Bí quyết thư giãn cho tóc
Khí hậu ô nhiễm và môi trường máy lạnh là các tác nhân phá hủy cấu trúc của những sợi tóc, khiến tóc hư tổn. Theo Healthmeup, muốn tóc khỏe phải áp dụng những bí quyết sau.
Healthmeup, muốn tóc khỏe phải để tóc thư giãn bằng cách áp dụng những bí quyết sau.
- Không chải tóc quá nhiều sẽ khiến tóc dễ bị gãy và chẻ ngọn.
- Hãy để cho tóc được “thở” bằng cách tránh buộc tóc đuôi gà hay thắt bím quá chặt làm gia tăng áp lực cho tóc, dẫn đến dễ gãy rụng.
-Các phương pháp làm đẹp tóc bằng nhiệt như kẹp thẳng, sấy, uốn… gây tổn hại đến tóc bởi hơi nóng quá mức sẽ khiến tóc mất đi độ đàn hồi vốn có, và sau đó tóc trở nên khô, xỉn màu. Cần tránh sử dụng dụng cụ làm tóc bằng điện thường xuyên, chỉ dùng khi thật cần thiết.
Video đang HOT
- Rửa sạch những sản phẩm tạo dáng cho tóc (gel, mousse) ngay sau khi trở về nhà. Nguyên do, các sản phẩm trên hầu hết đều chứa hóa chất gây hại cho tóc. Muốn tóc khỏe nên tránh xa các loại gel, mousse khi không thật sự cần thiết và làm sạch tóc sau mỗi lần sử dụng.
- Ưu tiên sử dụng những sản phẩm dầu gội chứa nhiều thành phần chiết xuất từ thiên nhiên để cung cấp cho tóc vitamin và các khoáng chất cần thiết. Sau khi gội xong, hãy để tóc khô tự nhiên.
- Để giữ nếp cho tóc, một số người có thói quen dùng ống cuộn lại thật chặt trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, điều này khiến tóc mau gãy và rụng. Hãy dành thời gian cho tóc hít thở và thư giãn.
- Muốn tóc phát triển một cách tự nhiên, nên hạn chế các sản phẩm chăm sóc bằng hóa chất. Sau một thời gian tóc sẽ trẻ hóa, và lúc này bạn có thể áp dụng các liệu pháp điều trị những tổn hại trước đó.
Theo Alobacsi
Xóa nhăn bằng chất làm đầy
Giải pháp chống nhăn có sử dụng Dermal Filler - một dung dịch làm đầy chứa axít hyaluronic, giúp giảm nếp nhăn trong vòng 6 tháng. Vậy Derma Fillers là gì?
Axít hyaluronic là gì?
Hyaluronic là loại axít tồn tại tự nhiên trong cơ thể dưới dạng mô liên kết, có chức năng làm tăng độ đàn hồi và thể tích bề mặt của da. Theo một kết quả nghiên cứu được công bố tháng 6/2011 trên tạp chí Journal of Cosmetic Dermatology, axít hyaluronic khi kết hợp với axít retinaldehyde - một dạng của vitamin A - sẽ có khả năng làm chậm quá trình lão hóa da.
Khi làn da con người bắt đầu lão hóa, lượng axít hyaluronic sẽ giảm dần, đây chính là nguyên nhân làm giảm độ đàn hồi của da kéo theo sự xuất hiện của nếp nhăn. Và để căng da, các bác sĩ chuyên khoa sử dụng các chất làm đầy có chứa axít hyaluronic và bơm trực tiếp vào da.
Phương pháp bơm trực tiếp bởi như vậy sẽ hạn chế việc để lại sẹo. Các chất làm đầy này rất hiệu quả trong việc hạn chế sự xuất hiện của nếp nhăn, làm tăng thể tích bề mặt da và làm cho làn da tươi trẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, mỗi vùng da cần một loại Dermal Filler khác nhau, và giải pháp tiêm trực tiếp chỉ thích hợp với những vùng da trũng như vùng mắt, những nếp thâm quầng, nếp nhăn quanh môi.
Dermal Filler hiệu quả trong bao lâu?
Không có giải pháp nào vĩnh viễn trong việc chống nhăn da. Dermal Filler chỉ phát huy hiệu quả trong vòng 6 tháng, sau đó bạn phải tiến hành bơm lại.
Nguy cơ nào có thể xảy ra?
Không có gì là hoàn hảo tuyệt đối, và việc làm đẹp bằng Dermal Filler cũng hàm chứa những nguy cơ có thể xảy ra như mẩn đỏ, sưng, đau nhứt, ngứa, thâm tím ở vùng da được tiêm, tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ xảy ra trong 1 hoặc 2 ngày.
Theo Alobacsi