Bí quyết waxing tại nhà đạt hiệu quả mĩ mãn
Waxing tại nhà khiến bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền bạc và công sức. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy kết quả không được mĩ mãn như tại các salon, rất có thể bạn đã chưa lưu ý tới một vài điểm quan trọng dưới đây.
Chỉ cần nhớ kĩ những lưu ý này, bạn sẽ dễ dàng có được một làn da khỏe mạnh, láng mịn, trơn sạch lâu dài. Những mẹo nhỏ còn giúp bạn ít đau đớn hơn trong quá trình tẩy lông.
1. Không nên: Cố tẩy lông quá dài hoặc quá ngắn
Điều kiện lý tưởng để bạn thực hiện waxing là khi chiều dài lông nằm giữa khoảng cm- 2 cm. Nếu lông có chiều dài ngắn hơn, chất tẩy lông sẽ khó lòng bám được vào. Bạn nên chờ cho đến khi lông đạt chiều dài lý tưởng mới nên thực hiện wax nhằm đạt hiệu quả mĩ mãn nhất.
Ngược lại, nếu lông quá dài, nó sẽ khiến bạn gặp không ít phiền toái khi wax. Phần lông sẽ khó có thể được kéo ra một cách dứt khoát và bạn cũng bị đau hơn. Trong trường hợp này, bạn nên dùng kéo mũi tròn (để đảm bảo an toàn), cắt bớt phần lông rồi mới tiến hành wax. Một thao tác nhỏ nhưng giúp ích cho bạn khá nhiều.
2. Nên: Sử dụng kem tẩy tế bào chết, kem dưỡng ẩm trước và sau khi wax
Bạn nên thực hiện công việc này một cách đều đặn và kĩ lưỡng, như một thói quen. Hãy sử dụng kem tẩy tế bào chết, chà sạch bụi bẩn, lớp biểu bì già cỗi phủ bên trên bề mặt da của bạn.
Chọn loại lotion dưỡng ẩm có tính chất thật nhẹ dịu. Nó sẽ có tác dụng làm mềm da bạn trước khi wax. Tiếp đó, sau khi wax, bạn lại cần bôi kem dưỡng ẩm một lần nữa để xoa dịu, làm mát da và ngăn ngừa sự phát triển của lớp lông mới.
3. Nên: Sử dụng phấn rôm trẻ em trước khi wax
Bôi một lớp phấn rôm mỏng lên phần da chuẩn bị wax có tác dụng thấm hút toàn bộ lượng kem dưỡng ẩm còn dư trên bề mặt da. Nhờ đó, bạn có thể chắc chắn rằng lớp kem hay sáp waxing có thể hoàn toàn bám dính vào bề mặt da.
4. Nên: Thử nhiệt độ của dung dịch wax
Một vài loại sáp dùng để wax cần phải làm nóng trước khi sử dụng. Hãy đọc kĩ hướng dẫn ghi ở bao bì. Luôn luôn thử bôi dung dịch đã làm nóng lên cổ tay để kiểm tra trước khi sử dụng cho phần cần wax. Nếu dung dịch quá nguội, nó sẽ không thể dàn đều ra bề mặt da. Ngược lại, nếu quá nóng, bạn sẽ tự làm mình bị bỏng, rát.
Video đang HOT
5. Nên: Bôi và kéo dung dịch tẩy lông đúng hướng
Trước hết, bạn cần xác định hướng mọc lông ở phần cần tẩy. Tiếp đó, bạn bôi dung dịch wax đều theo hướng mọc lông này, để dung dịch có thể bám dính toàn bộ. Ví dụ như phần lông ở chân bạn mọc theo hướng trúc xuống. Bạn cần bôi dung dịch theo hướng từ trên xuống dưới.
Sau khi trải đều dung dịch wax, bạn xếp những miếng vải (hoặc bông) lên trên và ấn chúng xuống một cách dứt khoát, cũng theo chiều mọc lông.
Khi giật những miếng vải ra, hãy giữ cho da thật căng và kéo nhanh tay miếng vải theo chiều ngược với chiều mọc lông. Bạn cần thực hiện thao tác này một cách chính xác, dứt khoát. Hãy làm như khi bạn đang lật các trang của một cuốn sách, chứ đừng giật những miếng vải thẳng lên không trung.
6. Nên: Nhanh chóng bôi kem ngay sau khi wax
Việc làm này cần được tiến hành ngay lập tức để tránh đau cho bạn và giúp làn da ít bị tổn thương. Bôi kem và mát xa nhẹ nhàng khiến vùng da bạn giảm đau nhanh chóng và các dưỡng chất cũng dễ dàng ngấm sâu vào da.
7. Không nên: Wax nhiều hơn 2 lần ở cùng 1 vùng da
Wax quá hai lần ở cũng một vùng da sẽ khiến bạn cảm thấy khá đau đớn và làm hại làn da. Nếu như bạn vẫn còn bỏ sót lác đác một vài sợi lông tơ sau 2 lần wax, hãy sử dụng một chiếc nhíp để “trừ khử” chúng.
8. Nên: Sử dụng dầu dưỡng trẻ em
Sử dụng những sản phẩm dưỡng có chức năng hydrat hóa, như là các loại dầu dưỡng trẻ em, có thể làm sạch bất kì chút dung dịch wax nào còn sót lại trên da. Tất nhiên, nó cũng giúp làn da được dưỡng ẩm thật đầy đủ.
9. Không nên: Đào, cấu… những chiếc lông bị mọc vào trong
Cho dù sau khi wax, những chiếc lông bị mọc vào trong còn sót lại, nổi lên như một chấm đen khiến bạn chỉ muốn cấu chúng ra. Hành động này không những không làm làn da đẹp lên, mà nó còn có thể khiến bạn bị nhiễm trùng. Nếu bạn có những chiếc lông mọc vào trong đáng ghét, hãy ngâm chúng trong nước ấm để làm mềm làn da. Sau đó, cẩn thận dùng một miếng náp, hay găng tay thô để cọ rửa phần da có lông mọc trong này với kem tẩy tế bào chết.
Còn nếu bạn cảm thấy thực sự cần phải loại bỏ những chiếc lông mọc trong ương bướng này ngay lập tức, thì bạn có thể sử dụng một chiếc nhíp đã được khử trùng sạch sẽ và chỉ tác động vào phần bề mặt da, chứ nhất định không được đào sâu vào trong.
10. Nên: Sử dụng kem ức chế sự mọc lại của lông
Sử dụng những sản phẩm giúp giảm thiểu sự phát triển của lông cũng có nghĩa là bạn sẽ ít phải thực hiện việc wax hơn. Các sản phẩm này cũng khiến những sợi lông thô cứng khi mọc lại trở nên mềm hơn, ít gây đau cho bạn khi waxing hơn.
11. Không nên: Cố gắng waxing trong các trường hợp sau
Nếu như bạn đang bôi thuốc trị mụn, làn da của bạn sẽ rất dễ bị tổn thương, waxing lúc này không thích hợp chút nào. Ngoài ra, nếu da bạn bị cháy nắng hoặc có bất kì vấn đề gì liên quan đến hệ thống miễn dịch hay lưu thông, bạn đều không nên wax.
Một điều lưu ý nho nhỏ cuối cùng cho phái nữ là việc waxing vùng bikini hai ngày trước hoặc sau kỳ nguyệt san sẽ làm bạn cảm thấy đau hơn các thời gian khác. Khi này, da bạn rất dễ tổn thương, nguyên do là bởi lượng hormone trong cơ thể bạn.
Điểm danh họ hàng nhà "vi ô lông"
Cấu tạo của những sợi vi ô lông trên cơ thể như nào?
Trên cơ thể chúng ta có nhiều loại lông khác nhau. Những loại lông này dù thưa thớt hay rậm rạp, dù mềm mại hay cứng nhắc thì đều có cấu tạo từ keratin (chất sừng) và một loại protein cứng mà cũng được tìm thấy nhiều trong móng chân và móng tay của bạn nữa.
Vi ô lông có cấu tạo từ Keratin (chất sừng) và một loại protein cứng
Bạn biết không, sự tăng trưởng của vi ô lông thường bắt đầu từ dưới bề mặt của làn da. Và bên trong những sợi vi ô lông cứng đầu ấy đã chứa hẳn một nang lông trong làn da rùi đó.
Có mấy loại vi ô lông trên cơ thể?
Trên thân thể của chúng mình chỉ có 02 loại vi ô lông chính thui. Với loại lông tơ, mềm chúng có một cái tên khoa học là Vellus. Ngược lại với những loại vi ô lông cứng hơn, chúng có cái tên khoa học khác là Terminal.
Vi ô lông Vellus
Là những loại lông tơ mềm, mịn, tốt và ngắn. Đa số các XX sở hữu loại lông tơ này. Chúng thường xuất hiện ở trên ngực, sau lưng, trên mặt tiền của các cô nàng. Thực sự loại vi ô lông này bình thường rất khó nhận biết, trừ khi bạn "super soi" một cách kỹ lưỡng mới thấy.
Vi ô lông Vellus xuất hiện nhiều ở các XX
Ở một số ít các XX, loại lông tơ này có thể tối hơn và sậm màu hơn một chút, đặc biệt với những nhân có nước da tối màu thì càng nhận thấy rõ ràng. Điều này bạn có thể dễ dàng nhận biết nếu so sánh nhân đó với một nhân có lông tơ mềm mượt. Tuy nhiên dù mềm mịn hay hơi sậm màu, bạn gái cũng đừng ghét bỏ loại lông tơ này nhé. Bởi vì lông tơ giúp đỡ thân thể bảo trì một nhiệt độ ổn định cho bạn đấy.
Vi ô lông Terminal
Là loại vi ô lông thô cứng, tối màu hơn và dài hơn nhiều lông tơ. Có thể hiểu, nó cũng chính là hiện thân của mái tóc bạn đang sở hữu. Và khi đến tuổi dậy thì, những vi ô lông ấy bắt đầu lớn lên ở những vùng đặc biệt khác như vùng nách và vùng mu.
Ngoài ra, ở các XY khi dậy thì, những vi ô lông này còn phát triển, chúng mọc ở mặt và những phần khác của thân thể như ngực, chân, râu ria nữa cơ. Loại vi ô lông này chủ yếu tọa lạc ở các XY và có tác dụng như một cái đệm bảo vệ làn da và các cơ quan nó bao bọc như cậu nhỏ, núi đôi đấy.
Vi ô lông Terminal xuất hiện nhiều ở các XY
Cũng phải kể tới một số trường hợp, sự tăng trưởng quá nhiều vi ô lông cũng gây ra chứng rậm lông (hirsutism) ở một số cô nàng. Trong đó, thủ phạm của hội chứng này là do hội chứng buồng trứng đa nang và sự mất trật tự hormon khác có thể gây ra vi ô lông sẫm màu, thô cứng ở mặt, đặc biệt là môi trên và cằm, cũng như ở ngực. Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể gây ra rậm lông.
Thắc mắc về "vi ô lông" vùng kín Có nhiều vấn đề "khó ngỏ" xung quanh "những cánh rừng đầu nguồn" này lắm đấy nhé! 1. Mình đang gặp phải một vấn đề hết sức "nan giải" và tế nhị, đó là không hiểu sao "vi ô lông" ở "tam giác mật" của mình cứ bị ... rụng dần đi. Mình chẳng dám nói với ai vì xấu hổ, nhưng cảm...