Bi sắt 790.000 tuổi là “con lai” của Trái Đất và vật thể vũ trụ
Những viên bi sắt tương tự có thể rải rác khắp khu vực từ Đông Nam Á đến Nam Cực, là sinh ra từ cú tấn công của một vật thể khổng lồ ngoài Trái Đất.
Theo Universe Today, một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi GS Avi Loeb từ Đại học Havard (Mỹ), người nổi tiếng với các lập luận và nghiên cứu về các vật thể liên sao, cho thấy nguồn gốc ngoài Trái Đất bất ngờ của những viên bi sắt nhỏ được tìm thấy tìm thấy ở Thái Bình Dương năm 2014.
Các viên bi sắt được tìm thấy ở Thái Bình Dương sinh ra từ một vụ va chạm của vật thể ngoài Trái Đất – Ảnh: AVI LOEB
Có đường kính khoảng 0,4, các vật thể hình cầu bé nhỏ ngoài khơi Papua New Guinea ban đầu được GS Loeb và các cộng sự cho là liên quan đến vật thể liên sao Oumuamua hoặc “bạn bè” của nó.
Oumuamua là vật thể đầu tiên được các nhà khoa học thế giới đồng thuận là “kẻ xâm nhập” từ ngoài hệ Mặt Trời, với hình dạng kỳ lạ và một quỹ đạo thất thường.
Nó có thể có hình dáng điếu xì gà hoặc một chiếc đĩa, theo các tính toán. Oumuamua đã lang thang trong hệ Mặt Trời một thời gian trước khi được phát hiện vào năm 2017.
Còn theo các phân tích dẫn đầu bởi GS Loeb, nó có thể là một tàu vũ trụ không người lái của người ngoài hành tinh, đang do thám hệ sao khác.
Vì vậy khi nhặt được các viên bi sắt, họ đã vô cùng hứng thú.
Tuy vậy, nghiên cứu mới vừa được nhóm công bố trên trang Research Notes of the AAS đã bác bỏ lập luận cũ của chính họ về nguồn gốc Oumuamua.
Nhưng bất chấp điều đó, nguồn gốc của các vật thể này vô cùng hấp dẫn: Chúng là những “đứa con lai” của Trái Đất và một vật thể vũ trụ.
Phân tích chi tiết vật liệu và cách thức các viên bi có thể được tạo thành, các tác giả đã tìm thấy bằng chứng về sự kiện đặc biệt xảy ra 790.000 năm trước.
Trong đó, rõ ràng nhất là tỉ lệ đồng vị 57Fe và 56Fe nằm trong phạm vi phù hợp với các vật thể sinh ra từ va chạm giữa các thiên thạch và Trái Đất.
Cú va chạm trực diện đã khiến vật liệu của mặt đất và kẻ tấn công bị phá vỡ, nung chảy, hòa trộn lại dưới điều kiện nhiệt độ, áp suất cực đoan, tạo ra những vật thể lạ lùng mà không quá trình tự nhiên nào của địa cầu tạo ra được.
Ước tính vụ va chạm đã rải các quả cầu này trên một “cánh đồng tektite” rộng lớn, trải dài từ Đông Nam Á, vượt Thái Bình Dương sang châu Đại Dương rồi xuống đến tận Nam Cực.
Tìm ra nguồn gốc 'tàu do thám của người ngoài hành tinh'
Oumuamua, vật thể từng được nhà khoa học Avi Loeb của Đại học Harvard cho là "tàu do thám của người ngoài hành tinh", đã để lộ nguồn gốc của nó thông qua sự vắng mặt của "chiếc đuôi".
Nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), vừa được trình bày tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia Anh cho rằng việc Oumuamua lao qua gần Mặt Trời mà không hề "mọc đuôi" như các sao chổi và tiểu hành tinh khác là do đặc tính hóa học của nó, chứ không phải vì nó là một tàu vũ trụ.
Chính điều đó đã tiết lộ "quê hương" của vật thể từng bị nghi ngờ là sản phẩm của người ngoài hành tinh này: Khá gần chúng ta.
Oumuamua - Ảnh: NASA/ESO
Oumuamua đến từ một hệ sao khác, thể hiện rõ qua quỹ đạo và nhiều yếu tố dị biệt khác. Nhưng nó là gì vẫn là một câu đố lớn, nhất là hình dáng như điếu xì gà và không có đuôi của nó khiến giả thuyết "tàu do thám của người ngoài hành tinh" được khá nhiều người ủng hộ.
Theo tờ Space, các nhà khoa học Oxford cho rằng việc không có đuôi là do nó có quá nhiều nguyên tố nặng và lại quá ít nước.
Chiếc đuôi khí bụi của các sao chổi là do băng nước và một số nguyên tố nhẹ bốc hơi khi tiếp cận ngôi sao mẹ nóng bỏng của chúng ta.
Vì vậy, nó phải đến từ đĩa mỏng của Ngân Hà - tức thiên hà chứa Trái Đất Milky Way của chúng ta.
Đĩa mỏng chính là phần đĩa sáng rực rỡ mà chúng ta vẫn thấy ở mỗi thiên hà. Trái Đất cũng nằm trên đĩa mỏng này, vốn rất nhiều nguyên tố nặng, nhưng may mắn chúng ta ở nơi có nhiều nươc hơn.
Đĩa tiền hành tinh của một ngôi sao thuộc đĩa mỏng sẽ rất dồi dào như carbon, sắt, ma-giê, silic, lưu huỳnh... và giỏi hút các nguyên tử oxy tự do để tạo thành carbonic thay vì để chúng kết hợp với oxy và tạo ra nước.
Trong khi đó, phần đĩa dày gần như vô hình, ít nguyên tố nặng lớn hơn rất nhiều và bao trùm một vùng không gian khổng lồ quanh đĩa ánh sáng mà nhiều người lầm tưởng là cả thiên hà.
Ngoài Oumuamua, các nhà khoa học cũng xem xét cả Borisov, một vật thể liên sao khác có đuôi, cũng đến từ đĩa mỏng nhưng ở nơi có nhiều nước hơn, có thể là một hệ sao giống nơi Trái Đất đang cư ngụ.
Các nhà khoa học vẫn tìm thêm bằng chứng và hy vọng sẽ tìm thấy khi có các vật thể liên sao khác bay đến gần chúng ta. Bởi lẽ vẫn có một rủi ro nhỏ rằng chúng không phải đến từ thế giới thiếu nước mà bị mất nước trên đường bay, chẳng hạn do tia vũ trụ.
Harvard - Lầu Năm Góc: "Tàu mẹ" ngoài hành tinh ẩn nấp gần chúng ta? Nhà thiên văn học Harvard nổi tiếng và Giám đốc Văn phòng giải quyết dị thường toàn lãnh thổ (AARO) của Lầu Năm Góc cho rằng Trái Đất có thể đang bị theo dõi bởi người từ "quê hương ngoài hành tinh". Thông tin được đưa ra trong một bản báo cáo chưa được đánh giá ngang hàng và công bố trên tạp...