Bị sư tử chính tay mình nuôi lớn tấn công, nhà bảo tồn động vật chết thảm

Theo dõi VGT trên

Trong lúc dẫn hai con sư tử trắng mà mình một tay nuôi lớn đi dạo, nhà bảo tồn người Nam Phi đã bị chúng tấn công dẫn đến thiệt mạng.

West Mathewson đã giải cứu hai con sư tử cái Demi và Tanner khỏi một cơ sở săn bắt giải trí dạng “đóng hộp”, tức chúng bị săn đuổi trong một khu vực khép kín thay vì không gian mở. Sau khi mang hai con vật về nhà, ông đã nuôi chúng trong trang trại.

Bị sư tử chính tay mình nuôi lớn tấn công, nhà bảo tồn động vật chết thảm - Hình 1

West Mathewson đã giải cứu hai con sư tử cái Demi và Tanner khỏi một cơ sở săn bắt giải trí dạng “đóng hộp”.

Năm 2017, cặp sư tử trắng này đã giết chết một nông dân ở khu đất bên cạnh nhà nghỉ kết hợp khu du lịch sinh thái Tree Top Lodge mà Mathewson sở hữu ở tỉnh Limpopo, miền bắc Nam Phi. Tuy nhiên, vốn đã quen tiếp xúc với những loài vật hung dữ thế này, nhà bảo tồn 68 tuổi không tin rằng hai con sư tử vẫn giữ bản tính bạo ngược đến nỗi sẵn sàng cấu xé người nuôi lớn chúng. Trái lại, ông vẫn dành thời gian đi dạo và chơi đùa với chúng mỗi ngày.

Bị sư tử chính tay mình nuôi lớn tấn công, nhà bảo tồn động vật chết thảm - Hình 2

Nhà bảo tồn 68 tuổi không tin rằng hai con sư tử vẫn giữ bản tính bạo ngược.

Vào ngày xảy ra thảm kịch, ông đang đùa giỡn với hai con sư tử như bình thường thì bất ngờ bị một trong hai con vật hung hăng tấn công. Mathewson được đưa đi cấp cứu trong tình trạng cả người đẫm máu. Do vết thương quá nặng, ông đã qua đời khi còn chưa kịp đến bệnh viện. Người nhà của nạn nhân cho rằng hai con sư tử đã bị kích động trong lúc chơi đùa, dẫn đến hành vi tàn bạo.

Bị sư tử chính tay mình nuôi lớn tấn công, nhà bảo tồn động vật chết thảm - Hình 3

Vào ngày xảy ra thảm kịch, ông đang đùa giỡn với hai con sư tử như bình thường thì bất ngờ bị một trong hai con vật hung hăng tấn công.

Bất chấp sự cố chết người vừa xảy ra, hàng nghìn du khách vẫn hăm hở đổ về khu du lịch để có cơ hội chiêm ngưỡng những con vật hoang dã. Chia sẻ về vụ việc đau lòng, phát ngôn viên của Tree Top Lodge cho biết: “Chắc chắn Demi và Tanner sẽ không phải chết. Lúc sinh thời, West yêu thương hai con sư tử chẳng khác nào con ruột và dành phần lớn thời gian để ở bên chúng. Demi và Tanner không cố ý làm hại ông ấy, đây là một tai nạn thương tâm”.

Thú vui giết động vật hoang dã hợp pháp gây tranh cãi

Hoạt động săn bắn có kiểm soát đem lại nguồn tài chính không nhỏ cho địa phương. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề vấp phải nhiều sự phản đối.

Thú vui giết động vật hoang dã hợp pháp gây tranh cãi - Hình 1

Video đang HOT

Trong những năm gần đây, quyền động vật đang dần nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Việc săn bắn, bạo hành không còn diễn ra tràn lan như trước. Tuy nhiên, một số người vẫn "ngang nhiên" săn báo, hổ... để lấy da, nanh làm chiến lợi phẩm.

Không giống những kẻ săn trộm, họ đang làm việc này một cách hoàn toàn hợp pháp. Cái chết của con vật tội nghiệp đem về lợi nhuận lớn, giải quyết nhiều vấn đề cho dân nghèo. Đó là cuộc trao đổi hợp pháp mang tên "trophy hunting".

Trò chơi hợp pháp

"Trophy hunting" có thể tạm hiểu là săn chiến lợi phẩm. Cuộc đi săn hợp pháp này cho phép bạn sử dụng súng (được cấp phép) đi giết những loài thú (chủ yếu là voi, hổ, báo...) trong một khu vực chỉ định. Các chiến lợi phẩm như đầu, da, móng... của con thú có thể được thợ săn giữ lại.

Việc săn bắn từ xưa đã không còn là chuyện lạ. Tuy nhiên, tiền thân của trophy hunting chỉ xuất hiện khi con người không còn coi săn bắn là thứ để phục vụ nhu cầu sống hàng ngày. Ở châu Âu trước đây, giới quý tộc thường săn bắn thể thao trong các khu đất rộng mà họ sở hữu. Những hành vi săn trộm sẽ bị xử phạt rất nặng.

Thú vui giết động vật hoang dã hợp pháp gây tranh cãi - Hình 2

Hoạt động săn bắn những con thú lớn như sư tử, voi... đã phổ biến ở châu Phi từ lâu. Ảnh: Getty.

Dù vậy, người xưa chỉ mới xem săn bắn như một trò thể thao thay vì để giành lấy chiến tích như đầu, da... Phải tới thế kỷ 19, hoạt động này mới được phổ biến rộng rãi ở châu Âu, Mỹ và các nước châu Phi. Năm 1930, CLB săn bắn Boone & Crocket đã đưa ra một bảng điểm dành cho chiến lợi phẩm là sừng hươu, nai.

Trong năm đó, Hội đồng Quốc tế về Trò chơi và Bảo tồn Động vật Hoang dã bị săn bắn (CIC) cũng có một hệ thống đánh giá điểm riêng, được đăng ký tại Paris. Việc săn bắn giành chiến lợi phẩm dần trở thành một văn hóa mới. Từ "trò chơi" và "bảo tồn" cùng xuất hiện trong tên gọi của CIC đã thể hiện rõ ý tưởng của việc đi săn.

"Nếu không bảo vệ môi trường sống cho con mồi, bạn sẽ chẳng còn gì để săn. Quần thể động vật hoang dã phát triển mạnh mẽ hơn ở những nơi mà thợ săn chiến lợi phẩm xuất hiện", Oisin Curran, cây viết của How Stuff Work bình luận.

Bỏ tiền để giết con vật quý hiếm

Đó là một nghịch lý hoàn toàn hợp lý của trò chơi săn chiến lợi phẩm. Năm 2015, Corey Knowlton, một triệu phú người Mỹ, đã đấu giá thành công cơ hội giết chết con tê giác đen quý hiếm ở Namibia với giá 350.000 USD. Ngay sau khi tên tuổi của anh được công bố, giới bảo vệ động vật đã gửi nhiều thư từ, lời lẽ đe dọa đến vị triệu phú.

Tuy nhiên, Knowlton không hề nao núng vì anh tin mình đang làm một điều đúng đắn. Vào ngày đã định, anh đáp máy bay đến Namibia trong sự chào đón của các quan chức Chính phủ và chính quyền địa phương. Sau khoảng 3 ngày tìm kiếm, con tê giác được chỉ định đã xuất hiện trước mắt Knowlton.

"Nó nhanh như một tia chớp", anh nhớ lại. Với kinh nghiệm đi săn của mình, Knowlton đã "tặng" cho con vật khổng lồ nhiều vết đạn trên người. Tuy nhiên, nó vẫn còn sức bỏ chạy. Sau tầm 10 phút truy vết, họ phát hiện con tê giác đen. Nó vẫn đứng vững nhưng đã bị thương rất nặng. Knowlton không ngần ngại dành cho nó viên đạn kết liễu.

Thú vui giết động vật hoang dã hợp pháp gây tranh cãi - Hình 3

Knowlton là thợ săn chiến lợi phẩm nổi tiếng, từng chi 350.000 USD để giết con tê giác quý. Ảnh: Independent.

Khi con vật không thể mở mắt nữa, Knowlton biết mình đã giết thành công một trong những loài quý hiếm nhất thế giới. Anh không hề hối hận vì điều này.

"350.000 USD tôi trả sẽ giúp Chính phủ Namibia có thêm tiền để đầu tư cho các hoạt động chống tội phạm chuyên giết tê giác lấy sừng. Con tê giác kia đã quá già và không còn khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nó vẫn là một mối đe dọa cho những con non khác", Knowlton trả lời CNN.

Vào thời điểm triệu phú người Mỹ giết chết con tê giác đen, chính quyền Namibia cũng đã lên một danh sách gồm 18 con trên cả nước cần bị tiêu diệt. Tê giác bị Knowlton giết là một trong 4 con đứng đầu danh sách.

Giết để bảo tồn

Caroline Sorensen, một quan chức đứng đầu CIC, thừa nhận thuật ngữ "săn chiến lợi phẩm" thường bị bác bỏ. Thay vào đó, họ sử dụng từ "săn bảo tồn" để nói về những hoạt động này.

Theo Sorensen, săn bảo tồn đem đến nhiều lợi ích hơn những gì mọi người có thể tưởng tượng. Hoạt động này kích cầu du khách tìm đến các vùng xa lạ, hẻo lánh... Số tiền họ bỏ để đi săn sẽ được chính quyền địa phương sử dụng, đầu tư phát triển cộng đồng, ví dụ như xây trường, phổ cập giáo dục, tạo cơ hội việc làm cho người dân...

"Sự tồn tại của các thợ săn còn tạo động lực cho việc thay đổi mục đích sử dụng đất ở địa phương (từ đất nông nghiệp sang rừng). Nhờ số tiền họ trả, người dân và chính quyền trong khu vực sẽ có kinh phí để cải tạo, quản lý vùng đất mà loài vật sinh sống", Sorensen nhấn mạnh.

Giống như trường hợp của Knowlton, nhiều con vật cần bị loại bỏ khỏi quần thể do vấn đề tuổi tác hoặc ảnh hưởng đến sự sống của đồng loại. "Ngay cả khi các thợ săn không trả tiền để giết chúng, những con vật ấy vẫn sẽ chết. Địa phương sẽ chịu khoản thiệt hại tài chính", đại diện CIC cho hay.

Amy Dickman, chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn ở châu Phi hơn 20 năm, cũng từng thể hiện quan điểm ủng hộ việc săn chiến lợi phẩm trong bài viết "Chấm dứt săn chiến lợi phẩm sẽ còn tồi tệ hơn với những loài có nguy cơ tuyệt chủng" trên CNN.

Thú vui giết động vật hoang dã hợp pháp gây tranh cãi - Hình 4

Việc giết động vật không hoàn toàn đem lại những hậu quả xấu. Ảnh: Getty.

Mở đầu bài viết, cô đưa ra những con số đáng lo ngại về các loài biểu tượng của châu Phi như sư tử, voi, tê giác. Trong khoảng 20 năm qua, số sư tử đã giảm một nửa, chỉ còn khoảng 24.000 con. Ngày nay, sư tử châu Phi hiếm ngang tê giác và số lượng loài này ít hơn voi 15 lần.

Công chúng có quyền giận dữ khi cho rằng các tay thợ săn đang khiến những con vật vốn ít ỏi lại càng thêm nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, đó không hẳn là những gì sử tử phải đối mặt lúc này. Theo Dickman, sự sụt giảm số lượng cá thể sư tử đến từ việc mất môi trường sống, thiếu hụt con mồi và xung đột với dân địa phương.

Người dân thường hạ độc, bắn, giết sư tử để ngăn chặn (hoặc trả thù) các vụ tấn công vào gia súc, con người. Tại nhiều nơi, truyền thống giết sư tử để khẳng định địa vị xã hội vẫn còn tồn tại.

"Việc săn bắn có thể là nguyên nhân chính khiến số sư tử ngày càng ít. Tuy nhiên, bạn không thể ngăn chặn đơn giản bằng cách cấm các thợ săn. Việc săn bắn động vật để lấy chiến lợi phẩm có thể hạn chế các mối nguy khác. Bằng cách bảo vệ môi trường sống cho động vật, chúng ta có thể ngăn chặn việc săn trộm.

Mọi người vẫn hay chỉ nghĩ về khoản tiền mà tay thợ săn trả để giết con vật. Dù vậy, ít ai nhìn ra những lợi ích quan trọng như duy trì vùng đất rộng lớn để động vật sinh sống. Ngày nay, khi con người đang thống trị, điều này càng trở nên xa xỉ", Dickman nói.

Nhà bảo tồn này cũng nhắc đến đề xuất "du lịch chụp ảnh" cùng động vật hoang dã mà nhiều người thường nói tới. Tuy nhiên, Dickman khẳng định điều này không khả thi và quá thiếu hấp dẫn để du khách có thể chấp nhận chi một số tiền lớn như việc đi săn.

Những chỉ trích về mặt đạo đức

Dù nhiều người lên tiếng bảo vệ hoạt động săn bắn lấy chiến lợi phẩm, không ít bằng chứng vẫn chỉ ra đây là hành vi thiếu đạo đức. Những lợi ích tài chính thực sự mà trò săn bắn này đem đến cho cộng đồng cũng bị đặt dấu hỏi.

Năm 2015, National Geographic công bố một bản báo cáo nói về tình trạng tham nhũng của Chính phủ các nước châu Phi, đặc biệt là Zimbabwe. Trên danh nghĩa thu phí săn bắn để bảo tồn, họ đã bỏ túi một khoản tiền khổng lồ.

Trong khi đó, báo cáo của Economists at Large, tổ chức kinh tế lớn có trụ sở tại Australia, hoạt động săn chiến lợi phẩm chiếm chưa tới 1% doanh thu Du lịch của 8 quốc gia châu Phi.

Một số bằng chứng khác cũng chỉ ra hoạt động săn "hợp pháp" này gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh sản và mối quan hệ xã hội giữa các loài động vật. Đa số những người đi săn thường chọn con đực to nhất đàn vì kích thước sừng hoặc bờm của chúng.

"Những con đực chất lượng cao sẽ cho ra gene tốt. Từ đó, đàn sẽ có những con khỏe mạnh, nhanh chóng thích nghi được với môi trường mới. Tuy nhiên, việc giết hại những con đực khỏe mạnh nhất đàn đã gây tác dụng ngược, khó lường trước hậu quả", Rob Knell, một nhà nghiên cứu chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

1.600 tấn vàng dưới đáy hồ Baikal, tại sao không ai dám vớt?
00:27:21 22/11/2024
'Vật thể lạ' như đám mây rơi xuống đất, nhiều người hoang mang
12:08:59 21/11/2024
Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới
00:33:50 22/11/2024
Hiện tượng chưa từng có xảy ra tại nhà máy điện lớn nhất miền đông Trung Quốc, công nhân quần quật 10 ngày đêm để giải quyết: Tín hiệu cảnh báo toàn cầu
19:40:28 21/11/2024
Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ
19:43:10 21/11/2024
Làm giàu bằng nghề ít ai nghĩ đến: Biến hóa thành người rừng, kiếm hơn 17 triệu đồng/tháng
00:53:57 21/11/2024
Dịch vụ thuê người đến công ty mắng sếp đắt khách ở Mỹ
11:50:09 21/11/2024
Sau trào lưu xé túi mù, giới trẻ lại lao vào 'cuộc chiến' đập hộp mù
23:19:53 21/11/2024

Tin đang nóng

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Con đường sa ngã của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ
10:11:58 22/11/2024
Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
'Độc đạo' tung ngoại truyện đặc biệt quy tụ dàn diễn viên sau cái kết tranh cãi
10:45:30 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024

Tin mới nhất

Người đàn ông mất ngủ suốt 32 năm vì bị sếp mắng oan

11:20:01 22/11/2024
Sau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.

Cá heo đơn độc ở biển Baltic và bí ẩn về những âm thanh 'độc thoại'

11:19:52 22/11/2024
Một con cá heo mũi chai đơn độc tại biển Baltic đang khiến các nhà khoa học bất ngờ với hàng loạt âm thanh mà nó phát ra, dù không có đồng loại nào ở gần.

Cậu bé 7 tuổi được mời làm trưởng phòng ở công ty công nghệ

00:29:28 22/11/2024
NGA - Cậu bé 7 tuổi có tài năng lập trình được một công ty mời về làm quản lý. Giám đốc của công ty cũng ngưỡng mộ tài năng của cậu.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.

Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất

10:19:47 20/11/2024
Đảo Mesyatsev, vốn là một tảng băng lớn ở Bắc Cực, bỗng dưng biến mất trên hình ảnh vệ tinh. Mới đây, Hiệp hội Địa lý Nga đưa tin một hòn đảo băng gần quần đảo Franz Josef Land của Nga ở Bắc Băng Dương, đã biến mất hoàn toàn.

Chuyện thật như đùa: Chồng tôi 35 tuổi, đầu đã hai thứ tóc mà vẫn KHÔNG biết phơi quần áo

10:18:44 20/11/2024
Phơi quần áo là một công việc nhà rất cơ bản. Chưa kể người lớn, đến ngay cả con trẻ cũng dễ dàng làm được. Thế nhưng, chồng tôi - một người đàn ông trưởng thành lại không thể thực hiện điều này

Đào đường, công nhân đụng độ trăn Anaconda khổng lồ có 'khối u' kỳ dị: Không thể tin về thứ nó đã nuốt

10:18:30 20/11/2024
Trăn Anaconda hay trăn Nam Mỹ (chi Eunectes) là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới, có thể dài tới 9 mét, chiều dài ngang ngửa trăn gấm (Python reticulatus) và nặng tới 250 kg.

Loài cá kỳ dị nhất hành tinh biết leo cây có ở Việt Nam

10:17:09 20/11/2024
Một loài cá vừa có mang lại vừa có phổi, vừa sống dưới nước vừa chạy nhảy trên cạn và biết leo cây, được tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật kỳ dị nhất hành tinh .

Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?

18:23:07 19/11/2024
Các nhà khoa học phát hiện hoạt động bất thường ở Cực Bắc trong lúc cực từ Bắc di chuyển gần Nga hơn theo cách thức chưa từng có trước đây.

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng

16:16:03 19/11/2024
Một thợ sửa ống nước may mắn đã phát hiện ra kho báu trị giá hơn 64 tỷ đồng trong một chiếc rương mà những công nhân khác không để ý đến.

Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe

12:35:14 19/11/2024
Ngày nay, bất kể chuyện gì cũng có thể viral và nổi rần rần trên mạng xã hội chỉ sau một đêm. Đây cũng là lý do mà mới đây, bài đăng về một cánh cổng bất ngờ được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ vì sự kì lạ của mình.

Ngạc nhiên chưa, 19-11 là Ngày Quốc tế Đàn ông!

11:05:40 19/11/2024
Ngày Quốc tế Đàn ông 19-11 (International Men s Day), một dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp của nam giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách?

Làm đẹp

15:02:15 22/11/2024
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của xịt khoáng. Khi làn da cảm thấy khô căng, chỉ cần xịt một lớp sương mỏng, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và làn da được cấp ẩm tức thì.

Gã chồng rút kiếm gây án sau màn ẩu đả của hai người phụ nữ

Pháp luật

14:55:50 22/11/2024
Trước đó, vào tháng 6/ 2023, Đỗ Văn Quyền vay của anh Nguyễn Sỹ Sơn (SN 1997) số tiền 2,5 triệu đồng. Sau mấy hôm, Quyền trả cho anh Sơn được 1 triệu đồng. Anh Sơn nhiều lần đòi nợ số tiền còn lại nhưng Quyền chưa có tiền trả.

Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo

Netizen

14:45:13 22/11/2024
Không hổ danh là tiên nữ đồng quê nổi đình nổi đám, dù đã gần 10 ngày trôi qua kể từ khi Lý Tử Thất quay trở lại nhưng những câu chuyện xung quanh cô vẫn đang khiến dân tình bàn tán xôn xao.

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

Du lịch

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

Thần số học thứ 6 ngày 22/11/2024: Số 4 làm điều mới, số 8 khởi nghiệp

Trắc nghiệm

14:38:45 22/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 22/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 rời khỏi vị trí hiện tại, sẵn sàng đối diện với những thay đổi mới.

Những chiếc áo sơ mi, áo thun.... giúp che khuyết điểm bắp tay

Thời trang

14:11:53 22/11/2024
Những chị em đang sở hữu phần vai hay bắp tay to luôn có xu hướng giấu chúng dưới những chiếc váy có phần tay bèo hay nhiều lớp nhưng điều này lại hoàn toàn phản tác dụng .

Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng

Sao châu á

14:05:58 22/11/2024
Theo giáo sư Lim Myung Ho, vì không thể sở hữu những món đồ xa xỉ nên họ thường ngưỡng mộ những người giàu có và trở thành người hâm mộ của họ. Do vậy, khán giả tẩy chay Song Ji A vì họ thấy bị lừa dối.

Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con

Sao âu mỹ

14:03:02 22/11/2024
Lindsay Lohan từng trải qua quãng thời gian bi kịch trong sự nghiệp và cuộc sống với nhiều ồn ào. Giờ đây, cô sẵn sàng trở lại với điện ảnh, có một tổ ấm hạnh phúc và bình yên.

Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân

Tin nổi bật

13:56:55 22/11/2024
Theo anh Nghĩa, đội của anh đã có kinh nghiệm tìm kiếm cứu hộ trong nhiều năm, tại nhiều tỉnh, thành miền Trung, mới nhất là tại khu vực cầu Đại Lộc (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

Thế giới

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.

Tiến Linh khen ngợi Indonesia, sẵn sàng cạnh tranh với Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

12:10:35 22/11/2024
Tiến Linh thừa nhận Indonesia là ứng viên số 1 cho chức vô địch ASEAN Cup 2024, nhưng ĐT Việt Nam sẽ chơi hết khả năng để thể lấy lại vị thế của mình.