Bị Taliban dọa giết, hàng nghìn người từng giúp Mỹ ở Afghanistan cầu cứu ông Biden
Một người Afghanistan cho biết Taliban đã liên tục gọi điện dọa giết ông và gia đình sau khi ông làm phiên dịch cho lực lượng Mỹ ở Afghanistan.
Những người từng làm phiên dịch cho Mỹ và NATO ở Afghanistan biểu tình ngày 30/4 ở Kabul. Ảnh: Getty Images
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chịu áp lực ngày càng lớn từ các nghị sĩ, nhóm cựu chiến binh và tổ chức người tị nạn để tổ chức sơ tán quy mô lớn cho những phiên dịch viên Afghanistan đang gặp nguy hiểm. Họ và những người từng làm việc cho Mỹ trước khi lính Mỹ ở Afganistan rút về nước đang bị Taliban dọa giết.
Theo kênh NBC, các tổ chức cực chiến binh và người tị nạn nhận được rất nhiều lời cầu cứu từ các cựu phiên dịch viên của Mỹ ở Afghanistan.
Ông Chris Purdy, Giám đốc dự án tại tổ chức phi lợi nhuận Human Rights First (Nhân quyền trước tiên), kể: “Chúng tôi nhận được lời kêu cứu tuyệt vọng hàng ngày. Hộp thư đầy lời kêu cứu mỗi ngày, Messenger của Facebook ngày nào cũng có cuộc gọi từ người ở Afghanistan cầu cứu. Tất cả đều muốn biết Tổng thống Biden sẽ giữ lời hứa giúp họ như thế nào khi mà lính Mỹ sắp rút hết”.
Từ Kabul, cựu phiên dịch viên người Afghanistan có họ là Hilal cho biết Taliban đã liên tục đe dọa ông sau khi ông đi cùng các đơn vị lục quân Mỹ tới nơi giam giữ các phần tử nổi dậy.
Hilal kể ông đã nhận thư dọa giết và hàng loạt cuộc gọi. Giọng bên kia nói: “Nếu ông không thôi làm việc cho những người không theo đạo Hồi, đặc biệt là người Mỹ, tôi thề với Chúa sẽ tìm mọi cách để giết ông và từng người trong gia đình ông”.
Hilal cho cho biết không hiểu sao người gọi điện đe dọa ông lại biết lính Mỹ hay gọi ông bằng biệt danh Steve. Hắn đe dọa: “Nếu ông là người Hồi giáo, tại sao ông lại giúp lực lượng Mỹ ở Afghanistan chống chúng tôi? Chúng tôi sẽ giết ông. Chúng tôi sẽ đánh úp ông một cách đặc biệt”.
Video đang HOT
Hilal, 42 tuổi, có 6 con, cho biết không thể xin visa Mỹ và sẽ phải cân nhắc vượt biên và tìm đường tới châu Âu. Hilal chỉ là một trong hàng nghìn người Afghanistan từng làm việc mới Mỹ bị đe dọa.
Bên ủng hộ Hilal và những người như ông cho biết chính quyền Mỹ hành động quá chậm trong bảo vệ hàng chục nghìn người Afghanistan đang bị đe dọa mạng sống vì liên quan tới Mỹ và các tổ chức phương Tây. Họ cho rằng cần phải hành động ngay trước khi lính Mỹ rút hết sau bốn tháng nữa.
Ông Adam Bates, cố vấn chính sách của Dự án Hỗ trợ Người tị nạn Quốc tế, nói: “Chúng tôi rất lo ngại trước tình trạng thiếu khẩn trương về phía chính quyền Mỹ trong bảo vệ người Afghanistan dễ bị tổn thương trước đợt rút quân theo kế hoạch”.
Các tổ chức cựu binh đã gửi thư cho ông Joe Biden ngày 10/5, kêu gọi sơ tán các đối tác người Afghanistan tới lãnh thổ Mỹ – nơi họ có thể chờ được cấp visa. Địa điểm có thể là đảo Guam, các căn cứ quân sự ở Qatar, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Bức thư của 15 tổ chức cựu binh có đoạn: “Đây là việc lớn và chúng tôi hy vọng ngài có thể ra lệnh sử dụng quân đội và quyền lực ngoại giao Mỹ để thực hiện. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy Bộ Quốc phòng sẽ đảm nhận nhiệm vụ này”.
Tới nay, Tổng thống Biden chưa cam kết gì khi được trình bày về việc sơ tán. Ý tưởng này đã được tổ chức cựu binh No One Left Behind (Không ai bị bỏ lại) đề xuất cách đây hơn một năm.
Trong các tuyên bố công khai, chính phủ Mỹ chưa có tín hiệu sẽ lên kế hoạch sơ tán hay thực hiện các biện pháp khẩn nào. Các quan chức Mỹ cũng không có thông tin gì về việc Mỹ sẽ đảm bảo an toàn cho số người Afghanistan này thế nào sau khi họ đã liều mạng làm việc cho Mỹ.
Hiện trường vụ đánh bom trường nữ sinh tại Kabul, Afghanistan. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Taliban đã tăng cường tấn công các nhà hoạt động xã hội dân sự và đặc biệt là phụ nữ khi binh sĩ Mỹ và NATO chuẩn bị rút quân. Taliban ám sát thẩm phán, nhà báo và giới chức địa phương. Ngày 8/5, đã xảy ra vụ nổ bom lớn tại trường cấp hai ở Kabul, giết ít nhất 60 người chết, trong đó đa số là nữ sinh.
Để giúp phiên dịch viên Afghanistan và những người khác tránh bị Taliban trả thù vì liên quan tới Mỹ, Quốc hội Mỹ năm 2009 đã thiết lập chương trình Thị thực Nhập cư Đặc biệt (SIV) để cấp visa cho người Afghanistan đã làm việc cho Mỹ. Chương trình này bị trì trệ nhiều năm trời. Trên 17.000 người Afghanistan đã xin thị thực nhưng vẫn chưa được cấp.
Năm 2019, một tòa án liên bang ra phán quyết rằng Chính phủ Mỹ đã thất bại trong thực thi luật mà theo đó họ phải xử lý đơn xin visa trong vòng 9 tháng.
Dựa trên tình hình hiện nay, sẽ cần hơn 4 năm để xử lý các đơn tồn đọng và Đại sứ quán Mỹ ở Kabul sẽ không đủ nhân viên để thực hiện. Do đó, phần lớn người Afghanistan sẽ không thể xin visa kịp thời trước khi mà lính Mỹ còn chưa rút hết.
Taliban dọa tập kích lính Mỹ không rút quân đúng hẹn
Taliban tuyên bố sẽ tấn công lực lượng Mỹ bám trụ ở Afghanistan nếu Tổng thống Biden không giữ cam kết rút quân trước 1/5 theo thỏa thuận thời Trump.
"Nếu quân đội nước ngoài không rút khỏi Afghanistan vào ngày được quy định trong thỏa thuận Doha, đó chắc chắn sẽ bị coi là hành động vi phạm điều ước mà Mỹ phải chịu trách nhiệm và làm tổn hại tới vị thế quốc tế của nước này", Taliban cho biết trong thông cáo ngày 26/3.
Taliban tuyên bố nếu Mỹ và đồng minh không hoàn thành cam kết, lực lượng này sẽ tiếp tục "cuộc chiến chống lại các lực lượng nước ngoài" tại Afghanistan "để bảo vệ tôn giáo và quê hương".
Lời đe dọa tấn công được Taliban đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 25/3 cho biết "rất khó để đáp ứng thời hạn" rút quân khỏi Afghanistan vào ngày 1/5. Tuy nhiên, Biden khẳng định sẽ rút toàn bộ lực lượng Mỹ tại Afghanistan trong nhiệm kỳ của mình.
Biden cho biết vấn đề nằm ở "cách thức và hoàn cảnh quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan", đồng thời nói không muốn lực lượng Mỹ hiện diện tại quốc gia Trung Á này vào năm tới. "Chúng ta sẽ không ở lại lâu. Chúng ta sẽ rời đi. Câu hỏi là khi nào chúng ta rời đi", Biden nói.
Đặc nhiệm Mỹ tham gia Chiến dịch Hỗ trợ Nhổ tận gốc ở đông nam Afghanistan, tháng 4/2019. Ảnh: US Army .
Theo thỏa thuận Doha đạt được hồi tháng 2/2020 dưới thời chính quyền tổng thống Donald Trump, Mỹ sẽ rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan trước ngày 1/5 nếu Taliban đáp ứng một số điều kiện, bao gồm giảm cường độ các cuộc tấn công trong nước và cắt đứt quan hệ với tổ chức al-Qaeda.
Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Mỹ từ hồi tháng 1 khẳng định Taliban không đáp ứng các điều kiện cần thiết để họ rút 3.500 binh sĩ khỏi Afghanistan. Đại tướng Richard Clarke, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt của Mỹ, cho biết Taliban không tiếp tục tấn công lực lượng Mỹ, song tăng cường tập kích những nơi khác ở Afghanistan.
Các quan chức Mỹ nhiều lần nói cuộc chiến tại Afghanistan phải kết thúc thông qua thỏa thuận đàm phán, song điều này vẫn chưa khả thi. Cuộc chiến "không hồi kết" ở đây đã ngốn của nước Mỹ hơn 2.000 tỷ USD, khiến 2.355 lính Mỹ thiệt mạng, mà vẫn không đạt được mục tiêu biến Afghanistan thành một "nền dân chủ ổn định".
Quân đội Mỹ từ lâu đã từ bỏ mục tiêu giành chiến thắng quân sự tại Afghanistan. Số binh sĩ Mỹ đồn trú tại Afghanistan đã bị cắt giảm từ hơn 100.000 năm 2011 xuống 3.500, với hai nhiệm vụ chính là hỗ trợ trấn áp phiến quân al-Qaeda và gây áp lực buộc Taliban ký thỏa thuận hòa bình lâu dài với chính phủ Afghanistan.
Thương vong trong loạt vụ nổ ở Afghanistan lên tới 233 người Theo thông báo mới nhất của giới chức Afghanistan, số nạn nhân thương vong trong loạt vụ nổ bên ngoài một trường học ở thủ đô Kabul vào tối 8/5 đã lên tới 233 người, gồm 68 người thiệt mạng và 165 người bị thương. Cơ quan chức năng nước này đang nỗ lực xác định danh tính các nạn nhân. Hiện trường...