Bị quỵt lương, gần 100 người lao động lo mất Tết
Gần 100 NLĐ làm việc tại kho hàng Hồng Nguyên Long ( xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành, Long An) gửi đơn cầu cứu đến báo Lao Động cũng như nhiều nơi nhờ can thiệp chuyện họ bị quỵt tiền lương.
Theo đơn trình bày, họ bị nợ tiền lương mỗi người từ 5 – 7 triệu đồng, tổng cộng khoảng 600 triệu đồng đã mấy tháng qua, mà không ai có trách nhiệm giải quyết. Ông T, một NLĐ cho biết: Cả 2 vợ chồng ông làm công thời vụ cho Hồng Nguyên Long đã lâu. Trước đây, NLĐ được trả lương đàng hoàng (sau mỗi đợt hàng). Nhưng đến tháng 9 thì vợ chồng ông và những NLĐ khác không được trả lương, đòi mãi tới nay không được. Tổng số tiền lương của vợ chồng ông T bị nợ khoảng 12 triệu đồng, nếu không đòi được, coi như năm nay gia đình ông không có Tết.
Ông Ngô Phạm Quốc Trực – đại diện chủ kho hàng Hồng Nguyên Long cho biết, Cty của ông sử dụng lao động qua Cty T.K (ở TPHCM) làm dịch vụ cung cấp lao động. Vì vậy tiền lương hàng kỳ được trả qua Cty T.K để Cty này trả cho NLĐ. Về số tiền lương bị nợ khoảng 600 triệu đồng, Hồng Nguyên Long đã trả đủ cho Cty T.K, nhưng người “thầu công” của Cty này không trả cho NLĐ.
Sau khi xảy ra việc nợ lương, phía Hồng Nguyên Long đã mời lãnh đạo Cty T.K gặp mặt 3 bên với NLĐ để giải quyết, Cty T.K hứa sẽ trả đầy đủ lương cho NLĐ sau mấy ngày, nhưng họ không thực hiện và chấm dứt hợp tác với Hồng Nguyên Long. Sau đó, Hồng Nguyên Long nhận toàn bộ NLĐ (được Cty T.K cung cấp) tiếp tục làm việc và trả lương trực tiếp cho họ. Để giảm bớt khó khăn cho NLĐ, phía Hồng Nguyên Long.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Thình – Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết, lãnh đạo huyện đã biết chuyện này từ cách đây vài tháng và đã giao cho ngành chức năng huyện giải quyết. Nhưng người đại diện phía Cty dịch vụ lao động T.K không hợp tác, né tránh. Trong tuần sau, UBND huyện sẽ họp các ngành chức năng xem xét, tiếp tục thuyết phục Cty T.K trả lương cho NLĐ trước Tết Nguyên đán.
Nếu phía Cty T.K vẫn không có thiện chí, ngành chức năng sẽ xem xét nếu có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tiền công của NLĐ, sẽ khởi tố vụ án hình sự. Lãnh đạo huyện cũng đã làm việc với Hồng Nguyên Long để giải quyết việc làm ổn định cho bà con, đồng thời có biện pháp hỗ trợ để mọi NLĐ đều có Tết trong trường hợp phía Cty T.K vẫn không có thiện chí giải quyết.
Video đang HOT
KỲ QUAN
Theo Laodong
Thuê điện xông thanh long, nông dân bị chặt chém
Ông Nguyễn Văn Thìn - Chủ tịch UBND huyện Châu Thành (Long An), "thủ phủ" thanh long ở Nam bộ vừa cho biết, sắp tới huyện sẽ thực hiện khi xông thuê phải có thỏa thuận thống nhất giữa hai bên bằng hợp đồng cho thuê, trong đó tách riêng chi phí giá điện với các chi phí khác, như: chi phí khấu hao đầu tư đường dây, trạm điện, dây điện, bóng đèn . . .
Thu giá bán điện sau thuế theo đúng quy định của điện lực về giá điện để xông đèn thanh long là: 1.729,2 đồng/ kWh.
Theo ông Thình, huyện Châu Thành đã tiến hành tổ chức làm việc với các hộ có từ 2 trạm biến áp trở lên và 100% hộ này đã thống nhất các nội dung thực hiện như trên.
Để xông thanh long, nông dân phải thuê trạm điện với giá gấp 3, 4 lần giá điện quy định.
Tại huyện Châu Thành có 129 hộ có trạm biến áp bán điện cho các hộ nông dân xông thanh long. Trong đó, có hộ có đến 8 trạm biến áp điện. Các hộ này lâu nay cho các hộ trồng thanh long thuê điện để xông thanh long với giá gấp vài lần giá điện theo quy định của điện lực về giá điện để xông đèn thanh long là 1.729,2 đồng/ kWh.
Ông Huỳnh Thái Thanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Lục Long cho biết, giá điện thuê xông thanh long tăng cao gấp vài lần theo quy định là do chủ trạm biến áp cộng gộp giá điện vào các chi phí khác.
"Hiện, tôi đang thuê điện xông thanh long với giá gần 3.000 đồng/kWh", ông Thanh cho biết.
Kết quả khảo sát giá cho thuê trạm và thu tiền điện trên địa bàn huyện cho thấy, cho thuê trạm theo công đất từ 500.000 - 1.000.000 đồng/công; cho thuê trạm, dây dẫn, tiền điện từ 2.500 - 4.500đồng/kWh.
Việc diện tích trồng thanh long tăng mạnh trong thời gian qua khiến vùng thanh long huyện Châu Thành thiếu hụt điện.
Ông Thìn cho biết, giá cho thuê điện giữa chủ trạm với người trồng thanh long là giá thỏa thuận trên tinh thần đôi bên cùng có lợi vì giá này vẫn thấp hơn so với thuê máy đèn (máy dầu) để xông thanh long. Hơn nữa những chủ ruộng có diện tích từ 3.000 - 5.000m2 thì không đầu tư trạm vì chi phí quá cao (trên 100 triệu đồng/trạm).
Các trường hợp có nhiều trạm đa số được lắp đặt trước năm 2014. Lúc đó công suất đường dây chưa quá tải, các trường hợp 2 hoặc 3 trạm do có đất nhiều nơi khác nhau.
Đến năm 2014, diện tích trồng thanh long tăng đột biến nên nhu cầu sử dụng điện cũng tăng theo. Do đó, để giải quyết tình trạng cấp điện UBND huyện đã thành lập tổ nhu cầu lắp trạm biến áp phục vụ xông thanh long trên địa bàn huyện.
Do phải mua điện giá cao nên thu nhập của nông dân trồng thanh long bị sụt giảm.
Hiện, toàn huyện Châu Thành có hơn 8.000ha trồng thanh long. Theo Sở Công Thương tỉnh Long An, huyện Châu Thành đã lắp đặt 2.306 trạm biến áp để phục vụ điện xông đèn cho thanh long, với tổng công suất 167,6MVA, nhưng chưa đáp ứng đủ.
Trong năm 2017, huyện Châu Thành đã đưa vào vận hành trạm biến áp 110kV Tầm Vu và thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư thêm trạm biến áp 110kV Tầm Vu 2 để phục vụ cho nhu cầu điện sản xuất thanh long.
Theo Danviet
Vụ người lao động Công ty xây lắp 2 bị quỵt bảo hiểm: Có thể xử lý hình sự Các luật sư cho biết, việc người có trách nhiệm trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ phạt tiền tới 3 tỷ đồng hoặc ngồi tù đến 7 năm theo quy định của BLHS. Liên quan đến vụ việc hàng chục cán bộ, nhân viên làm việc tại công ty Cổ...