Bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có được BHYT chi trả viện phí, điều trị không? Làm sao để an toàn sau tiêm?
Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine quy mô lớn nhất trong lịch sử. Bộ Y tế khẳng định, chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lần này có nhiều điểm mới, nhưng vấn đề an toàn vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.
Bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 có được BHYT chi trả viện phí, điều trị không?
Trong cuộc họp báo trưa 21/6 cung cấp thông tin về chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19, ông Phạm Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết: “Với tiêm chủng, sẽ có tỷ lệ nhất định gặp phản vệ. Người không may bị sốc phản vệ sẽ được chế độ bảo hiểm y tế chi trả”.
Một số hiện tượng sốc phản vệ ít gặp sau khi tiêm vaccine COVID-19
Phản ứng phản vệ là trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bất kỳ ai bị phản ứng phản vệ đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cảnh báo, những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai. Các triệu chứng sốc phản vệ được cảnh báo bao gồm:
- Nổi mày đay, phù mạch nhanh.
- Khó thở, tức ngực, thở rít.
- Đau bụng hoặc nôn.
- Tụt huyết áp hoặc ngất.
- Rối loạn ý thức.
Phản ứng sau tiêm chia làm 2 loại
Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM), phản ứng sau tiêm chia làm 2 loại:
Video đang HOT
Một là phản ứng thông thường, chấp nhận được, biểu hiện qua các triệu chứng như bị sốt, đau tại chỗ chích, mệt mỏi như cảm cúm thông thường. Các phản ứng này sẽ tự mất đi sau 2-3 ngày tiêm.
Nhóm phản ứng thứ hai là phản ứng có hại và nguy hiểm, thậm chí có người tiêm vaccine sẽ sốc phản vệ nặng. Tuy nhiên tỉ lệ người bị phản ứng nguy hiểm không cao.
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM)
Khuyến cáo để an toàn sau tiêm
Để tránh những nguy hiểm sau tiêm vaccine, TS.BS Hùng cho rằng đầu tiên người được tiêm phải hợp tác tốt với nhân viên y tế.
Nhân viên y tế phải sàng lọc kỹ các bệnh nền, tiền sử dị ứng của người tiêm như: người được tiêm vaccine dị ứng hải sản, có bệnh cấp tính hay đang điều trị gì không…
Dù vậy, việc sàng lọc này không thể bảo đảm 100% được bởi nhiều trường hợp khỏe mạnh, chưa bao giờ có tiền sử dị ứng nhưng vẫn có nguy cơ phản vệ nặng sau tiêm vaccine.
Do đó, nhân viên y tế phải yêu cầu người được chích ngừa ở lại 30-60 phút tại điểm chích đó để kịp thời can thiệp, xử trí khi có vấn đề biến chứng xảy ra.
Trên bình diện thế giới, chỉ có một số rất ít trường hợp bị sốc phản vệ nặng dẫn đến tử vong vì không xử lý được. Đại đa số các trường hợp phản vệ đều có thể xử trí.
TS.BS Hùng khuyến cáo sau 3 ngày tiêm vaccine, nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào thì người tiêm cần quay lại ngay cơ sở y tế thông báo chi tiết để được can thiệp phù hợp.
Đang mang thai có được tiêm vaccine COVID-19 không? Tiêm vaccine COVID-19 có gây vô sinh không?
Để phòng tránh những mất mát khủng khiếp do Covid-19, thứ vũ khí duy nhất để chống lại là vắc xin. Tuy nhiên, có những đối tượng được khuyến cáo không nên tiêm vaccine COVID-19 sẽ tốt hơn.
Bài viết được sự tư vấn của bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC, sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp nhất liên quan đến tiêm vaccine COVID-19.
Đang mang thai có được tiêm vaccine COVID-19 không?
Vắc xin phòng COVID-19 của Astrazeneca được khuyến cáo không tiêm cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Hiện tại có rất ít số liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin trong thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị biến chứng cao hơn khi mắc COVID-19.
Ở một khía cạnh khác, phụ nữ mang thai vẫn có thể được tiêm phòng vắc xin nếu lợi ích của việc chủng ngừa lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin.
Vì lý do này, phụ nữ đang mang thai có yếu tố nguy cơ cao lây nhiễm với virus SARS-CoV-2 (chẳng hạn cán bộ y tế) có thể được xem xét tiêm vắc xin sau khi được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ.
Tiêm vaccine COVID-19 có gây vô sinh không?
KHÔNG.
Hiện không có bằng chứng hay dữ liệu nào chứng minh tiêm vaccine COVID-19 có thể gây vô sinh. Các nhà nghiên cứu cho biết, không có loại vắc xin COVID-19 nào được cấp phép sử dụng có bất kỳ tác động đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo đã được lên kế hoạch và thông tin liên quan sẽ được cung cấp cho các bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc y tế.
Để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan trong cộng đồng, ngoài việc tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm túc "Thông điệp 5K". Đây được coi là giải pháp tối ưu để người dân phòng chống dịch COVID-19 an toàn hiệu quả, nhất là trong giai đoạn hiện nay:
Khẩu trang: Đeo khẩu trang đúng cách tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
Khử khuẩn: Rửa tay đúng cách theo bộ Y tế thường xuyên bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, khử khuẩn thường xuyên các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, ghế...
Khoảng cách: Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác.
Không tụ tập đông người.
Khai báo y tế: Chủ động thực hiện khai báo y tế theo khuyến cáo.
Ngoài ra, hãy chủ động bảo vệ cho bản thân, gia đình và xã hội bằng ý thức thực hiện các biện pháp dưới đây:
Rửa tay đúng cách và thường bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
Luôn đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông và cơ sở y tế.
Không đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng. Khi ho hoặc hắt hơi, chú ý che miệng bằng khăn giấy, khăn vải,...
Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và có lối sống lành mạnh.
Tích cực vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
Nếu có dấu hiệu sốt, khó thở, mất khứu giác, ho, hắt hơi, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang, không tiếp xúc với người khác và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
Tự cách ly, giãn cách xã hội chủ động theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.
Thực hiện khai báo y tế nghiêm túc trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên thông tin tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.
10 điều cần nhớ khi tiêm chủng vaccine COVID-19 Bộ Y tế khuyến cáo 10 điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm chủng phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân.