ Đức, liên quan TP.HCM và Trung tâm Nghiên cứu thiết kế Cơ khí thuộc Viện Cơ khí năng lượng và mỏ đều xác định được nguồn lây, khoanh vùng các trường hợp liên quan.
Duy chỉ ca dương tính là nhân viên Ngân hàng Vietinbank hiện chưa xác định được mối liên quan với các chùm ca bệnh cũ. Lực lượng chức năng đang khẩn trương điều tra nguồn lây của ca bệnh này.
Đáng chú ý, ông Tuấn cho biết, hầu hết các ca bệnh trong đợt này đều có xuất hiện triệu chứng, ví dụ như ho, sốt. "Chúng tôi rất mong muốn những người dân từng đi ra khỏi thành phố, không nhất thiết là phải vào vùng dịch, khi có triệu chứng nghi ngờ nên liên hệ ngay với các cơ sở y tế hoặc đường dây nóng phòng chống dịch Covid-19, để được hướng dẫn kịp thời", ông Tuấn nói.
Bí thư Hà Nội: Dừng dịch vụ không thiết yếu vì an toàn người dân Ông Đinh Tiến Dũng cho rằng thành phố đã "thực hiện hiệu quả, linh hoạt việc tạm dừng hoặc cho hoạt động trở lại một số hoạt động dịch vụ" để phòng, chống dịch. Trao đổi với báo chí ngày 12/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói việc tạm dừng và điều chỉnh cách thức, thời gian hoạt động...