Bị tạm giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới được không?
Bị tạm giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới được không?
Trả lời câu hỏi: Bị tạm giữ bằng lái xe có làm lại bằng mới được không?
Ảnh minh họa (internet)
Xin được trả lời:
Khoản 9 Điều 9 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, người điều khiển xe mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng bằng lái xe 30 ngày.
Video đang HOT
Theo Điều 55 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, cá nhân bị phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Quá thời hạn nói trên mà cá nhân bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành. Cá nhân bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính và thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định tại các Điều 66, 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005.
Theo Điều 52 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ Giao thông Vận tải về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, bằng lái xe chỉ được cấp lại trong trường hợp: người có bằng lái xe quá thời hạn sử dụng; người có bằng lái xe bị mất; người bị tước quyền sử dụng bằng lái xe không thời hạn.
Theo Đời sống Pháp luật
Một lần nữa, nước mắt độc giả lại rơi
"Em coi xong clip, nước mắt chảy ròng. Không lẽ đất nước mình giờ còn có cảnh này sao? Phạt hành chính chứ sao chính quyền đánh đập dân đến ngất xỉu? Chỉ mặc chiếc áo đô thị mà thế... Uất hận cho những người nghèo. Tiền thuế của dân phải trả cho những người đó sao? Không tưởng tượng đây là chuyện thật thế kỷ 21!".
Một cô bạn đang ở Anh nhắn cho tôi như thế sau khi xem clip đô thị phường còng tay và đánh anh Phạm Xuân Tình (34 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa), một người bán xe đẩy trái cây tại khu vực chợ tự phát phía sau chợ Văn Thánh cũ (thuộc đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Bất cứ ai xem xong clip đó cũng phải mủi lòng rơi nước mắt. Cuộc sống người nghèo dù ở một thành phố lớn bậc nhất như TP.HCM nhưng chưa chắc đã hết cơ cực, mà lắm khi còn bị chà đạp lên nhân phẩm một cách lạnh lùng như thế đó.
Tôi chợt nhớ lại bài viết Sài Gòn bao dung của một đồng nghiệp cũ. Ở Sài Gòn, bạn có thể gặp bất cứ người dân hay biển số xe của bất cứ tỉnh, thành nào khác mà không ai ngạc nhiên. Đối với nhiều người xứ khác, Sài Gòn là vùng đất của sự giàu sang và khát vọng làm giàu. Xếp qua một bên cái vẻ giàu sang, hiện đại đó, Sài Gòn còn hấp dẫn người ta đến vì sự bao dung. Sài Gòn mở rộng vòng tay chào đón tất cả những ai đến với nó, không phân biệt anh là ai, luôn dành một chỗ, dù có khi rất nhỏ bé, để anh dung thân và ở lại với bao nhiêu thứ ồn ào, xô bồ, phức tạp của phố thị.
Thương nhân, trí thức, giới văn hóa... đổ về Sài Gòn để tìm kiếm cơ hội đổi đời hoặc để hưởng thụ. Người lao động phổ thông các nơi cũng đổ về Sài Gòn, có khác chăng là họ chỉ nhằm kiếm một việc làm với hàng trăm thứ bất lợi: không có tiền đầu tư, kiến thức thấp, điều kiện sống bấp bênh, để chắt chiu từng đồng gửi về nuôi người thân ở quê.
Tôi từng biết nhiều đồng nghiệp ở tỉnh vào Sài Gòn làm phóng viên. Mới ra trường, họ gần như tay trắng: nhà ở thuê, vật dụng sinh hoạt hàng ngày sơ sài, nhiều khi xe máy còn phải đi mượn để chạy đi lấy tin. Nhiều người làm báo năm bảy năm vẫn chưa mua được miếng đất, chưa cất được mái nhà cấp bốn để chui ra chui vào. Nhưng họ vẫn sống ổn và vẫn bám trụ lại đất Sài Gòn này.
Nói đâu xa, ngay dân Sài Gòn lâu năm vẫn có nhiều cảnh ngộ khó nghèo. Họ cũng như anh Tình, không có đủ tiền để mở cái quán hay thuê cái sạp chính chủ trong chợ, đành tràn ra mặt đường kiếm sống. Bươn chải với gió bụi, với đủ thứ cơ cực của đời buôn gánh bán bưng, họ còn phải đối mặt với lực lượng đô thị phường lúc nào cũng có thể xuống "hốt". Chạy thoát được lực lượng đô thị thì cũng mất một buổi chợ, cả ngày hôm đó coi như hụt vốn, bữa cơm gia đình sẽ vơi ít nhiều. Còn bị tịch thu hàng hóa, quang gánh thì coi như... thôi rồi.
Nhà tôi ở ngoại thành Sài Gòn, làm ruộng, trồng vườn nên chỉ có nông sản. Hơn hai chục năm trước, mẹ tôi cũng từng đem hàng bông (tức rau củ) và ngó sen lên bán rong lề đường như thế tại một chợ ngay giữa quận 5. Và giống như anh Tình, bà cũng nhiều lần bị lực lượng đô thị phường dí đuổi. Mỗi lần như thế, khi mẹ tôi về đến nhà, mặt bà buồn thiu chả muốn ăn uống gì, vì gánh nặng gạo tiền ngày mai cho bốn đứa con ăn học đè nặng lên vai.
Nhờ những đồng tiền kiếm được nhọc nhằn như thế mà những đứa con như chúng tôi lớn lên, được ăn học và có nghề nghiệp ổn định như bây giờ.
Thật ra quản lý đô thị cũng có ba bảy đường. Cái cảnh khi dí đuổi thì hàng rong giải tán, vừa quay lưng đi thì hàng rong lại tràn ra khắp đường cũng không phải là không phiền hà. Nhất là những người dân đô thị, những người chạy xe ngoài đường bị ách tắc giao thông, chắn hẳn họ sẽ bực mình về hàng rong nhiều lắm, vì nó làm cho phố phường nhếch nhác đi. Và nhìn những người nghèo như thế, không ít người còn khó chịu, coi khinh.
Chính quyền TP.HCM đã nhiều lần bàn bạc, cấm đoán hàng rong chiếm dụng lòng lề đường, nhưng hạn chế chỉ được một phần, còn phần lớn hàng rong vẫn bám vào đô thị để tồn tại. Đã có một số lần đề xuất cho hợp pháp hóa hàng rong ở những địa điểm vỉa hè rộng với một số điều kiện ràng buộc, đề xuất này khả thi nhưng chưa bao giờ được nghiên cứu thấu đáo.
Trong khi đó, nhiều cửa hàng mặt tiền đường ở khắp các xã, phường trong thành phố không biết có "bắt tay" với đô thị hay không mà hàng ngày vẫn ngang nhiên bày hàng hóa ra hết vỉa hè để bán mà... không bị gì cả. Hay chính sách "cho thuê vỉa hè" đối với các cửa hàng, công ty ngay mặt tiền tại 217 tuyến đường đã ban hành, không biết đã thu được bao nhiêu tiền cho ngân sách.
Ngẫm lại, trong quản lý đô thị, xem ra các nhà quản lý vẫn có tâm lý ưu tiên cho "nhà giàu" hơn là "nhà nghèo".
Theo Một thế giới
Vụ giãi bày thái quá: Buộc công khai xin lỗi Phó chánh án TAND tỉnh Liên quan đến vụ giãi bày thái quá giữa đường, ngày 9.12, thiếu tá Nguyễn Minh Đức, Trưởng công an phường 1, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết đã ra quyết định xử phạt hành chính ông Đỗ Văn Sao và vợ là bà Cái Thị Thàng (ngụ ấp 15, xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rái) mỗi người 150.000 đồng về hành...