Bị sưng đầu gối đừng chủ quan, đây là những nguyên nhân đằng sau
Từ chấn thương đến tự miễn dịch, đây là lý do tại sao đầu gối bị sưng lên như một quả bóng.
1. Bạn bị thương
Cho dù bạn có bị ngã trong khi tập luyện hay chỉ vì đập vào bàn cà phê, sưng là một phản ứng bình thường đối với chấn thương. Theo James Gladstone – trưởng khoa y học thể thao tại Hệ thống Y tế Mount Sinai, chấn thương là lý do phổ biến nhất khiến đầu gối bị sưng ở những bệnh nhân trẻ hơn, khỏe mạnh.
Bác sĩ Gladstone giải thích: “Chấn thương báo hiệu một phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra sưng”. Ngay sau khi bị thương, lưu lượng máu đến vùng bị thương tăng lên, mang lại chất lỏng, protein và bạch cầu cần thiết để bắt đầu quá trình chữa lành. Hậu quả là vùng bị thương trở nên đỏ và sưng.
Hai chấn thương đầu gối phổ biến: dây chằng chéo trước bị rách và rách sụn chêm tại khớp gối.
2. Bạn bị viêm khớp
Viêm khớp đặc biệt phổ biến ở đầu gối. Nó phát triển theo thời gian (thường là khi bạn già đi) và thường khiến đầu gối sưng lên, cứng lại và trở nên đau đớn hoặc khó cử động.
Theo Học viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, đầu gối thường bị ảnh hưởng bởi hai dạng viêm khớp: viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Trong viêm xương khớp (dạng phổ biến nhất), sụn trong khớp gối bảo vệ các đầu xương, mòn dần theo thời gian. Trong khi đó, trong viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch tấn công khớp làm hỏng các mô liên kết và xương.
3. Bạn có thể bị bệnh gút
Bệnh gút xảy ra khi nồng độ axit uric cao (được tìm thấy trong cơ thể) làm cho tinh thể urate tích tụ trong khớp, gây đau dữ dội, sưng và đỏ.
Bệnh gút có thể ảnh hưởng đến các khớp khác trên khắp cơ thể, bao gồm đầu gối, cổ tay và ngón tay. Theo Dan Paull – người sáng lập và Giám đốc điều hành của Easy Orthopedics, bệnh gút thường xuất hiện ở các chi.
4. Bệnh gút giả
Video đang HOT
Bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate (CPPD) hay còn gọi là bệnh gút giả cũng cũng có thể gây sưng khớp gối. Giống như bệnh gút, bệnh gút giả cũng được coi là một dạng viêm khớp. Không giống như bệnh gút, nó chủ yếu ảnh hưởng đến cổ tay và đầu gối. Trong bệnh này, một dạng tinh thể canxi tích tụ trong sụn khớp và chất lỏng, gây ra đau khớp và sưng đột ngột giống như bệnh gút.
Bệnh gút giả thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi. Những người bị viêm xương khớp, gặp các vấn đề về tuyến giáp hoặc chuyển hóa, hoặc bệnh thận cũng có nhiều khả năng mắc phải.
5. Bạn bị viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là một tình trạng khác có thể gây ra sưng đầu gối. Viêm bao hoạt dịch là sự viêm (sưng, đỏ) của một túi chứa dịch lỏng hay còn gọi là bao hoạt dịch. Viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện ở những khớp xương phải cử động thường xuyên. Bao hoạt dịch thường nằm xung quanh vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, bàn chân. Những người làm các công việc phải lặp đi lặp lại một hoạt động nhiều lần như thợ mộc, thợ ống nước, họa sĩ, người làm vườn, nhạc công,… Tuy nhiên, một cú ngã cũng có thể gây ra viêm bao hoạt dịch.
6. Bạn bị u nang bao hoạt dịch vùng kheo chân
U nang bao hoạt dịch vùng kheo chân là những khối u chứa đầy chất lỏng ở mặt sau của đầu gối. Theo Tiến sĩ Gladstone, chúng khá phổ biến và không có gì quá đáng báo động.
Bác sĩ Gladstone giải thích: “Sâu trong khớp gối có một lớp mô mỏng gọi là viên nang giữa xương”. Khi một số thứ gây sưng khớp gối, áp lực sẽ đẩy thêm chất lỏng trong viên nang ra phía sau khớp gối, tạo ra một thứ trông giống như một quả bóng sưng ở phía sau đầu gối.
Không quá đau đớn, u nang bao hoạt dịch vùng kheo chân thường được gây ra bởi viêm khớp hoặc chấn thương cấp tính trong đầu gối. Trong một số trường hợp, chúng tự biến mất, nhưng thường tái xuất hiện nếu bạn không điều trị.
7. Nhiễm trùng
Bác sĩ Gladstone nói : “Khi bị nhiễm trùng vào khớp gối, đầu gối nhanh chóng bị sưng, đỏ và nóng”. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, khiến bạn bị sốt và run rẩy.
Mặc dù vết thương ở đầu gối không được làm sạch đúng có thể dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng ở những nơi khác trong cơ thể (như đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường hô hấp) có thể xâm nhập vào máu và vào khớp.
8. Đó là một triệu chứng của bệnh Lyme
Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), có thể ảnh hưởng đến khớp theo thời gian nếu không được điều trị. Sưng khớp là một trong những triệu chứng của bệnh Lyme. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), đầu gối liên quan đến Lyme dễ bị viêm khớp nặng, đau và sưng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các triệu chứng này xuất hiện khi bệnh tiến triển (vài ngày đến vài tháng sau khi bị ve đốt). Các dấu hiệu của bệnh Lyme bao gồm phát ban hình con bò và các triệu chứng như cúm, mệt mỏi, sốt, đau đầu, đau cơ và cứng cổ.
Việc điều trị bệnh tương đối đơn giản. Và uống một đợt thuốc kháng sinh sẽ quét sạch vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
9. Bạn có thể mắc bệnh tự miễn
Ngoài viêm khớp dạng thấp, một số tình trạng tự miễn dịch khác mà hệ miễn dịch tấn công cơ thể theo nhiều cách khác nhau có thể gây sưng và đau khắp cơ thể, kể cả ở đầu gối là bệnh tự miễn.
Bác sĩ Gladstone cho biết, mặc dù ít phổ biến hơn nhưng các tình trạng tự miễn như lupus có thể gây sưng tấy. Cùng với đầu gối bị đau và sưng, những người mắc bệnh tự miễn thường mệt mỏi, đau cơ và sốt.
Ngọc Huyền
Theo Prevention/emdep
6 vấn đề thường gặp của bàn chân
Theo ghi nhận của Rd.com, các vấn đề về chân có thể gây bệnh cho bạn bất cứ lúc nào. Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia y tế để bảo vệ sức khỏe đối với chân.
Quan tâm những vấn đề của bàn chân để tránh những tổn thương không đáng có - Ảnh: rd.com
Đau chân
Loại giày không có phần hỗ trợ xung quanh vòm chân, mắt cá chân và gót chân như dép xỏ ngón hay giày sandal có thể gây ra nhiều vấn đề về chân, nên hầu hết được khuyến cáo giới hạn sử dụng. Để tạo sự thoải mái và an toàn, hãy dùng đế hỗ trợ vòm bàn chân. Đế hỗ trợ có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm đau ở đầu gối, lưng hay mắt cá chân. Có thể vươn duỗi bàn chân và mắt cá chân, bắp chân vào cuối mỗi ngày để giảm bớt cảm giác khó chịu của chân.
Phồng rộp chân
Không nên nặn bỏ vết phồng rộp bởi vết phồng rộp bị tổn thương có thể gây nhiễm trùng - Ảnh: rock-café.info
Nếu phồng rộp chân, không nên nặn bỏ vết phồng rộp bởi vết phồng rộp bị tổn thương có thể gây nhiễm trùng. Cách tốt nhất là thoa kem kháng sinh và dùng băng dán vết thương bởi vết thương sẽ lành trong vài ngày. Trường hợp vết phồng rộp lớn và chảy nhiều máu, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt bởi lúc này vết phồng có thể đã nhiễm trùng.
Cọ xát chân do giày
Khi chân bạn bị cọ xát do mang giày, hãy dùng băng dán để ngăn ngừa những vấn đề về chân. Dùng băng dán mềm, có chứa dịch lỏng khi tiếp xúc với da sẽ tạo ra một rào cản giúp giảm bớt sự ma sát gây phồng rộp chân. Hãy đặt băng dán lên chỗ vết thương để ngăn ngừa sự hình thành vết loét hoặc che phủ vào bảo vệ vết phồng rộp đang có.
Ngứa chân
Ngâm chân với giấm trắng làm dịu cảm giác ngứa - Ảnh: kenhthoitiet.vn
Khi ngứa chân, hãy ngâm chân với giấm trắng. Cách này không chỉ chữa khỏi nhiễm trùng mà còn làm dịu cảm giác ngứa ngáy của chân.
Nấm chân
Mỗi ngày, hãy rắc phấn bột dành cho trẻ em hay bột bắp vào những đối giày của bạn để ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Phấn bột bảo vệ chân khỏi nhiễm trùng và làm mới giày. Nhiều người phớt lờ khi ngứa chân và ngón chân nhưng nếu chân bạn đóng vảy và bạn không ngừng cào gãi, có thể là bị nấm chân hay bệnh nhiễm trùng khác. Tránh đi chân trần hay mang dép xỏ ngón gần các hồ bơi công cộng và trong phòng thay quần áo, bởi những bề mặt ẩm ướt là nơi lý tưởng để phát triển mụn cóc.
Chân nhiễm mầm bệnh
Khi đi dép xỏ ngón hay giày sandal trên đường ở một thành phố xứ nóng, chân bạn có thể lây nhiễm vi khuẩn mà bạn không hề hay biết. Những vi khuẩn ẩn náu trên các vỉa hè như staphylococcus aureus có thể gây nhiễm trùng da hay ngộ độc máu, vi khuẩn E.coli và nhiều loại rệp khác như MRSA, những vết cắt hay phồng rộp trên chân có thể tăng nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh. Vậy nên, hãy rửa chân khi về nhà hoặc dùng dung dịch rửa tay có tác dụng kháng khuẩn.
Thùy Như
Theo motthegioi
Kết quả điều trị khỏi bệnh gút của Viện Gút được công bố tại châu Âu Nghiên cứu mới nhất về kết quả điều trị khỏi bệnh gút của Viện Gút ở TP.HCM vừa được công bố tại Hội nghị thường niên Liên đoàn chống các bệnh thấp khớp châu Âu (EULAR) tháng 6.2019 ở Madrid, Tây Ban Nha. Dự án là hợp tác nghiên cứu giữa Phòng khám đa khoa Viện Gút (Viện Gút) với các chuyên gia...