Bí quyết nấu ăn cho người bị bệnh ung thư
Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị ung thư giúp cho bệnh nhân giảm những bất lợi do tác dụng phụ của phương pháp điều trị, giúp bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn.
Khâu chuẩn bị thức ăn là điều rất quan trọng giúp bệnh nhân ung thư bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ sức chống cự bệnh tật.
Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư.
Bí quyết nấu ăn cho người bị bệnh ung thư.
Theo thống kê, con số 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt.
Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn.
Tăng cường năng lượng trong bữa ăn
Người chế biến nên tăng cường năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng trong các món ăn cho người bệnh bằng cách sử dụng các loại dầu không bão hòa (như dầu olive, dầu hạt cải, dầu cám gạo và bơ thực vật), sữa, phô mai, sữa đậu nành, đậu hũ và trứng.
Tránh ăn đồ sống
Video đang HOT
Quá trình hóa trị và xạ trị có thể làm giảm chức năng miễn dịch của bệnh nhân, khiến người bệnh dễ nhiễm nhiều vi khuẩn từ môi trường mà người khỏe mạnh tránh được. Đặc biệt, các bệnh nhân giảm lượng bạch cầu có nguy cơ tăng các bệnh nhiễm trùng. Do đó, họ nên tiêu thụ các loại thực phẩm nấu chín hoàn toàn. Người nấu không nên thêm các loại rau quả trang trí như hành lá hoặc rau mùi vào món ăn của bệnh nhân ung thư.
Tăng thực phẩm dễ nhai nuốt
Bệnh nhân xạ trị vùng đầu và cổ thường bị loét miệng và đau họng. Do đó, người nấu nên chọn thực phẩm tráng miệng mềm như bánh pudding, kem, sữa… Bữa ăn chính của người bệnh có thể là những thực phẩm mịn như cháo với thịt băm/cắt nhỏ, súp, mì… Nếu người bệnh muốn ăn các món khác, đầu bếp nên ninh mềm. Lưu ý, những người bị viêm niêm mạc nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều gia vị.
Sử dụng nhiều loại thảo mộc và gia vị
Một số bệnh nhân trải qua quá trình hóa trị, xạ trị có thể nhạy cảm hơn với mùi vị thức ăn dẫn tới dễ nôn ói. Người nhà cũng có thể thêm chanh, lá bạc hà vào một số món ăn tanh để khử mùi khó chịu.
Đối với những món ăn không mùi vị, đầu bếp nên thêm các loại thảo mộc, gia vị để tăng hương vị các món ăn, kích thích sự thèm ăn của bệnh nhân. Các loại gia vị nên sử dụng là tỏi, tiêu, vỏ chanh, húng quế…
Ăn bữa nhỏ, nhiều lần trong ngày
Các chuyên gia khuyên bệnh nhân ung thư nên ăn bữa nhỏ và ăn nhiều lần nếu họ thấy chán ăn.
Tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh
Những bệnh nhân bị loét miệng nên tránh dùng thực phẩm và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, có thể gây tổn thương miệng nhiều hơn.
Chọn đồ dùng phi kim loại
Hầu hết người khỏe mạnh bình thường không nhận thấy có sự khác biệt nhưng bệnh nhân ung thư có thể nhạy cảm hơn đối với mùi kim loại vì chúng làm thay đổi vị giác của người bệnh. Vì vậy, người nhà nên sử dụng đồ đựng thức ăn bằng sứ, thủy tinh hoặc nhựa thay thế đồ kim loại.
Theo Khỏe & Đẹp
Mẹo hay trị viêm họng trong mùa thu
Mùa thu được coi là gia đoạn thời tiết có nhiều thay đổi. Vào mùa thu, nhiệt độ ngày và đêm có thể thất thường, biến động lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn có thể mắc nhiều bệnh nếu không biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe.
Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm tăng khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm, đau họng. Hầu hết mọi người đều đến gặp bác sĩ vì lý do đau, viêm họng. Nhưng bạn nên nhớ rằng không nên lạm dụng kháng sinh và một số cách đơn giản có thể chữa đau họng ngay tại nhà.
Nước muối
Muối có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nên thường được sử dụng làm chất bảo quản. Nghiên cứu khoa học cho thấy, súc miệng nước muối có thể giúp giảm đau cổ họng và chống nhiễm trùng.
Trong thực tế, một nghiên cứu của Tạp chí Y tế dự phòng cho thấy 40% những người bị ốmvà súc miệng nước muối ba lần trong một ngày đều có sự cải thiện về sức khỏe đường hô.
Trộn một muỗng cà phê muối với nửa cốc nước ấm và súc miệng trong 30 giây để thấy được tác dụng tuyệt vời của nước muối khi chữa đau họng.
Mật ong
Mật ong không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Mật hoa tự nhiên thực sự là hiệu quả hơn xi-rô ho. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe.
Pha một cốc trà nóng với một thìa cà phê mật ong và nước cốt nửa quả chanh là bài thuốc hữu hiệu để chữa đau họng. Nước cốt chanh là một chất làm se chất nhầy ở cổ họng. Vì vậy, loại thức uống này sẽ tăng gấp đôi công dụng chữa đau họng.
Súp gà
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện, thịt gà có chứa một loại a-xít amin làm tan chất nhầy khiến cổ họng nhanh được hồi phục. Hơn nữa, một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Đại học Nebraska Medical Center cũng cho rằng súp gà giống như một chất chống viêm có thể phòng chống một loại vi rút.
Kết hợp các loại rau với thịt gà và nước dùng sẽ làm cho món canh của mẹ trở nên ngon và bổ dưỡng hơn.
Tỏi
Có thể tỏi tươi hơi khó ăn ngậm một tép tỏi trong 5-10 phút sẽ có ích cho cổ họng và bệnh nhiễm trùng họng. Tỏi có chứa allicin, một loại kháng sinh cực mạnh, giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn.
Rễ cam thảo
Rễ cam thảo đã được sử dụng trong Đông y để điều trị viêm họng, viêm loét, và nhiễm vi rút trong nhiều thế kỷ. Rễ cam thảo có tác dụng tốt nhất khi trộn với nước và súc miệng. Một nghiên cứu trong ngành gây mê và giảm đau phát hiện ra rằng, những bệnh nhân súc miệng nước rễ cam thảo sẽ thấy giảm đau cổ họng sau phẫu thuật.
Theo An Nhiên
Dân Trí
Mẹo dùng khoai tây đối phó bệnh đau mắt đỏ Mặc dù năm nay, dịch đau mắt đỏ đến muộn hơn so với các năm trước nhưng tốc độ lây lan có xu hướng tăng mạnh và gây lo ngại. Ảnh minh họa: Internet Đau mắt đỏ dễ nhận biết bởi: - Dấu hiệu báo trước : sốt nhẹ, gai rét, đau họng, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai - Bệnh toàn...