Bị ruồng rẫy dù đã khỏi Covid-19
Ngày Elizabeth Martucci và con trai bình phục sau khi nhiễm nCoV, họ viết phấn lên con đường trước nhà: “Chúng tôi đã sống sót qua Covid-19″.
“Tôi định sẽ nói với mọi người: ‘Tôi đã nhiễm và giờ tôi ổn’, cho họ thấy rằng nhiễm virus không đồng nghĩa với án tử”, Martucci, nhà đầu tư bất động sản 41 tuổi ở Jersey Shore, bang New Jersey, Mỹ, nói. Cô còn mua áo phông có dòng chữ “người sống sót qua Covid-19″.
Elizabeth Martucci và con trai Marcus ở Jersey Shore. Ảnh: NYTimes.
Nhưng Martucci nhanh chóng nhận ra cô đã đánh giá quá thấp sự lo lắng của người khác đối với cô và con trai Marcus 11 tuổi. Một tháng sau khi họ hồi phục, một số hàng xóm vẫn xa lánh họ.
Với những người nhiễm nCoV đã xuất viện hoặc kết thúc thời gian tự cách ly, họ buộc phải tái hòa nhập vào một cộng đồng vẫn chưa sẵn sàng chào đón mình. Các chuyên gia y tế và nhà dịch tễ học liên bang Mỹ cho rằng người đã bình phục không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, một số người vẫn phải đối mặt với sự kỳ thị.
Martucci kể rằng khi nhìn thấy cô và con trai đến gần, một người hàng xóm vội chạy về nhà đến mức vấp ngã ở lề đường. “Mọi người nhìn chúng tôi như thể nguồn lây nhiễm chứ không phải người chiến thắng dịch bệnh”. Cô đã bỏ ý định mặc áo phông in chữ “người sống sót qua Covid-19″.
Bị xa lánh không phải là điều nhiều người lường trước được sau quãng thời gian khó khăn chiến đấu với căn bệnh. Đây dường như là nghịch lý khi nhiều nơi trên thế giới đang thảo luận về vai trò của những người bình phục: họ có thể hiến huyết tương để thử nghiệm điều trị cho bệnh nhân và những người mang kháng thể có thể quay trở lại làm việc, đóng vai trò mấu chốt khi tái mở cửa.
“Chúng tôi giống như những người được chọn”, Sheryl Kraft, nhà báo ở Fairfield, nói. “Chúng tôi có thể quay trở lại với cộng đồng, có thể hiến huyết tương. Chúng tôi rất có giá trị. Nhưng với những người sợ nhiễm virus, chúng tôi giống như những kẻ bị xã hội ruồng bỏ”.
Video đang HOT
Mark D. Levine, lãnh đạo ủy ban y tế thuộc Hội đồng thành phố New York, xuất hiện triệu chứng Covid-19 vào cuối tháng ba. Ông cách ly tại nhà cho đến khi hồi phục và truyền thông đã đưa tin về việc này.
Vài tuần sau khi bình phục, Levine bất ngờ khi một nhân viên tiệm giặt là “giật bắn mình” khi trông thấy ông. “Có những người thực sự nghĩ rằng sau khi đã nhiễm nCoV, bạn sẽ có ‘áo giáp thần kỳ’ và không thể nhiễm lại nữa, điều đó thật nguy hiểm. Nhưng rõ ràng, cũng có những người không hiểu rằng người bình phục không còn nguy cơ lây cho cộng đồng. Dường như chúng ta đã thất bại trong việc tuyên truyền cả hai khía cạnh đó”, ông nói.
Ở Long Island, Flora Touloupis, 60 tuổi, trải nghiệm cả lòng tốt và sự thận trọng từ hàng xóm. Sau quãng thời gian chật vật chống chọi nCoV, Touloupis cảm thấy ấm lòng khi người hàng xóm tặng bà súp gà. Nhưng khi bà muốn trả lại hộp đựng súp, người hàng xóm bảo bà vứt nó đi. Chị dâu của bà cũng hành xử tương tự.
“Tôi thấy mình như bị bệnh phong vậy! Tôi hy vọng những người thường đến nhà tôi ăn uống trong dịp Giáng sinh sẽ xuất hiện trong năm nay. Tôi cảm thấy thật bẽ mặt”.
Trong 21 ngày cách ly tại nhà ở Lakeland, Florida, điều duy nhất khiến tinh thần William Long, 17 tuổi, phấn chấn là suy nghĩ cậu sẽ được đi câu cá với bạn khi bình phục. “Đó là mong muốn số một của tôi”, Long nói. “Tôi rất nóng lòng đi chơi với bạn bè khi khỏe mạnh trở lại”.
Nhưng hai tuần sau khi Long bình phục, bạn bè vẫn không trả lời tin nhắn. Sự cô đơn và cảm giác bị tẩy chay đã khiến Long phải xin tư vấn sức khỏe tâm thần và tìm kiếm những người bạn mới. “Tôi đã cách ly ba tuần và sau đó vẫn không được gặp ai”, cậu nói. “Thật đau lòng”.
Long và những người khác hiểu sự lo lắng của những người xung quanh. Họ biết về những trường hợp tái dương tính với nCoV và căn bệnh này còn quá mới nên chưa có đủ thời gian để nghiên cứu liệu người từng nhiễm có miễn dịch trước virus không và nếu có thì sẽ kéo dài bao lâu.
“Mọi người cần phải có ý thức sợ virus thì số ca nhiễm mới giảm”, Touloupis nói. “Tuy nhiên, tôi vẫn rất đau lòng”.
Samantha Hoffenberg ở Manhattan. Ảnh: NYTimes.
Samantha Hoffenberg, sống ở Manhattan, cho biết cô hiểu lý do bị gia đình xa lánh gần hai tháng sau khi cô bình phục: Cha cô đã chết vì virus vào tháng 4 sau khi bị lây nhiễm chéo ở bệnh viện. Sau khi nhiễm nCoV, cô kiên quyết tránh xa người thân, ngay cả sau khi bình phục.
Ngày 23/4, tòa nhà cô sống bị cháy. Sau khi nhập viện vì hít phải khói, cô trải qua nhiều cơn hoảng loạn. Một nhân viên xã hội tại bệnh viện gọi cho gia đình Hoffenberg, nói với họ rằng cô không còn nCoV và muốn gặp họ. Nhưng người thân của cô từ chối.
“Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị bỏ rơi như vậy”, Hoffenberg nói. “Chính các thành viên trong gia đình e sợ tôi và họ thậm chí không để ý đến việc tôi phải đơn độc trải qua mọi chuyện”.
Dù khao khát một cái ôm, Hoffenberg thấu hiểu cảm xúc của những người này. “Họ quá sợ hãi”, cô nói.
Johnson & Johnson dừng bán phấn rôm ở Mỹ, Canada giữa tin đồn gây ung thư
Hãng Johnson & Johnson (J&J) ngày 19-5 thông báo sẽ dừng bán sản phẩm phấn rôm trẻ em nhãn hiệu Baby Power tại Mỹ và Canada.
Các hộp phấn rôm Baby Powder của hãng J&J bày tại một cửa hàng ở thành phố New York, Mỹ ngày 22-1-2019 - Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Reuters, tập đoàn chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Mỹ cho biết sẽ giảm dần và tiến tới dừng hẳn việc bán các sản phẩm phấn rôm Baby Powder, vốn chiếm khoảng 0,5% hoạt động kinh doanh sản phẩm tiêu dùng chăm sóc sức khỏe của họ ở Mỹ, trong vài tháng tới.
Tuy nhiên J&J cũng nói các nhà bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục bán số hàng phấn rôm hiện có.
J&J hiện đối mặt với hơn 16.000 vụ kiện của khách hàng, cáo buộc các sản phẩm phấn rôm của họ, trong đó có Baby Powder, gây bệnh ung thư. Phần lớn các đơn kiện đang chờ xử tại bang New Jersey, Mỹ.
Các đơn kiện cáo buộc những sản phẩm phấn rôm của J&J bị nhiễm amiăng, một chất gây ung thư.
Tuy nhiên tập đoàn J&J cho biết họ "luôn rất tự tin về sự an toàn của sản phẩm phấn rôm Baby Powder", trích dẫn "nhiều thập kỷ nghiên cứu khoa học" để chứng minh cho điều đó.
Trong tháng 4, một thẩm phán bang New Jersey cho biết hàng ngàn nguyên đơn cáo buộc các sản phẩm phấn rôm của J&J gây bệnh ung thư có thể tiếp tục theo đuổi việc tố tụng của họ, tuy nhiên sẽ có những hạn chế nhất định trong việc được trình bày lập luận của chuyên gia tại các phiên xử.
Tháng 12 năm ngoái, J&J cho biết kết quả kiểm tra của họ cho thấy không phát hiện chất amiăng trong phấn rôm Baby Powder. Trước đó, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ đã làm các xét nghiệm độc lập và công bố phát hiện một lượng nhỏ chất này trong phấn rôm của J&J.
Kết quả xét nghiệm của FDA Mỹ từng khiến J&J phải thu hồi nhiều sản phẩm phấn rôm Baby Powder trong tháng 10.
Thông cáo của J&J cho biết nhu cầu dùng sản phẩm Baby Powder của J&J tại Bắc Mỹ đã giảm phần lớn vì những thay đổi trong thói quen tiêu dùng và do ảnh hưởng từ những thông tin sai lệch xung quanh độ an toàn của sản phẩm này.
Hơn 80.000 ca tử vong vì Covid-19, Mỹ phát khẩn cấp thuốc kháng virus Chính phủ Mỹ bắt đầu phân phát hàng loạt thuốc kháng virus remdesivir cho các bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19, sau khi loại thuốc này được cấp phép sử dụng. Theo SCMP, Bộ Y tế và Nhân sinh Mỹ chuẩn bị 600.000 liều remdesivir do công ty công nghệ sinh học Gilead sản xuất cho các bang New...