Bi thảm đời ‘nô lệ tình dục tập thể’ trong các trại tị nạn
Những phụ nữ Rohingya trong các trại tị nạn ở dọc biên giới Thái Lan và Malaysia đã bị bắt làm nô lệ tình dục tập thể cho bọn buôn người và những kẻ canh giữ trại.
Nur Khaidha Abdul Shukur, 24 tuổi, bị giữ trong trại tám ngày cùng với đứa con nhỏ của cô kể rằng mỗi đêm có từ 2 đến 3 phụ nữ Rohingya trẻ, đẹp bị bọn canh trại đưa đi. “Họ đã bị hãm hiếp tập thể. Sau đó, những người phụ nữ này có thai”, Nur Khaidha kể với tờ Bernama của Malaysia.
Phụ nữ Rohingya bị bắt làm nô lệ tình dục cho bọn buôn người – Ảnh: Reuters
Cô nói rằng phần nhiều phụ nữ Rohingya thường bị những kẻ canh trại lôi đi vài ba ngày để phục vụ nhu cầu tình dục của bọn chúng.
“Tôi không hỏi họ khi họ quay về trại nhưng tôi tin chắc mình biết chuyện gì xảy ra đối với họ”, cô nói. Theo Nur Khaidha, những người phụ nữ bị lôi đi thường không nói gì sau khi quay về, họ không được phép nói và bị đe dọa những trận đòn roi nếu kể lể với người khác.
Hai người phụ nữ mà Nur Khaidha kể đã mang thai bị đưa đi ở trại khác hơn sáu tháng nay mà theo cô là để chuẩn bị sinh đẻ. Trong trại cô ở cũng có 15 phụ nữ Rohingya mang thai theo kiểu như thế. Năm trong số họ đã sinh con và được đưa qua trại khác.
Trong trại của người tị nạn Rohingya, bất kỳ phụ nữ nào cũng có nguy cơ bị hãm hiếp tập thể, kể cả phụ nữ có con nhỏ bọn chúng cũng không tha. “Mỗi đêm tôi thường cầu nguyện cho mình không trở thành nạn nhân của bọn chúng”, cô chia sẻ.
Nur Khaidha từ vùng Maungdaw, Myanmar di cư theo người chồng của cô cùng với đứa con nhỏ. Họ vượt biển Andaman trên một chiếc thuyền để đến Malaysia. Nhiều tháng trước, vợ chồng họ bị tách nhau ra khi đến vùng biên giới giữa Thái Lan và Malaysia và họ lưu trú ở 2 trại khác nhau, để chờ ngày vào Malaysia.
Video đang HOT
Những người phụ nữ Rohingya trong trại tị nạn. Ảnh: AFP
Người chồng của cô Nurul Amin Nobi Hussein, 25 tuổi, được tờ Bernama phỏng vấn cũng xác nhận thông tin như vợ anh. Anh nói rằng anh đã chứng kiến những vụ phụ nữ Rohingya bị bắt làm nô lệ tình dục cho bọn buôn người ngay tại những trại tị nạn ở phía bên Malaysia.
“Chúng tôi nghe tiếng la hét, kêu cứu của những người phụ nữ khi bị hãm hiếp. Tiếng kêu cứu rất gần với trại của chúng tôi nhưng trời tối chúng tôi không thể nhìn thấy chuyện gì xảy ra”, người chồng kể, theo AFP.
AFP cho biết, chưa thể kiểm chứng với giới chức liên quan về câu chuyện của hai vợ chồng Nur Khaidha.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Anne Richard, người đã có chuyến đi đến những vùng của người tị nạn lưu trú để tìm hiểu, đã nói với các nhà báo hôm 1.6 rằng bà đã gặp gỡ với nhiều phụ nữ tị nạn ở Malaysia.
“Tôi hiểu, họ đang trải qua thời kỳ khủng khiếp. Trông họ chả ra hình hài gì nữa”, bà nói.
Câu chuyện của di dân Rohingya và Bangladesh gây chú ý cộng đồng thế giới trong thời gian gần đây khi cả Thái Lan và Malaysia xác định nhiều trại tị nạn bất hợp pháp được lập trên lãnh thổ của mình. Cùng với đó là những khu mộ chôn những người đã chết gần những khu trại và được cho là xác của người tị nạn.
Người Rohingya và Bangladesh di cư bằng đường biển về phía Malaysia, Thái Lan và Indonesia và lập trại lưu trú tại khu vực biên giới. Một nhóm được cho là những kẻ buôn người tổ chức những chuyến vượt biên đầy nguy hiểm cho thuyền nhân Rohingya và Bangladesh.
Cả Thái Lan và Malaysia cho biết đã bắt được hàng chục quan chức và cảnh sát địa phương liên quan đến những vụ buôn người này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Hố chôn người ở Malaysia bị nghi là lò sát sinh lấy nội tạng
Gần 140 hố chôn người tập thể được phát hiện ở Malaysia gần với biên giới Thái Lan có thể là "lò sát sinh" để lấy nội tạng và cung cấp cho nước ngoài, tờ Rakyat Post (Malaysia) ngày 28.5 cho hay.
Cảnh sát đang điều tra hố chôn người tập thể ở Malaysia - Ảnh: Reuters
Tờ báo Malaysia này cho biết đã tiếp xúc với dân làng ở Kampung Tok Kuning và được dân làng cho rằng họ tin nội tạng của di dân bất hợp pháp bị lấy đi sau khi chết hoặc bị sát hại.
Rakyat Post phỏng vấn 1 phụ nữ tên là Mah, nói rằng dân ở đó không lạ gì những người di dân bất hợp pháp.
Nhóm người Rohingya Hồi giáo và Bangladesh xuất hiện ở Perlis cũng khá lâu đến mức dân trong làng không còn cảm thấy xa lạ, nhưng vụ hố chôn người tập thể và trại tị nạn bất hợp pháp bị phát hiện hôm 25.5 là điều mới mẻ đối với họ.
"Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói đến trại tị nạn và những ngôi mộ chôn người kia, dù biết rằng dòng người tị nạn lui tới rất đông", Mah nói với Rakyat Post.
"Biên giới của chúng ta quá lỏng lẻo và chúng tôi thường thấy người Bangladesh, Myanmar và Rohingya nhập cư vào Malaysia", người phụ nữ kể.
Bà kể tiếp nhóm người nhập cư bất hợp pháp này không làm dân làng khó chịu, họ chỉ muốn tìm việc làm. Tuy nhiên, phần lớn họ gặp khó khăn trong việc xin việc vì dân làng đều ngại thuê khi biết họ là người Rohingya.
Người phụ nữ sống trong làng Kampung Tok Kuning này tin rằng nhiều người đã bị giết và bị lấy đi nội tạng. Bọn buôn người đem nội tạng của họ sang biên giới và bán ở Thái Lan, nơi được cho là có nhu cầu rất lớn, theo Rakyat Post.
Hố chôn người tập thể ở Perlis có phải là "lò sát sinh" hay không thì chưa có quan chức hay tổ chức nào lên tiếng xác nhận hay phủ nhận. Không thấy tờ Rakyat Post phỏng vấn hay trích dẫn nguồn tin đáng tin cậy nào về nghi vấn này.
Tuy nhiên điều này khiến cả cộng đồng thế giới quan tâm. AFP cho biết Mỹ đặc biệt quan tâm đến vụ này và thúc giục Malaysia điều tra để tìm ra lời giải đáp với sự minh bạch và đáng tin cậy.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Malaysia bắt 12 cảnh sát trong vụ phát hiện 139 hố chôn người 12 cảnh sát Malaysia bị bắt giữ vì có liên quan đến vụ 139 mộ tập thể được phát hiện tại khu vực gần biên giới giữa nước này với Thái Lan. Khu trại bỏ hoang nằm sâu trong cánh rừng gần biên giới Malaysia - Thái Lan. Ảnh:The star "4 người do cảnh sát và 8 người do Ủy ban Phòng chống...