Bí thư Đà Nẵng: Muốn trò giỏi phải có thầy giỏi
Uy tín thương hiệu của một trường đại học chính là chất lượng đầu ra của sinh viên. Mà muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi” -Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh quan điểm trên trong buổi đối thoại với CB, GV ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) ngày 19/9.
Ông Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trong buổi đối thoại với CB, GV ĐH Duy Tân Đà Nẵng ngày 19/9.
Phát biểu trước khoảng 500 CB, GV ĐH Duy Tân trong buổi đối thoại nhân dịp đầu năm học, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng chất lượng đầu ra của một sinh viên (SV) chưa hẳn phụ thuộc vào cấp bậc bằng cấp. Một học viên tốt nghiệp trung cấp y dược Đà Nẵng chẳng hạn có năng lực tốt hơn SV tốt nghiệp hệ Cao đẳng ở một số đơn vị đào tạo khác. Điều đó được kiểm chức ngay trong thực tế, ngay trong năng lực công tác của những học viên, SV sau khi tốt nghiệp. Để các đơn vị tuyển dụng tin cậy, để nâng cao uy tín thương hiệu của trường học một cách tốt nhất chính là đào tạo ra những người giỏi, có năng lực. Mà muốn trò giỏi thì phải có thầy giỏi. Đó là nguyên tắc, là yếu tố quyết định trước hết và trên hết. Cho nên trường học phải trọng thầy giỏi, tìm thầy giỏi, có chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” để thu hút nhân tài.
Bí Thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh quan điểm “muốn trò giỏi phải có thầy giỏi” trong buổi nói chuyện với CB, GV ĐH Duy Tân.
Ông Thanh dẫn chứng một trường hợp “chiêu hiền đãi sĩ” cụ thể như đích thân ông 5 lần 7 lượt mời cho được một vị GS.TS chuyên ngành hàng đầu từ Hà Nội về công tác tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Muốn xây dựng một tổ chức tốt thì chính tổ chức phải đi tìm những cán bộ giỏi, có năng lực chứ không chỉ việc ngồi đợi các ứng viên tìm tới. Một trường ĐH cũng vậy thôi. Khi mà chất lượng đầu ra của SV được khẳng định, dần dần sẽ tạo nên tiếng tăm cho trường học. Và khi đó, chính các đơn vị tuyển dụng sẽ “đặt hàng” ngay từ khi SV còn ngồi trên ghế nhà trường, chứ SV ra trường không phải vác đơn đi xin việc.
Theo báo cáo của trường ĐH Duy Tân thì tỷ lệ SV, HS tốt nghiệp có việc làm là trên 85%. Song phải thẳng thắn nhìn nhận tỷ lệ SV tốt nghiệp ra trường có việc làm nhờ những mối quan hệ sẵn có là bao nhiêu, tỷ lệ SV được các đơn vị tuyển dụng “trải thảm” dựa vào năng lực thực sự là bao nhiêu. Tỷ lệ SV được tuyển dụng dựa vào năng lực thực sự mới là con số chính xác nói lên chất lượng đào tạo của trường học.
Tư vấn định hướng đào tạo cụ thể cho trường hợp Trường ĐH Duy Tân, ông Thanh cho rằng trường không nên đào tạo tràn lan kiểu hệ nào cũng có, ngành nào cũng có kiểu “bách hóa tổng hợp”, mà phải tập trung vào các ngành mũi nhọn, dựa trên cơ sở vật chất, nguồn nhân lực thế mạnh của nhà trường và nhu cầu tuyển dụng của xã hội. Chẳng hạn như Đà Nẵng đang hướng tới phát triển ngành Công nghiệp công nghệ cao, CNTT chẳng hạn Đà Nẵng đang thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch…, thì cứ bám vào nhu cầu nhân lực thực tế cho các ngành nghề, lĩnh vực trên mà đào tạo. Đừng để tình trạng phân bổ chỉ tiêu ồ ạt, các trường đào tạo tràn lan không định hướng, không nhắm tới nhu cầu thực tế của xã hội.
Video đang HOT
Trả lời trực tiếp câu hỏi của một giảng viên trong buổi đối thoại về việc trường ĐH Duy Tân có nên mở ngành đào tạo Y dược không, ông Thanh thẳng thắn nói không, đồng thời chỉ ra nguyên nhân đây không phải là thế mạnh đào tạo của trường, trường chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng đào tạo tốt. Ngay thực tế ở Đà Nẵng, Trường CĐ Y tế có triển vọng phát triển đào tạo tạo các ngành này bởi họ thực sự có nền tảng, có thế mạnh đào tạo chuyên ngành này. ĐH Đà Nẵng cũng mở ngành này nhưng lại không có tiến triển.
Một giảng viên khác đưa ra vấn đề các doanh nghiệp còn phân biệt tuyển dụng giữa sinh viên trường công và trường tư, họ chê SV ngoài công lập và đặt câu hỏi làm thế nào để thay đổi thực trạng này. Ông Thanh quay trở lại vấn đề uy tín thương hiệu của trường học dựa trên chất lượng đầu ra. Để khẳng định mình, để SV ra trường được tiếp nhận, trọng dụng, nhà trường phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo ra những người giỏi thì không bị doanh nghiệp phân biệt đối xử.
Theo Dantri
Bí thư Đà Nẵng 'nắn gân' ngân hàng không chịu giảm lãi suất
Kêu gọi ngân hàng và doanh nghiệp hợp tác với nhau để vượt qua khó khăn, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh "dọa" nhà băng nào không giảm lãi suất đúng quy định, sẽ kêu gọi dân Đà Nẵng rút hết tiền gửi sang nơi khác.
Ngày 7/9, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã có buổi đối thoại với hơn 150 doanh nghiệp và các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn để cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trước khi diễn ra buổi đối thoại, cơ quan chức năng đã tiến hành khảo sát và thu thập thông tin từ phía doanh nghiệp để tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách.
Buổi đối thoại giữa Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh với doanh nghiệp. Ảnh: Nguyễn Đông
Báo cáo tại buổi đối thoại, ông Võ Duy Khương, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết, hoạt động doanh nghiệp của thành phố gặp rất nhiều khó khăn do lãi suất tăng cao, thị trường thu hẹp, tiêu thụ sản phẩm giảm, hàng tồn kho tăng. Doanh nghiệp phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đa số đều không đạt được kết quả đề ra cho 6 tháng đầu năm. Một số nhóm ngành sản xuất sụt giảm sản lượng rất mạnh như thuốc lá đầu lọc giảm 77,2%, xe máy giảm 74,9%...
Hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng có 15.146 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký đạt 128.288 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2012 đã có 103 doanh nghiệp thông báo tạm ngưng hoạt động, các ngành chức năng thông báo giải thể, xóa tên 108 doanh nghiệp, ban hành thông báo vi phạm đối với 394 cơ sở bỏ địa chỉ kinh doanh (tăng 155% so với cùng kỳ).
Dự kiến 6 tháng cuối năm, thành phố sẽ thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, xóa tên và yêu cầu 891 doanh nghiệp đã đóng mã số thuế thực hiện trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Về phía ngành ngân hàng, nợ xấu trên toàn hệ thống đến cuối tháng 7 là 2.208 tỷ đồng, tăng 181,6% so với cuối năm 2011, chiếm tỷ lệ 4,55% trên tổng dư nợ. Trong đó khối ngân hàng thương mại nhà nước là 5,37% ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài là 3,94%.
Trong số gần 20 ý kiến của đại diện doanh nghiệp, hầu hết đều mong muốn sẽ được ngân hàng giảm lãi suất trần xuống mức 10 - 12%, một năm cho đáo hạn một lần, không chỉ để cứu doanh nghiệp mà là cứu nền kinh tế.
Ông Phan Hải, Giám đốc công ty TNHH SX - TM B.Q, nhận định trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, phía ngân hàng càng khó cho vay. Trong khi đó, hợp đồng vay vốn ngân hàng thường có điều khoản quy định cứ ba tháng một lần sẽ rà soát điều chỉnh lãi suất. "Cứ ba tháng lại một lần nơm nớp lo lãi suất tăng hay giảm, liệu doanh nghiệp có thực sự an tâm để làm ăn? Ngân hàng nhà nước dự báo 6 tháng tới lãi suất giảm nhưng giảm được bao nhiêu?", ông Hải đặt câu hỏi.
Nhiều đại diện doanh nghiệp nêu ý kiến với mong muốn giảm lãi suất vay xuống 10 - 12%. Ảnh: Nguyễn Đông
Tháng 7 năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện nghiêm trần lãi suất cho vay với lãi suất dưới 15%. Đến ngày 20/7 chỉ có 38% dư nợ của các khoản vay cũ trên địa bàn Đà Nẵng được đưa về mức lãi suất này, ngày 17/8 tỷ lệ này tăng lên 60,6%.
Từ Hà Nội vào tham gia hội thảo, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến ghi nhận những khó khăn của doanh nghiệp Đà Nẵng.
"Ở góc độ quản lý nhà nước, chúng tôi rất chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp. Lãi suất mong muốn thấp nhưng lãi suất tiền vay phụ thuộc vào tiền gửi, nếu tiền gửi không ở lãi suất thấp thì việc cho vay cũng không thể thấp. Chúng tôi ưu tiên kiềm chế lạm phát và đang xem xét giảm lãi suất cho vay", ông Tiến nói.
Ông cho biết thêm tại phiên họp Chính phủ ngày 6/9, Thủ tướng khẳng định rằng những giải pháp hiện tại đang đi đúng hướng nhưng phụ thuộc vào nỗ lực của ngân hàng và tự thân vươn lên của các doanh nghiệp.
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh kêu gọi doanh nghiệp bình tĩnh, tìm cách vươn lên. Ông nói: "Kêu than cũng không giải quyết được gì, buông tay là thuyền chìm, khó khăn mới biết được tài năng, bản lĩnh của từng doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp dám làm nhưng quan trọng là phải biết làm".
Bí thư Thanh "Ngân sách thành phố sẽ đứng ra bảo lãnh 3.000- 5.000 tỷ đồng". Ảnh: Nguyễn Đông
Ông Thanh đề nghị doanh nghiệp, UBND TP, Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, rà soát lại những doanh nghiệp gặp khó khăn trong vay vốn để giải quyết. Theo ông, bản thân ngân hàng cũng đi vay tiền rồi cho vay lại, vì thế không thể dễ dãi cấp tiền cho doanh nghiệp.
"Gặp ai làm ăn chính đáng mà khó khăn thì phải hỗ trợ, chứ nhiều doanh nghiệp làm bậy mà đòi được cứu thì không được. Cứu sống rồi thì phải trả lại chứ không phải là cho không", ông Thanh nói.
Tuy nhiên, ông Thanh đề nghị ngân hàng linh hoạt hơn trong khâu thẩm định và cho vay, tránh tình trạng doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng thì không được vay, nhưng có trường hợp vay quá dễ dãi mà làm ăn kém hiệu quả dẫn đến nợ xấu.
"Những ngân hàng không giảm trần lãi suất cho vay thì trong cuộc họp HĐND thành phố, tôi nói vài câu là người dân Đà Nẵng rút hết tiền ở ngân hàng đó để gửi vào ngân hàng khác, lúc đó đừng có kêu. Doanh nghiệp có sống thì mình mới sống nên phải dựa vào nhau để sống. Các dự án khả thi thì cần tạo điều kiện cho vay vứi thủ tục đơn giản, lãi suất rõ ràng, tạo điều kiện cho vay, mạnh tay hơn", ông Thanh nêu ý kiến.
Bí thư thành ủy Đà Nẵng cũng đề nghị UBND thành phố thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu cơ chế cho những doanh nghiệp có dự án khả thi, muốn vay mà không tiếp cận được vốn ngân hàng. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp có thể được thành phố đứng ra bảo lãnh để vay vốn ngân hàng. Dự kiến ngân sách thành phố sẽ dành ra khoảng 3.000-5.000 tỷ đồng cho việc bảo lãnh này. Thành phố cũng sẽ kiểm soát việc vay vốn ồ ạt mà không tính tới hiệu quả kinh doanh.
Trước đó, Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành liên tục tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp và ngân hàng để giải quyết vướng mắc trong tiếp cận vốn vay. Đà Nẵng là địa phương mới nhất tiến hành công việc này và cũng là nơi phát đi thông điệp mạnh mẽ nhất của chính quyền trong việc yêu cầu ngân hàng hợp tác với doanh nghiệp.
Theo VNE
Bí thư Đà Nẵng: 'Tôi nói là làm, không có chuyện chạy làng' Lần đầu đối thoại với người dân làng phong Hòa Vân vừa được chuyển vào nơi ở mới trên đất liền, Bí thư Nguyễn Bá Thanh cho biết, sẽ tăng phụ cấp cho người nghèo, bố trí việc làm cho bệnh nhân phong... Sáng 5/9, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã đối thoại với 64 hộ dân làng phong...