Bí thư Đà Nẵng: “Lò chống tham nhũng đang cháy ngùn ngụt”
Ông Trương Quang Nghĩa nói lò chống tham nhũng trước đây nóng dần, nhưng giờ đang cháy ngùn ngụt.
Tại cuộc làm việc với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chiều 24.4, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Huỳnh Minh Chức nói, vừa qua một số cựu lãnh đạo của thành phố bị khởi tố, bắt giam liên quan đến sai phạm trong quản lý đất đai, nhà công sản; những vi phạm của các cán bộ đó làm cho người dân rất bức xúc.
“Tại sao đất đai, nhà công sản là nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển thành phố lại bị biến thành tài sản riêng, lợi ích nhóm, lợi ích cho Phan Văn Anh Vũ. Theo tôi, đây là hành vi tham nhũng rất tinh vi, do đó phải thu hồi hết lại để đầu tư cho thành phố”, ông Chức nói.
Ông Huỳnh Minh Chức – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP.Đà Nẵng nêu các kiến nghị với Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa. Ảnh: Nguyễn Đông
Ông Chức đặt câu hỏi, còn những doanh nghiệp nào như “ Vũ nhôm” trên địa bàn thành phố nữa hay không? Còn bộ phận cán bộ, công chức nào để cho doanh nghiệp chỉ đạo, thao túng? “Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng khẩn trương điều tra mở rộng vụ án để làm trong sạch bộ máy, củng cố niềm tin cho nhân dân”, ông nói thêm.
Chủ tịch Hội cựu chiến binh Đà Nẵng cũng cho rằng, các khu đất dự án ven biển Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn có yếu tố nước ngoài đang được hội viên và người dân quan tâm, vì liên quan đến yếu tố an ninh quốc phòng. Trên thực tế, người bình thường rất khó vào bên trong các dự án này. Do đó, lãnh đạo thành phố phải lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân trước khi cấp phép đầu tư, xây dựng.
Ngoài ra, theo ông Chức, tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt tài sản, đánh bạc thời gian qua diễn ra khá phổ biến, nhiều cán bộ công an đã bị khởi tố nên “Thành ủy phải có biện pháp ngăn ngừa không để xảy ra trên địa bàn thành phố”.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết, việc khởi tố, bắt giam Phan Văn Anh Vũ đã được thông tin rộng rãi. Hiện dư luận nóng lên việc khởi tố, bắt giam một số cựu lãnh đạo, quan chức cấp cao của thành phố do liên quan đến vụ án Vũ “nhôm”.
Ông Nghĩa chia sẻ, người dân thành phố có rất nhiều tâm tư liên quan đến các vụ vừa qua vì “đây là nỗi buồn”. Tuy nhiên, dư luận chung ủng hộ chủ trương chống tham nhũng của Đảng, không chỉ riêng Đà Nẵng mà trên toàn quốc.
Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Video đang HOT
“Lò chống tham nhũng trước đây nóng dần, bây giờ đang rất nóng, cháy ngùn ngụt. Nhiều lãnh đạo đương nhiệm và về hưu đã bị khởi tố khi cơ quan chức năng phát hiện sai phạm, điều đó cho thấy Đảng quyết liệt chống tham nhũng và đây là vì sự sống còn của chế độ”, ông Nghĩa nói.
Nếu làm minh bạch thì không ai đi tù
Người đứng đầu Đảng bộ Đà Nẵng nhìn nhận, trong 20 năm qua từ khi tách khỏi Quảng Nam và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã làm được rất nhiều việc, thay đổi từng ngày; nhưng bên cạnh đó có những sai phạm mà lúc này phải kiểm điểm.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2013 chỉ rõ chính quyền Đà Nẵng có một số sai phạm liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên 5 năm qua khắc phục rất chậm.
“Ngay từ 2013 nếu làm quyết liệt để sửa sai thì còn dễ, nhưng 5 năm qua thành phố không thực hiện nghiêm túc nên mới được Ủy ban kiểm tra nhắc nhở. Bây giờ càng ngày càng khó giải quyết. Đây là bài học rất lớn”, ông Nghĩa nói.
Bí thư Đà Nẵng nhận định, Đà Nẵng đang đối mặt với nhiều bất cập, như thiết chế văn hóa thiếu đồng bộ, hệ thống giao thông quá tải ở khu vực trung tâm, định hướng phát triển kinh tế suốt thời gian dài dựa vào tài nguyên đất thì sắp tới sẽ tạo nguồn thu từ đâu?
“Ban Thường vụ Thành ủy hiện làm việc rất công khai, mọi chủ trương được bàn bạc kỹ để đưa ra kết luận. Khi đưa ra bàn bạc minh bạch, có người nói nếu làm như thế này sớm thì không có chuyện như ở sân vận động Chi Lăng. Tôi nói nếu làm công khai, minh bạch thì không có ai đi tù cả”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Phan Văn Anh Vũ, 43 tuổi, là đại gia bất động sản có tiếng ở Đà Nẵng. Ngày 21.12.2017, ông Vũ bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố về tội “Làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”, theo điều 263 Bộ luật Hình sự 1999. Ngày 4.1, ông Vũ bị đưa về Hà Nội sau nhiều ngày trốn lệnh truy nã tại Singapore. Mới đây nghi phạm này bị khởi tố thêm tội danh “Trốn thuế” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.Liên quan đến vụ án, ngày 17.4, Bộ Công an đã khởi tố hai cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh (63 tuổi, làm chủ tịch Đà Nẵng giai đoạn 2006-2011) và ông Văn Hữu Chiến (2011-2014) về các tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015) và Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai (Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015). Ông Minh bị bắt giam, ông Chiến được tại ngoại.Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng quyết định khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với ông Nguyễn Điểu (60 tuổi, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Đà Nẵng); Trần Văn Toán (nguyên Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng); Lê Cảnh Dương (Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng). Các ông Điểu, Toán, Dương cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo Nguyễn Đông (VNE)
"Nhìn bản đồ quy hoạch mà không biết miếng đất đó làm gì thì quản lý cái gì?"
Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nhìn vào bản đồ quy hoạch của một địa phương phải biết được miếng đất đó dùng để làm gì? Bao nhiêu dùng cho cây xanh? Bao nhiêu dùng để xây trường học?... Đó mới gọi là quy hoạch.
Sáng 6/3, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã có buổi làm việc với Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố.
Báo cáo với Bí thư Thành ủy, ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Đà Nẵng cho biết, trong năm 2017, Sở đã tham mưu cho thành phố ban hành quyết định thu hồi 19 dự án với tổng diện tích 161,6ha; giao đất, cho thuê đất đối với 25 hồ sơ với tổng diện tích 571,8ha; gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng đối với 10 khu đất với tổng diện tích 68,8ha...
Tổ chức cấp mới, cấp đổi, cấp lại tổng cộng gần 28.900 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Toàn cảnh buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa với Sở Tài nguyên - Môi trường
Thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, Sở đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai lập thủ tục điều chỉnh lại thời hạn sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh từ giao lâu năm thành 50 năm. Đến nay đã thực hiện điều chỉnh thời hạn sử dụng được 94 trường hợp.
Về lĩnh vực môi trường, Sở đã tham mưu thành phố triển khai các hoạt động đề án "Thành phố môi trường", đề xuất lộ trình thực hiện; tham mưu thành phố công tác chuẩn bị đầu tư dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn...
Phát biểu đóng góp ý kiến tại buổi làm việc, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Đà Nẵng cho biết, cần có quy trình chung trong xúc tiến đầu tư đối với những khu đất ngoài khu công nghiệp.
"Vừa rồi có đại lý xin làm đại lý hãng xe, muốn tiếp cận khu đất nhưng khu đất đó chưa đấu giá. Cần có thời gian, địa điểm rõ ràng hơn để họ khỏi đi lên đi xuống nhiều lần", ông Sơn nói.
Bí thư Trương Quang Nghĩa cho rằng, câu chuyện nhà đầu tư tiếp cận đất đai đối với một địa phương rất quan trọng.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với Sở Tài nguyên - Môi trường
"Bây giờ tôi là một nhà đầu tư, tôi muốn tìm một quỹ đất để làm trường học thì có trả lời được không? Ai trả lời? Nếu chúng ta không trả lời được là quản lý chúng ta chưa có gì", Bí thư Trương Quang Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, nhìn vào bản đồ quy hoạch của một địa phương người ta phải biết ngay miếng đất đó là để làm gì. Các nhà đầu tư người ta nhìn vào có ưng hay không? Khi công bố có bao nhiêu người quan tâm đến cái đó?
"Khi chưa có cái đó thì quản lý cái gì? Không biết miếng đất đó dùng để làm gì? Ví dụ như Hải Châu bây giờ còn bao nhiêu ô trống? Ô trống đó để làm gì? Có trả lời được ko?", ông Nghĩa đặt câu hỏi.
Ông Nghĩa cũng đặt vấn đề có đáng cảnh báo hay không về câu chuyện các nhà đầu tư khó tiếp cận đất đai.
"Ví dụ có nhà đầu tư Nhật muốn đầu tư một khu vui chơi cho trẻ em, diện tích 1ha ở quận trung tâm, bây giờ hỏi ai? Sau buổi làm việc này, tôi yêu cầu báo cáo tình hình đất đai ở 2 quận Thanh Khê và Hải Châu có báo cáo được ko? Nếu không được thì chưa gọi là quản lý, chưa là ông chủ của thành phố này", Bí thư Trương Quang Nghĩa nói.
Cũng theo ông Nghĩa, nhìn vào quy hoạch của một quận chúng ta biết đất trường học bao nhiêu? Cây xanh bao nhiêu?... Đó mới là quy hoạch.
Bí thư Trương Quang Nghĩa cũng cho biết, ở các địa phương khác, nhà đầu tư chỉ biết đến Sở Kế hoạch - Đầu tư thôi. Còn Sở Kế hoạch - Đầu tư phải có trách nhiệm làm việc với các sở khác và trả kết quả lại cho nhà đầu tư. Chứ không phải họ đến gặp Sở Kế hoạch - Đầu tư thì ông Sở Kế hoạch - Đầu tư chỉ sang gặp ông nọ, ông kia.
"Trong quá trình cải cách hành chính, đừng có để một câu trả lời: "cái này không thuộc sở tôi, mà sở khác". Các đồng chí nghiên cứu lại", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cũng cho rằng phải có một người chủ trì để các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng. Và đó chính là Sở Kế hoạch - Đầu tư, là nơi đầu tiên mà các nhà đầu tư đến. Còn các sở, ngành khác chỉ là khẳng định thêm thôi. Sở Kế hoạch - Đầu tư phải có một quỹ thông tin để cung cấp cho các nhà đầu tư.
Liên quan đến việc UBND TP Đà Nẵng quyết định đóng cửa hai nhà máy thép gây ô nhiễm, Bí thư Trương Quang Nghĩa cho biết đó là chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy và đã có giao có Ban cán sự đảng UBND thành phố thực hiện theo đúng quy trình của pháp luật.
"Làm việc với Sở Tài nguyên có nội dung đánh giá 10 năm "Thành phố môi trường", làm chúng ta phải suy nghĩ: tại sao lại tồn tại hai nhà máy thép gây ô nhiễm đó. Áp lực của nhà máy là áp lực di dân tái định cư. Câu chuyện này rất đáng suy nghĩ", ông Nghĩa cho hay.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Bí thư Đà Nẵng: "Hình ảnh CSGT đẹp thì chẳng ai muốn vi phạm" "Ban cán sự Đảng TP Đà Nẵng, Ban Thường vụ Thành ủy xác định phải tiếp tục xây dựng hình ảnh CSGT, xây dựng văn hóa giao thông. Trước hết là phải xây dựng văn hóa CSGT. CSGT nghiêm túc, CSGT có hình ảnh đẹp thì chẳng có người dân nào muốn vi phạm đâu". Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang...