Bí quyết nấu hủ tiếu gà cực kỳ thơm ngon hấp dẫn
Hủ tiếu gà là một món ăn rất thơm ngon và lạ miệng. Vậy nấu hủ tiếu gà như thế nào để thơm ngon mà dễ dàng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Hủ tiếu gà là một món ăn rất hợp với những bữa ăn gia đình, vừa hợp miệng, độc đào lại còn rất dinh dưỡng. Với chi phí tiết kiệm hơn và đầy đủ chất dinh dưỡng thơm ngon hơn, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần ra quán ăn. Hãy cách nấu hủ tiếu gà cực kì thơm ngon hấp dẫn dưới đây nhé!
Thời gian chế biến: 45 phút
Dành cho: 4 người dùng
1 Nguyên liệu làm hủ tiếu gà
Gà: 1 con
Hành tây: 1 củ
Hủ tiếu khô (hoặc hủ tiếu gói): 500g
Cà rốt: 1 củ
Củ cải trắng: 100g
Ngò rí: 10g
Giá đỗ: 100g
Hẹ: 50g
Hành lá: 2 cây
Tỏi: 1 củH
ành tím: 7 củ
Xà lách: 200g
Video đang HOT
Gia vị (nước mắm/ muối/ bột nêm/ dầu hào/ tiêu/ bột gừng …): 10g
2 Cách làm hủ tiếu gà
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế gà
Gà sau khi mua về bạn cần đi vặt lông và rửa sạch sẽ. Để mùi gà luôn thơm ngon và không bị hôi, bạn nên dùng muối sát đều thân gà rồi rửa lại với nước sạch.
Sau đó bạn đem gà đi chặt thành những miếng vừa ăn là được
Sau khi chặt gà xong chúng ta sẽ bắt đầu ướp gà với công thức 1 muỗng canh bột nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng đường, 1/3 muỗng muối, 1 muỗng dầu hào, 1/3 muỗng muối, 1 muỗng cà phê bột gừng. Tiếp đó bạn tiến hành trộn kĩ hỗn hợp và ướp gà trong 15 phút để gà thấm đều gia vị
Sơ chế các nguyên liệu khác
Bạn cần rửa sạch cà rốt, củ cải trắng, ngò rí và hành lá. Với cà rốt và củ cải trắng bạn cắt thành từng khúc nhỏ. Đối với ngò rí và hành lá thì cắt nhỏ ra bạn nhé.
Sợi hủ tiếu cắt ngắn thành từng khúc dài 20 – 30cm rồi ngâm qua nước lạnh 5 – 10 phút. Đun một nồi nước thật sôi, ngâm hủ tiếu xong bạn đem qua trụng trong nước sôi. Sau khi sợi hủ tiếu nở và mềm bạn đem nhúng nước lạnh là được rồi.
Bước 2: Phi hành tỏi
Trước tiên, bạn cần băm nhuyễn tỏi và cắt lát hành tím. Sau đó cho số tỏi băm phi đến khi vàng thì vớt ra. Hành tím tương tự cũng vậy, đem 1/2 phần hành tím băm phi đến khi vàng thì vớt ra.
Trước khi phi hành tím, bạn có thể phơi hành dưới nắng một tiếng để hành mau giòn. Khi phi hành tím, bạn cần cho một lượng lớn dầu để hành giòn và vàng đều. Khi hành bắt đầu xém vàng, bạn tắt bếp liền và đảo sơ 3 – 4 lần đũa rồi vớt ra ngay. Vì khi để hành vàng mới tắt bếp thì hằng sẽ bị đắng.
Bước 3: Nấu nước dùng
Đầu tiên bạn cho dầu vào một cái nồi lớn, rồi phi lượng hành và tỏi còn lại đến khi vàng và thơm. Tiếp đến bạn cho gà đã ướp vào xào, đảo đều tay đến khi thịt gà săn lại.
Khi gà đã săn lại bạn cho 2 – 2.5 lít nước vào nồi, đun đến khi nước sôi. Khi nước đã sôi rồi thì bạn cho củ cải trắng cũng như cà rốt vào và nêm nếm gia vị theo công thức sau: 25g muối, 25g hạt nêm và 15g bột ngọt => Nên hướng dẫn nêm nếm ra sao lun nha em, chứ nói vậy chưa hướng dẫn dc cụ thể ng đọc.
Bạn nấu lửa vừa đến khi thấy cà rốt chín là được. Bạn có thể thử cà rốt chín chưa bằng cách dùng đũa đâm qua 1 khúc cà rốt thử, nếu thấy dễ dàng xuyên qua là có thể tắt bếp nhé.
Bước 4: Trình bày
Bạn cho vào tô một ít giá và hẹ rồi cho sợi hủ tiếu lên trên. Để một vài miếng gà, cà rốt và củ cải trắng lên trên hủ tiếu sau đó rắc tỏi, hành phi cùng hành lá cắt nhỏ. Sau đó, bạn đổ nước dùng vào tô.
3 Thành phẩm
Món hủ tiếu gà cực kì thơm ngon
Sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn nêu trên, thành phẩm bạn thu được là một tô hủ tiếu gà thơm phức và ngon miệng. Nước dùng từ gà ngọt, thanh và trong. Thịt gà mềm ngon. Phần sợi hủ tiếu mềm, dai nhẹ.
Nên dùng chung hủ tiếu với chanh, ớt và xà lách để tăng thêm vị ngon của món ăn
Hủ tiếu gà rất thơm ngon, bổ dưỡng, cách làm lại đơn giản. Chắc chắn là các thành viên trong gia đình bạn sẽ rất thích. Chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào làm đi nào! Chúc các bạn thành công!
Bán bún riêu Nam Bộ, mỳ vằn thắn, bà chủ tậu đất, mua nhà phố cổ Hà Nội
Mỗi ngày bán hơn 1 tạ bún, chỉ sau một vài năm bán bún riêu Nam Bộ, bà Thủy tậu được đất, mua nhà ở phố cổ Hà Nội.
Quán bán bún, mỳ với biển hiệu lớn và vỉa hè rộng đông nghịt người ngồi, nằm trên phố Khúc Thừa Dụ (Cầu Giấy, Hà Nội) thu hút thực khách bởi món mỳ vằn thắn, hủ tiếu chuẩn người Hoa và món bún riêu Nam Bộ lạ miệng.
Chủ quán là bà Hà Ngọc Thanh Thủy được khách hàng quen gọi với biệt danh cô "Hai béo", "Tư béo". Trước đây, bà Thủy được thực khách nhớ đến khi bán món bún riêu Nam Bộ trên phố Hàng Bông.
Quán hiện bán 3 món chính: Bún riêu Nam Bộ, mỳ vằn thắn, hủ tiếu.
Bốn năm trở về đây, bà Thủy bán nhà phố Hàng Bông, mua nhà ở phố Khúc Thừa Dụ mở bán mỳ vằn thắn, hủ tiếu theo công thức chuẩn của người Hoa
"Bố chồng tôi là ông Sấu Diệp Anh, biệt danh Lý Sáng, là người Hoa. Từ thời bao cấp, ông mở bán chim quay tần, ba ba tần và mỳ vằn thắn trên phố Tạ Hiện. Khi tôi về làm dâu thì ông mất nhưng tôi được gia đình chồng truyền lại cho công thức làm món mỳ vằn thắn chuẩn của người Hoa", bà Thủy niềm nở chia sẻ.
Trong đó, mỳ vằn thắn (mỳ hoành thánh) là món ăn gốc Hoa khá quen thuộc với người dân Hà thành. Với cách biến tấu cho hợp khẩu vị người Việt, món ăn này dần trở nên nổi tiếng và có sức hút với nhiều người.
Bát mỳ vằn thắn đầy đặn được nấu theo công thức người Hoa.
Hủ tiếu là món ăn được chế biến thành nhiều kiểu cách khác nhau, từ hủ tiếu nước, hủ tiếu khô, hủ tiếu chiên giòn cho đến hủ tiếu xào, hủ tiếu nấu canh... món nào cũng có phong vị ngon riêng biệt.
Theo bà Thủy, để làm nên thành công của 2 món ăn này thì nồi nước dùng là quan trọng nhất, bao gồm: Sá sùng, vỏ tôm he, nấm hương rừng, nước luộc thịt, xương lợn, 1 chút đường mía, gia vị.
Bà chủ U60 chia sẻ: "Quan trọng nhất là con sá sùng, tôi phải đặt mua sá sùng từ trong Nha Trang, Khánh Hòa. Chỉ trong Nha Trang mới sẵn sá sùng ngậm ít cát, giá từ 3-4 triệu đồng/1 kg. Mỗi một nồi nước dùng, tôi cho từ 3-4 lạng sá sùng".
Bà Thủy làm đúng theo công thức của bố chồng để lại nên ngay từ những ngày đầu mở quán, bà không phải điều chỉnh, nấu đi nấu lại nhiều lần mà được lòng thực khách luôn.
Mỳ vằn thắn và hủ tiếu bà Thủy làm chung 1 nồi nước dùng. Mỗi bát mỳ vằn thắn gồm có: Vắt mỳ trứng, sủi cảo hấp, há cảo chiên, gan luộc, thịt xá xíu đậm đà, miếng trứng luộc lòng đào, rau cải và vài nhánh hẹ. Đi kèm với đó là bát nước dùng được ninh kỳ công, trong vắt và có vị ngọt đặc trưng.
Mỳ vằn thắn ở đây "ghi điểm" bởi bát nước dùng đậm đà, ngọt thơm mùi tôm he.
Những nguyên liệu được chuẩn bị sẵn để làm nên những bát mỳ vằn thắn và hủ tiếu.
Bát hủ tiếu ở đây cũng có các nguyên liệu tương tự, chỉ khác: Hủ tiếu có thêm thịt băm.
Sau khi chuẩn bị hết các nguyên liệu, sẵn sàng mở cửa đón khách, bà Thủy đứng vỉa hè chỉ đạo nhân viên, mời đón khách, sắp xếp chỗ ngồi, nhận order từ khách, thu tiền, sắp xếp xe cộ. Các công việc còn lại do con dâu và một số người giúp việc đảm nhiệm.
Bát mỳ vằn thắn thơm ngon với nước dùng đậm đà, sợi mỳ vàng dai.
Từng có 11 năm sinh sống ở Nam Bộ, bà Thủy được một người cô truyền lại cho công nấu bún riêu. Cách chế biến các món ăn này rất công phu nhưng đã có kinh nghiệm bán món ăn này hơn chục năm trên phố Hàng Bông nên bà Thủy rất tự tin vào tay nghề của mình.
Một bát bún riêu đầy đủ gồm có giò, tiết lợn luộc chín, móng giò ninh nhừ, đậu chiên, chả cá và một viên gạch cua băm với thịt.
Bát bún riêu đầy đặn, hấp dẫn.
Quán mở bán từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm. Mỗi ngày, bán được 400-500 tô bún, mỳ, hủ tiếu các loại. Bà Thủy tự nhận, từ nồi bún riêu mà bà đã tậu được đất, mua được nhà trên phố cổ Hà Nội, nhưng rồi đành phải bán đi vì nhu cầu ở và kinh doanh thay đổi.
Cách làm nước sốt 'thần thánh', trộn hủ tiếu mì khô hay chấm bánh mì đều ngon Nếu bạn vẫn luôn 'mê mẩn' với loại nước sốt hủ tiếu khô ngon tuyệt khi sợi hủ tiếu hòa quyện cùng nước sốt đậm đà thì hãy cùng 'học lỏm' một công thức làm nước sốt hủ tiếu khô nhưng lại có thể dùng cùng mì khô và chấm bánh mì chuẩn ngon ngay sau đây! Trong những món ăn có kèm...