Bị sốt bao lâu mới cần xét nghiệm sốt xuất huyết?
Nhiều người thắc mắc nên xét nghiệm sốt xuất huyết khi nào để chẩn đoán bệnh tốt nhất.
Ngày 19/9, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho hay từ tháng 8 đến ngày 16/9, Hà Nội ghi nhận 4 ca tử vong vì sốt xuất huyết.
Riêng tuần qua (từ 10-16/9) thành phố ghi nhận 1 ca tử vong. Ba bệnh nhân tử vong trước đó ở quận Long Biên, huyện Đan Phượng và Thanh Trì. Theo Sở Y tế Hà Nội, hầu hết trường hợp đều được phát hiện bệnh muộn, đến viện muộn. Ngoài ra, họ có các bệnh lý nền kèm theo tương đối nặng như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, theo chu kỳ hàng năm, dịch sốt xuất huyết xu hướng gia tăng vào mùa mưa. Dịch đạt đỉnh vào khoảng tháng 10 – 11.
Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu là sốt cao 39 – 41 độ C, sốt đột ngột và liên tục 2 – 7 ngày. Xuất huyết như xuất hiện các chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm…
Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết ở BV Bạch Mai.
Video đang HOT
Ngày thứ 3 – 6, người bệnh hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, nguy cơ tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Đặc biệt, trẻ sốt cao liên tục trên hai ngày thì người nhà phải khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh.
Do thời gian nguy hiểm nhất từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, nên bác sĩ Thảo khuyến cáo nên cần xét nghiệm từ ngày thứ 3 của bệnh để chẩn đoán chính xác sốt xuất huyết hay không.
BS Thảo nêu những trường hợp cần nhập viện là mệt mỏi, đi khám giảm tiểu cầu. Người bệnh cũng cần nhập viện ngay nếu khi xét nghiệm tiểu cầu thấp dưới 30 g/L. Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế năm 2019, người bị sốt xuất huyết cần truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 50 g/L và xuất hiện các triệu chứng xuất huyết.
Người bệnh không có triệu chứng xuất huyết lâm sàng, tiểu cầu dưới 5 g/L thì mới cần truyền tiểu cầu. Nguyên nhân, khi tiểu cầu giảm người bệnh có các biểu hiện như xuất huyết dưới da, niêm mạc (chảy máu cam, răng miệng, vị trí nơi tiêm truyền…). Nghiêm trọng hơn là người bệnh chảy máu trong: đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, rong kinh…
Khi bị sốt xuất huyết, bác sĩ Thảo khuyến cáo bệnh nhân cần tăng cường dinh dưỡng, nhất là nhu cầu về protein phải cao hơn. Người bệnh nên dùng Protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá.
Chất béo và bột đường cũng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, tăng tỉ lệ đường đơn, đôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật.
Ngoài ra, bệnh nhân cần uống đủ nước, giàu sinh tố và muối khoáng: nước trái cây, rau quả, mật ong. Người bệnh cũng cần chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày (trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày). Thực phẩm ưu tiên là thực phẩm mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo mì, phở.
Nhầm sốt xuất huyết sang bệnh khác, nhiều trẻ dưới 1 tuổi nguy kịch
Trẻ được phòng khám tư chẩn đoán viêm đường hô hấp hoặc tiêu chảy và cho theo dõi tại nhà, khi nhập viện trẻ đã bị sốc, nguy kịch vì sốt xuất huyết.
Ngày 26/7, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa cứu sống nhiều trẻ nguy kịch dưới 1 tuổi. Tất cả đều mắc sốt xuất huyết nặng.
Trường hợp đầu tiên là bé trai 11 tháng tuổi, sống ở Tiền Giang. Bệnh sử ghi nhận trẻ bị sốt cao liên tục 4 ngày, tiêu chảy nhiều lần. Tại phòng khám tư gần nhà, trẻ được chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng và cho uống thuốc (không rõ loại).
Đến ngày thứ 5, trẻ bớt sốt nhưng lừ đừ, tiêu lỏng, phân xanh, tay chân lạnh. Người nhà vội đưa trẻ đến bệnh viện địa phương và được chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa. Ngay lập tức, bệnh nhi được chuyển lên TP.HCM.
Trẻ nguy kịch vì sốt xuất huyết nặng. (Ảnh: BVCC)
Tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, các bác sĩ tiếp tục truyền dịch chống sốc, xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị sốt xuất huyết, thể tích hồng cầu giảm, tiểu cầu giảm, men gan tăng cao. Suốt 1 tuần điều trị, tình trạng trẻ mới cải thiện dần, men gan trở về bình thường.
Hai bệnh nhi 7 tháng tuổi và 9 tháng tuổi khác cũng nhập viện trong tình trạng nặng tương tự. Các bé sốt, ho sổ mũi 4 ngày. Tại phòng khám bác sĩ tư, trẻ được chẩn đoán viêm hô hấp trên và điều trị kháng sinh, hạ sốt, giảm ho.
Đến ngày thứ 5, tình hình vẫn không cải thiện nên gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Tại đây, trẻ được thực hiện các xét nghiệm, xác nhận bị sốc sốt xuất huyết.
Đáng chú ý, một bé gái 8 tháng tuổi, ở Đồng Tháp rơi vào nguy kịch ngay khi nhập bệnh viện tuyến dưới. Trước đó, trẻ sốt cao liên tục 3 ngày, ho sổ mũi, ói nhiều lần ra dịch lợn cợn nâu, bụng chướng, nổi chấm xuất huyết trên da. Gia đình đưa trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện địa phương.
Kết quả các xét nghiệm cho thấy trẻ nhiễm sốt xuất huyết, dung tích hồng cầu giảm còn 25%, tiểu cầu 23000/mm3 (bình thường 200.000-300.000/mm3), men gan tăng cao. Các bác sĩ phải chống sốc tích cực với dung dịch điện giải, dung dịch cao phân tử, truyền máu và chuyển lên TP.HCM.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, trẻ được tiếp tục điều trị chống sốc, truyền máu, hỗ trợ gan và có cải thiện. Nhưng đến ngày thứ 7-8 trẻ sốt trở lại. Xét nghiệm máu cho thấy trẻ rơi vào hội chứng thực bào máu sau sốt xuất huyết. Suốt 3 tuần điều trị tiếp theo, trẻ mới hồi phục.
Bác sĩ Tiến cảnh báo, sốt xuất huyết có thể tấn công trẻ nhũ nhi (trẻ dưới 1 tuổi). Tuy nhiên, biểu hiện không điển hình như sốt nhẹ vừa, không liên tục, kèm ho sổ mũi, hắt hơi, hay tiêu chảy, nôn ói,... Điều này dễ gây lầm tưởng với các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm trùng...
"Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để thăm khám, xét nghiệm định bệnh chính xác. Từ đó, có cách điều trị thích hợp cho trẻ", bác sĩ Tiến nhấn mạnh.
Hà Nội tăng vọt ca sốt xuất huyết Tính riêng trong tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 760 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) - tăng 38,9% so với tuần trước đó và 1 trường hợp tử vong. Nhiều chuyên gia cảnh báo, số ca mắc SXH tại Hà Nội có thể tiếp tục gia tăng trong những ngày sắp tới. Phun thuốc diệt muỗi...