Bị sứa đốt, người phụ nữ vẫn tiếp tục bơi 42 km để lập kỷ lục
Người phụ nữ được mệnh danh là nàng tiên cá Miani khiến nhiều người ngưỡng mộ vì nỗ lực lập kỷ lục thế giới sau khi bị sứa đốt.
Merle Liivand, nhà bảo tồn ở Miami, người được mệnh danh là nàng tiên cá, gây xôn xao khi vượt qua vùng biển ở Florida, Mỹ để lập kỷ lục thế giới.
Bị sứa đốt, người phụ nữ vẫn tiếp tục bơi 42 km để lập kỷ lục
Merle Liivand bơi bằng chân vịt ở ngoài bãi biển Miami, ở Florida thì bị sứa đốt. Thay vì dừng lại, người phụ nữ tiếp tục hoàn thành cung đường, bơi 42,2 km trong thời gian 11 giờ 54 phút.
Cô khởi hành từ Bến du thuyền Sunset Harbour, thực hiện một chuyến bơi dài gian khổ quanh Vịnh Biscayne. Với thành tích này, Merle Liivand đã phá kỷ lục thế giới bơi quãng đường dài nhất với chiếc chân vịt.
Merle Liivand chia sẻ rằng: “Ngay từ khi còn nhỏ, sức khỏe của tôi không được tốt. Bơi lội đã giúp đỡ tôi rất nhiều”.
Merle Liivand bị sứa đốt
Trong hơn một năm, cô thức dậy lúc 4 giờ sáng mỗi ngày, 50 phút 3 lần mỗi tuần, tham gia lớp yoga, tập trung vào nhịp thở và dinh dưỡng. Cô tiêu thụ từ bốn đến năm nghìn calo mỗi ngày, uống đủ nước, uống thuốc magie, kali để ngăn ngừa chuột rút ở chân, vấn đề thường xảy ra khi bơi quãng đường dài.
Merle Liivand tập luyện bằng cách tiếp xúc với các điều kiện mà cô biết mình sẽ phải đối mặt vào ngày thực hiện kỷ lục. Tập luyện trong môi trường nóng bức đã giúp Merle nâng cao nhịp tim và chuẩn bị cho cả thể chất lẫn tinh thần chiến đấu.
Sau khi hoàn thành lập kỷ lục thế giới, Merle Liivand chia sẻ rằng cô có thể nâng cao thành tích bơi xa hơn nếu điều kiện lý tưởng. Cô cho biết khi bị sứa đốt, cô khá đau nhưng tự nhủ bản thân đây không phải là lúc để khóc.
“Những lúc tôi cảm thấy thất vọng, tôi thường nhắc nhở bản thân rằng mình là sợi dây kết nối giữa con người và đại dương, tôi đang lắng nghe biển, muốn thông điệp của mình gửi đến biển”, Merle Liivand chia sẻ.
‘Nàng tiên cá Miami’, người gốc Estonia, đã chuyển đến Florida cách đây 11 năm. Cô yêu biển, bơi trong nước thì khi còn nhỏ.
Người giữ kỷ lục bốn lần không chỉ là một vận động viên bơi lội, cô ấy còn là một nhà bảo tồn biển và thủy thủ đoàn cứu hộ trên biển, tích cực tham gia chương trình bảo vệ biển.
Cô dành thời gian để huấn luyện, đào tạo mọi người bơi lội và nâng cao nhận thức về những thiệt hại gây ra cho đại dương. Điều độc đáo ở người ủng hộ đại dương sạch là cô thường xuyên bơi với vây cá bằng silicon mà không sử dụng cánh tay. Mục đích không chỉ giúp tăng sức bền cho cơ thể khi bơi mà còn vì không muốn tạo ra tiếng động, tiếng ồn trên biển.
Trong một lần bơi tập luyện của mình, vận động viên bơi kể lại rằng cô suýt nuốt phải vi nhựa khi thở. Sau lần đó, cô cảm thấy rằng với tư cách là một vận động viên dưới nước, cô nên hành động nhiều hơn để bảo vệ đại dương.
Người đàn ông 52 tuổi 26 lần chinh phục đỉnh Everest
Nhà leo núi người Nepal vừa hoàn thành chuyến đi thứ 26 lên đỉnh Everest, đánh bại kỷ lục của chính mình, người chinh phục thành công đỉnh Everest nhiều lần nhất.Nhà leo núi Kami Rita, 52 tuổi khiến tất cả phải ngưỡng mộ với thành tích leo đỉnh Everest ở tuổi trung niên.
Người đàn ông 52 tuổi 26 lần chinh phục đỉnh Everest
Mới đây, người đàn ông 52 tuổi một lần nữa chinh phục thành công nơi được mệnh danh là 'nóc nhà thế giới', đánh dấu lần thứ 26 của mình.
Kami Rita đi theo dọc tuyến đường sườn núi phía đông nam, ông dẫn đầu trong đoàn 10 nhà leo núi khác. Đây là tuyến đình do nhà leo núi Edmund Hillary, người New Zealand và Tenzing Norgay, người Nepal, khám phá ra vào năm 1953.
Chinh phục đỉnh Everest là một trong những mục tiêu thách thức nhất mà con người có thể thực hiện, cũng là một trong những điều khó khăn nhất buộc cơ thể con người chịu đựng nhiều nhất trong suốt hành trình. Theo thống kê, đã có khoảng 10.657 người leo núi Everest kể từ năm 1953 và số người phải thiệt mạng trên đường chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới này là 311.
Tuy nhiên, Kami Rita biến cuộc hành trình chinh phục đỉnh núi thành chuyến đi bộ đường dài, như một kỳ nghỉ gia đình hàng năm.
Người đàn ông này đã leo lên đỉnh Everest 26 lần, phá vỡ kỷ lục thế giới của chính mình thực hiện vào năm 2021.
Taranath Adhikari, Giám đốc sở du lịch Kathmandu cho biết: "Kami Rita đã phá kỷ lục của chính mình và xác lập kỷ lục thế giới mới về leo núi".
Được biết, nhóm của Kami Rita leo lên đỉnh núi và quay trở lại các trại thấp hơn mà không gặp bất kỳ sự cố nào. Nhóm lên đến đỉnh cao nhất vào khoảng 7 giờ tối theo giờ địa phương.
Lần đầu tiên Kami Rita leo lên đỉnh Everest vào năm 1994. Kể từ đó, người đàn ông này leo lên đỉnh núi gần như mỗi năm một lần. Kami Rita là người tiếp bước những thành công của cha mình, người từng là hướng dẫn viên leo núi đầu tiên ở vùng Everest.
Ông được đánh giá là một trong những hướng dẫn viên có chuyên môn và kỹ năng giỏi, góp phần bảo đảm an toàn và thành công của hàng trăm người chinh phục đỉnh Everest cao 8.848,86 mét.
Kami Rita cũng là người có mặt ở trại căn cứ Everest vào năm 2015 khi một trận tuyết lở quét qua giết chết 19 người. Sau thảm kịch đó, ông phải chịu áp lực lớn từ gia đình yêu cầu bỏ leo núi.
Bên cạnh việc chinh phục đỉnh núi Everest, Kami Rita đã mở rộng phạm vi, chinh phục thêm các đỉnh núi khác trên khắp thế giới. Thời tiết tốt trên đỉnh Everest chỉ xuất hiện vài ngày trong tháng 5 thuận lợi để những người leo núi chinh phục đỉnh cao nhất thế giới.
Liều mạng đi bộ trên dây giữa hai khinh khí cầu lập kỷ lục thế giới Một người đàn ông Brazil đã liều mạng lập kỷ lục thế giới khi đi bộ trên sợi dây nối giữa hai khinh khí cầu treo lơ lửng ở độ cao 1.900 mét so với mực nước biển. Những kỷ lục Guinness thế giới truyền cảm hứng cho nhiều người vượt qua giới hạn tài năng và khả năng của mình để tạo...