Bí quyết phân chia không gian cho căn hộ nhỏ hóa rộng rãi
Dời nhà vệ sinh và phân chia lại cơ cấu các phòng là giải pháp táo bạo của KTS Story Architecture khi cải tạo căn hộ chung cư.
Dự án An apartment có diện tích 105 m2, tọa lạc tại quận Gò Vấp, TP.HCM.
Hiện nay các căn hộ trong chung cư được thiết kế một kiểu chuẩn để phục vụ chung cho nhiều người và cách bố trí phòng ngủ lớn vô tình làm không gian phòng ăn bếp và khách nhỏ.
Với các thiết kế trên dẫn tới không gian sinh hoạt kết nối tất cả thành viên lại nhỏ còn không gian riêng tư lại lớn.
Do đó, sau những ngày làm việc mệt mỏi, mỗi thành viên có xu hướng về phòng riêng của mình, vô tình làm cho lối sống sinh hoạt trong gia đình dần mất tính kết nối, tình cảm gia đình mất đi.
Với mặt bằng hiện trạng, KTS bắt đầu phân chia lại các không gian của căn hộ sao cho rộng rãi và có tính liên kết hơn.
Căn hộ hiện hữu có diện tích ba phòng ngủ lớn mà khu bếp ăn và phòng khách nhỏ, nhất là vệ sinh chung nằm ngay cửa chính và xa hai phòng ngủ.
Sau khi nghiên cứu kỹ sơ đồ mặt bằng, KTS Story Architecture đưa ra phương án dời nhà vệ sinh vào trong gần hai phòng ngủ và chia lại cơ cấu phòng.
Phòng khách, khu bếp-ăn đều liên thông với nhau trong căn hộ nhỏ chỉ 105 m2.
Nếu cách phân chia các không gian không hợp lý sẽ là nguyên nhân chính làm mất đi vẻ đẹp của căn hộ và gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
Các không gian này được thiết kế với gam màu sáng, quạt trần, đèn ở quầy ba hay đồng hồ treo tường cũng một phần nào tạo điểm nhấn cho căn hộ.
Video đang HOT
Không gian căn hộ trở nên rộng rãi, thoáng mát.
Vì gia chủ có hai cô con gái nhỏ rất sợ khi ngủ riêng nhưng ngủ chung với bố mẹ thì bất tiện nên KTS Story Architecture chia lại phòng.
Trong đó, phòng ngủ bố mẹ và phòng ngủ hai con thông nhau, bình thường thì mở cửa giống như một phòng nhưng khi chủ nhà cần sự riêng tư thì đóng lại.
Phòng ngủ của bố mẹ và hai con được thiết kế liên thông với nhau.
Khi cần sự riêng tư thì bố mẹ có thể đóng lại.
Ngoài ra, KTS còn lên ý tưởng dời nhà vệ sinh đã khiến chủ nhà rất hoang mang. Vì khi dời nhà vệ sinh sẽ đụng tới kết cấu và hệ thống nước của tòa nhà, ban quản lý không bao giờ cho phép. Còn thực hiện giải pháp nâng nền nhà vệ sinh để đi đường ống thì rất xấu.
KTS Story Architecture đưa ra giải pháp đơn giản hiệu quả mà đảm bảo thẩm mỹ không đụng tới kết cấu của tòa nhà và cũng không nâng nền để đi đường ống.
Đó là dùng bồn cầu treo để đi đường ống cặp tường, dời nhà vệ sinh chung lại cặp nhà vệ sinh riêng của phòng master. KTS xây dựng thêm vách kính nhưng hở chân để nước thoát có thể chảy qua và thoát theo phễu thu của nhà vệ sinh master.
Phần cấp nước thì dùng chung với đường ống cấp nước của nhà vệ sinh phòng master và các vách kính ngăn nước của khu vực tắm cũng làm hở chân tạo sự thuận tiện cho việc thoát nước.
Các di dời nhà vệ sinh của KTS vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện lợi cho thành viên.
Khung ban công biến thành khu vườn mảng xanh tạo ra được sư tươi mát cho căn hộ.
Sau khi cơ cấu phòng hợp lý thì không gian của căn hộ trở nên thông thoáng và rất tiện dụng cho mọi thành viên trong gia đình cảm thấy thoải mái khi về nhà.
Khu bếp như quầy bar trở nên rộng rãi làm cho sự tương tác của các mẹ con khi nấu ăn trở nên thú vị hơn.
Trong căn hộ nhưng lại chia ra thêm được khu vực thờ phù hợp với nhu cầu tâm linh của người Việt Nam. Khung ban công biến thành khu vườn mảng xanh tạo ra được sư tươi mát cho căn hộ.
Cánh cửa đóng mở không gian giữa bố mẹ và hai con.
Phòng ngủ của hai con được thiết kế xinh xắn với màu sắc trẻ trung.
Giường tầng cho hai con là giải pháp tiết kiệm diện tích.
Phòng tắm, nhà vệ sinh master.
Mặt bằng cải tạo.
Mặt bằng hiện trạng.
Căn nhà có hai trần
Phần trần thứ hai ở độ cao 1,8 m so với mặt sàn cho gia chủ thêm chỗ ngồi chơi và nơi để đồ.
Căn nhà hơn 80 m2 ở Kodaira, Tokyo với những cửa sổ lớn và mái dốc về hướng Nam đã 20 năm tuổi.
Để cải tạo ngôi nhà phù hợp với lối sống của một gia đình trẻ, các kiến trúc sư đã chèn thêm một trần nhà khác với khoảng trống hình elip ở giữa.
Trần mới cao 1,8 m so với mặt sàn tầng hai. Bên dưới, không gian phòng ăn, bếp và phòng khách thông nhau.
Trần nhà thứ hai mở rộng không gian sinh hoạt cho gia chủ.
Cả bố mẹ lẫn ba đứa trẻ đều có thêm chỗ thư giãn.
Vừa ngồi chơi vừa thả chân khiến gia chủ có cảm giác đang lơ lửng trên không.
Họ cũng có thể ngắm những khung cảnh mà ở dưới khó nhìn thấy.
Do trần chỉ cao 1,8 m, chủ nhà dễ dàng tận dụng nó làm chỗ đựng đồ và trồng cây, nhờ vậy tiết kiệm không gian bên dưới.
Đặc biệt, khoảng trần thứ hai còn giúp ngôi nhà thoáng đãng, lưu thông gió tốt hơn.
Bản vẽ mặt cắt của căn nhà.
Sự khác biệt của căn nhà trước và sau cải tạo.
Ảnh: Kenta Hasegawa
Thiết kế: Murayama Kato Architecture
Bàn ăn mặt kính đẹp long lanh mà sang chảnh hết phần của thiên hạ Bàn ăn mặt kính hiện đang là món đồ được các tín đồ mê nội thất săn lùng để làm mới không gian nhà mình. Nếu bạn đang có dự định thay đổi không gian phòng ăn nhà mình thì việc bố trí một chiếc bàn ăn mặt kính trong khu vực này là một ý tưởng hoàn toàn khả thi. Bề mặt...