Bí thư Đà Nẵng: ‘Tôi nói là làm, không có chuyện chạy làng’
Lần đầu đối thoại với người dân làng phong Hòa Vân vừa được chuyển vào nơi ở mới trên đất liền, Bí thư Nguyễn Bá Thanh cho biết, sẽ tăng phụ cấp cho người nghèo, bố trí việc làm cho bệnh nhân phong…
Sáng 5/9, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã đối thoại với 64 hộ dân làng phong Hòa Vân. Trong buổi đối thoại đầu tiên với người bị bệnh phong, ông Thanh muốn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng nguời dân, giải quyết những nhu cầu cấp bách để bà con tái hòa nhập cộng đồng.
Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh tận tình thăm hỏi, tặng quà và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân làng Vân. Ảnh: Nguyễn Đông
Sau 10 ngày được chuyển từ làng phong Hòa Vân (phường Hòa Hiệp Bắc) vào khu nhà liền kề ở phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu), gia đình bệnh nhân phong nào cũng phấn khởi vì có được ngôi nhà khang trang. Nhưng nỗi lo lớn hơn với họ chính là cơ sở hạ tầng nơi ở mới chưa đảm bảo, nhiều nhà bị thấm, nước hắt vào nhà khi trời mưa. Những người đàn ông khỏe mạnh muốn đi tìm việc làm để có “đồng ra đồng vào” cũng đành ngậm ngùi vì không biết bắt đầu từ đâu…
“Với tôi và nhiều người già ở đây, lo nhất vẫn là việc phụ cấp cho người nghèo quá thấp, trong khi vào đất liền mọi thứ từ tiền điện, nước, con tôm, con cá đều đắt đỏ. Mong chính quyền thành phố quan tâm nhiều hơn nữa để bà con chúng tôi bớt lo lắng mới sống vui được”, bà Võ Thị Thu (80 tuổi) mong mỏi.
Không chỉ bà Thu mà nhiều cụ già khác cũng mong muốn được tăng số tiền hỗ trợ hộ nghèo từ 410.000 đồng lên 610.000 đồng một người một tháng. Nguyện vọng này của bà con đã được thành phố đồng ý.
Nói chuyện với người dân, bí thư Thanh thẳng thắn bày tỏ, việc di chuyển các hộ dân từ làng phong vào đất liền không phải vì có dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp mà là do chính quyền lo lắng cho các thế hệ trẻ ở làng Vân. Di cư vào bờ, các em sẽ có một cuộc sống mới.
Video đang HOT
Bí thư Thanh cẩn thận ghi lại những thắc mắc của bà con làng Vân để giải quyết. Ảnh: Nguyễn Đông.
“Đời mình còn con cháu, vào đất liền sẽ được thuận lợi hơn trong việc cho con cái đi học, chữa bệnh… Chứ ở mãi làng Vân, mưa bão bị biệt lập thì sao được. Tôi tin chắc việc di chuyển làng Vân vào đất liền là chủ trương đúng đắn, không chỉ bây giờ mà cho tương lai”, ông Thanh nói.
Bí thư cũng thẳng thắn phân tích cho người dân việc dùng nước, điện bao nhiêu thì trả bấy nhiêu chứ không có chuyện giảm, bởi đã hoà nhập thì bình đẳng như cộng đồng. Riêng vấn đề việc làm, ông Thanh yêu cầu quận Liên Chiểu lập danh sách những ai còn đủ điều kiện sức khoẻ sẽ xem xét bố trí giải quyết việc làm phù hợp, hỗ trợ những ngư dân có điều kiện hành nghề khi vào khu nhà liền kề.
Điều ông Thanh tâm sự cùng người dân đó là, khi chuyển đến nơi ở mới, chắc chắn nhiều người sẽ không an tâm, nhưng ở một nơi khang trang được chính quyền địa phương quan tâm thì chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.
“Bà con ở đây rồi, thỉnh thoảng tôi sẽ lên thăm. Không phải đưa bà con vào đây rồi là thôi mà chính quyền sẽ luôn theo dõi. Tôi nói là làm, không có chuyện chạy làng”, ông Thanh nhấn mạnh và động viên người dân làng Vân vào đất liền phải sinh hoạt cộng đồng, phải bỏ qua tự ti bởi xung quanh không ghét bỏ, xa lánh.
Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu lắng nghe ý kiến của bà con làng Vân để giải quyết theo chỉ đạo của Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Nguyễn Đông.
Sau buổi đối thoại, ông Thanh và lãnh đạo thành phố đã thăm hỏi và tặng mỗi hộ dân 500.000 đồng. Thấy ông Nguyễn Văn Xứng, gia đình có công với cách mạng, hiện rất nghèo khó, ông Thanh quyết định tặng thêm một suất quà 500.000 đồng nhưng ông Xứng gạt đi và bảo: “Tôi đã có quà rồi, không dám nhận nữa vì nhiều người dân ở đây đang rất cần món quà này”. Cử chỉ đó khiến ông Thanh và nhiều người xung quanh nhìn nhau xúc động.
“Đời tôi chưa bao giờ nghĩ mình được sống trong ngôi nhà đẹp và khang trang như thế này. Được đích thân Bí thư thành ủy đến lắng nghe tâm tư nguyện vọng và cùng bà con tháo gỡ khó khăn, chúng tôi vui lắm”, ông Xứng tâm sự.
Nhiều người có nguyện vọng xin thêm đất tái định cư vì gia đình quá đông con cũng được Bí thư Thanh chỉ đạo làm đơn để quận và thành phố xét duyệt. Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu Dương Thành Thị cho biết, sẽ xem xét kỹ từng hồ sơ để đảm bảo sự công bằng, tránh tình trạng nhiều người ngoài dựa vào chỉ đạo của bí thư để ké tên xin thêm đất.
Theo VNE
VFF: Không có chuyện lương 200 triệu đồng/tháng
Tân HLV Đội tuyển quốc gia Thanh Hùng sẽ nhận chế độ theo quy định chung và VFF sẽ có những sợ hỗ trợ thỏa đáng, chứ không được hưởng lương 200 triệu đồng/tháng.
Sáng 22.5, VFF đã công bố ông Phan Thanh Hùng là HLV trưởng Đội tuyển quốc gia (ĐTQG), còn ông Lư Đình Tuấn sẽ dẫn dắt đội U22.
Không có chuyện lương 200 triệu đồng/tháng
Theo ông Nguyễn Lân Trung - Phó Chủ tịch VFF, trong thời gian cùng ĐTQG thi đấu giao hữu với Trung Quốc (8.6), Hongkong (10.6), HLV Thanh Hùng sẽ nhận chế độ theo quy định chung và VFF sẽ có những sợ hỗ trợ thỏa đáng, chứ không được hưởng lương 200 triệu đồng/tháng.
HLV Lư Đình Tuấn (trái) và Phan Thanh Hùng được tín nhiệm dẫn dắt đội U22 và ĐTQG.
"Muốn tìm được người làm việc chuyên trách dài hạn như định hướng của Tổng cục TDTT thì phải có lộ trình. Khả năng của HLV Thanh Hùng đến đâu tất cả đều đã biết sau những năm làm việc từ cấp CLB đến đội U23, ĐTQG. Do đó, kết quả 2 trận giao hữu không phải là yếu tố quan trọng nhất để chúng tôi quyết định có tiếp tục đặt niềm tin vào HLV Thanh Hùng tại AFF Cup 2012 hay không" - ông Trung cho biết.
Nói cách khác, VFF gần như đã chọn HLV Thanh Hùng để "gửi vàng". Đợt tập trung kéo dài 1 tuần với 2 trận giao hữu sắp tới của ĐTQG trên đất khách có ý nghĩa như một lời thuyết phục, chứng minh của VFF đối với Tổng cục TDTT rằng: HLV nội vẫn có thể làm tốt công việc trong điều kiện chuyên trách ngắn hạn. Và sẽ không có gì ngạc nhiên khi HLV Thanh Hùng sẽ chọn những gương mặt quen thuộc từng chơi với nhau nhiều năm dưới thời HLV Calisto (khi ấy HLV Thanh Hùng là trợ lý số 1-PV).
Chưa có "đất" cho cầu thủ Việt kiều
Cũng như những đợt tập trung trước, đợt tập trung sắp tới cũng sẽ có những tuyển thủ làm xong nhiệm vụ ở ĐTQG sẽ xuống khoác áo đội U22 tham dự vòng loại Giải U22 châu Á 2013 tại Myanmar từ 23.6 đến 3.7: "Danh sách 24 tuyển thủ U22 không phải do tôi chọn nên chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Những cầu thủ đang thi đấu ở V.League tôi đều thuộc lòng, nhưng số cầu thủ hạng nhất thì phải theo dõi thêm trong 2 vòng đấu tới để có sự lựa chọn, bổ sung cần thiết" - HLV đội U22 Lư Đình Tuấn nói.
Trước câu hỏi vì sao VFF gạt khỏi danh sách đội U22 2 cầu thủ Việt kiều: Mạc Hồng Quân (đang ở CH Czech), Nguyễn Thanh Giang (Đức), ông Nguyễn Lân Trung-Phó Chủ tịch VFF trả lời: "Do đợt tập trung này không có nhiều thời gian nên chỉ sử dụng những nhân tố đã biết (?!).
Về vấn đề này, HLV Vương Tiến Dũng bày tỏ: "Tôi không hiểu VFF đang suy nghĩ gì. U22 là tập hợp những nhân tố kế cận cho ĐTQG nên càng phải có nhiều sự thử nghiệm để phát hiện thêm tài năng chứ? Tại sao không để họ về nước tập luyện cùng đội U22 một thời gian, nếu thấy không thích hợp thì loại vẫn chưa muộn".
Về phần mình, HLV Mai Đức Chung tỏ ra rất bức xúc: "VFF đã làm mà không hề tham khảo ý kiến tôi. Tôi là người trực tiếp xem 2 cầu thủ Việt kiều nói trên chơi bóng, có trong tay cả 1 cuốn sách tư tiệu về họ và có thể khẳng định đó là những cầu thủ tốt. Hiện tôi đang chờ câu trả lời từ phía VFF nhưng chưa thấy gì".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cuộc thi "chết dở" vì thí sinh "chạy làng" Họ đều là những ca sỹ gây chú ý trong các cuộc thi hát, không chỉ ở tài năng, sắc vóc mà còn tạo "scandal" khi bỗng dưng nghỉ (hoặc tự bỏ) giữa chừng khi cuộc thi đang "nóng". Cao Thái Sơn - Sao Mai Điểm Hẹn 2004 Ngay khi vòng 1 cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2004 kết thúc, nhờ sự...