Bí quyết luộc gà cúng rằm tháng 7 cực chuẩn vừa đẹp mắt vừa ngon tỏ lòng thành kính
Gà cúng là một lựa chọn đầu tiên trong các món cúng để tỏ lòng thành kính. Nhưng làm thế nào để có một con gà cúng vàng ươm, da căng bóng bẩy mà lại không bị nứt.
ảnh minh họa
Làm thế nào để luộc gà chín đều mà da vẫn giòn giòn, thơm ngon, màu vàng ươm bắt mắt là điều được nhiều bà nội trợ quan tâm. Dưới đây là cách luộc gà da giòn đẹp mắt ai cũng nên biết.
Bí quyết để chọn được gà ngon
Đối với gà sống:
- Lưu ý bạn không nên mua những con gà có mào tái hoặc tím bầm. Vẻ mặt ủ rũ, dáng vẻ mệt mỏi, mắt lờ đờ. Mỏ và mũi có chảy nước, cánh bị chênh xệ.
- Không chọn những con gà da nhăn nheo, thân gầy gò, ức xương không săn chắc, lông khô xơ.
- Nên chọn gà có hậu môn hồng hào, nặng tay và chắc thịt.
- Chọn những con gà có mào đỏ tươi, mắt nhìn linh hoạt, không lờ đờ. Lông bóng mượt, áp sát thân.
- Dùng tay sờ thấy diều gà không quá no, quá đói, ngực chắc, khi gà thở không có tiếng khò khè.
Đối với gà làm sẵn:
- Hãy chọn gà có thân hình nhỏ gọn, săn chắc, ức hẹp chắc và căng tròn. Nên chọn những con gà có khối lượng từ 1 đến 1,5 kg.
- Da gà ta thường có màu vàng nhạt và chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng. Hãy chọn những con gà da còn nguyên không rách hoặc trầy trụa.
- Chọn gà có da mỏng, độ đàn hồi cao. Thịt gà còn tươi hồng, thịt không có mùi hôi hoặc mùi kháng sinh, trên da không có vết bầm tím hoặc tụ máu.
Chi tiết cách luộc gà cúng đúng chuẩn
Bước 1: Gà sau khi chế biến, hãy làm sạch chúng bằng cách dùng muối chà sát lên bền mặt gà và rửa lại bằng nước sạch. Tiếp đến dùng khăn thấm khô cho gà được khô ráo.
Bước 2: Tạo dàng cho gà theo hình dạng mà bạn mong muốn.
Bước 3: Đặt gà gọn gàng vào nồi và đổ nước vào ngập gà. Thêm một it muối cùng gừng dập dập. hành tím vào luộc cùng. Bạn cũng có thể luộc gà cùng ít lá chanh, hành tây… tùy tích để tạo hương vị nhé.
Mách nhỏ: Ban đầu bật lửa to và đậy nắp nồi. Khi nước sôi thì hớt bọt cho nước luộc trong. Để sôi khoảng 5 phút thì giảm lửa nhỏ liu riu khoảng 20 phút, nếu để nước sôi sung sục liên tục thì gà sẽ bị rách da, thịt bên ngoài co rút lại mà bên trong chưa kịp chín.
Bước 4: Để thử xem gà chín chưa thì lấy cây tăm xăm thử vào chỗ thịt dày nhất, nếu không có màu hồng là gà đã chín. Nếu gà chưa chín, tiếp tục luộc lửa liu riu thêm chút nữa.
Mách nhỏ: Gà luộc muốn có làn da căng mọng, không bị xuống màu, khi gà chín, bạn hãy tắt bếp và để gà nguổi trong nồi khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra phải nhúng ngay vào nước lạnh đến khi gà nguội hẳn.
Bước 5: Dùng mỡ gà pha cùng ít nước ép của nghệ. Quét một lớp mỏng phía trên da gà, chúng sẽ thêm vàng mượt.
Theo xaluan.com
Gợi ý mâm cỗ mặn thơm ngon, đẹp mắt cúng Rằm tháng Bảy
Bạn có thể làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy theo khẩu vị của gia đình, chủ yếu là tấm lòng thành tâm kính dâng lên tổ tiên.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy gồm các món:
- Gà luộc
- Xôi trắng
- Chả giò rế
- Giò lụa
- Miến gà
- Canh sườn bí đao
1. Gà luộc, xôi
Video đang HOT
Gà luộc và xôi trắng
Nguyên liệu:
*Gà luộc:
- Gà: 1 con (khoảng 1 đến 1,2 kg)
- Nước: 3 lít (hoặc chỉ vừa đủ nước để ngập mặt gà)
- Gừng: 5-6 Lát
- Lá dứa: 4 lá (gấp thành 1 bó)
- Hành lá: 1 bó
- Một chậu nước đá
- Dầu mè: 2 thìa canh
- Dưa chuột: 1 củ
- Rau mùi: 1 bó
- Lá chanh: 8 lá
*Xôi:
- Gạo nếp ngon: 3 cốc (khoảng 600gr)
- Dầu ăn mỡ gà: 4-5 thìa canh
- Gừng băm: cỡ 1 ngón tay cái (khoảng 1 thìa canh)
- Nước dùng gà: 3 cốc (khoảng 650ml)
- Lá dứa: 4 lá (gấp thành 1 bó)
- Muối: 1 đến 1 1/2 thìa cà phê
- Xì dầu để ăn kèm xôi
Cách làm:
*Gà luộc
Sơ chế gà kỹ, lọc lấy lòng gà. Làm sạch lông trên da gà. Xát muối thô cả trong và ngoài gà cho sạch mùi. Sau đó, rửa gà cẩn thận và đặt sang bên cho ráo nước.
Lọc lấy mỡ gà và dành ra để sử dụng sau.
Rửa sạch hành lá, cắt lấy phần cọng trắng. Cho phần cọng hành trắng, 6 lát gừng và 1 bó lá dứa vào trong bụng gà.
Đổ 3 lít nước vào nồi sâu và đun sôi trên lửa to. Sau khi nước sôi, trụng cả con gà vào trong nồi nước 3 lần này rồi cuối cùng để cả con gà ngập trong nồi nước. Trước khi bạn cho gà vào nồi, hãy gấp cánh gà ngược lại.
Sau 3 lần trụng nước sôi, nước thịt gà sẽ giữ lại trong thịt, giúp gà không bị khô và hương vị thơm ngon hơn.
Đậy nắp nồi. Khi nước sôi lại (sau khoảng 5 phút), hạ lửa xuống và để gà đun nhỏ lửa thêm 10 phút nữa. Sau đó, tắt lửa và đậy kín nắp. Hãy để gà nghỉ trong nồi nước sôi thêm 35 phút nữa.
Trong khi đó chuẩn bị một chậu nước đá lớn. Kiểm tra độ chín của gà bằng cách dùng tăm xiên vào phần thịt dày nhất của đùi gà, nếu nước thịt tràn ra có màu trong không còn tia máu là gà đã chín.
Khi thịt gà đã chín, dùng đũa nhấc gà lên từ dưới cánh và nhúng gà vào nước đá trong khoảng 20 phút để da gà giòn và thịt gà không bị nát.
Vớt gà ra và đặt lên đĩa. Dùng 2 thìa canh dầu mè xát đều lên bề mặt gà để gà thêm thơm ngon và không bị khô.
Rửa sạch rau mùi, lá chanh. Rửa dưa chuột, xắt lát để trang trí.
*Xôi
Gạo vo sạch và ngâm nước khoảng 8 giờ. Vớt ra để ráo nước. Cho 3 thìa canh dầu ăn vào chảo cùng mỡ gà và rán đến khi mỡ gà tiết ra hết. Gắp bỏ phần mỡ gà rán giòn khi nó đã chuyển màu vàng nâu.
Thêm vào 1 1/2 thìa canh gừng băm và chiên đến khi dậy mùi thơm. Tắt bếp. Nhanh chóng thêm gạo vào và trộn đều. Thêm 1 đến 1 1/2 thìa cà phê muối vào gạo và đảo đều.
Cho hỗn hợp gạo vào nồi cơm điện. Thêm 3 cốc nước dùng gà. Đặt lá dứa lên trên cùng và nấu chín.
Khi cơm đã chín, bỏ phần lá dứa đi và dùng đũa đảo xôi cho tơi. Xới ra đĩa.
Bỏ phần gừng, hành và lá dứa nhồi trong bụng gà ra và đặt ra đĩa bày lên mâm.
2. Chả giò rế
Nguyên liệu (cho 16 cái nem):
- 200 gr thịt lợn băm
- 6 con tôm cỡ vừa - băm nhuyễn
- 20gr nấm hương - ngâm mềm, thái mỏng
- 100gr khoai môn - thái sợi (có thể thay bằng 3 - 4 lá cải thảo thái sợi)
- 1 củ cà rốt nhỏ - thái sợi
- 1 củ hành khô - băm nhỏ
- 2 nhánh tỏi - băm nhỏ
- 200 gr thịt cua (không bắt buộc)
- 1 cây măng nhỏ - thái sợi (không bắt buộc)
- 1/2 thìa cà phê muối
-2 thìa cà phê hạt nêm gà
- 1 thìa cà phê đường
- 2 thìa cà phê nước tương (xì dầu)
- Hạt tiêu trắng xay
- 1 trứng gà - đánh tan (dùng một nửa)
- 1 gói bánh đa nem giò rế (hoặc bánh đa nem thường)
- Dầu ăn
Cách làm:
Trộn đều thịt lợn, tôm, hành khô, tỏi, trứng cùng các gia vị trong một tô lớn. Thêm các loại rau củ vào trộn nhẹ tay theo một chiều cho đều.
Bọc màng bọc thực phẩm và để trong tủ lạnh ít nhất 30 phút.
Khi gói nem, cho 2 thìa nhân vào rìa ngoài cùng của bánh đa nem và cuộn chặt tới phần giữa bánh.
Nếu bạn dùng bánh đa nem thường, nên nhúng sơ vỏ bánh qua nước trước cho bánh mềm.
Gập 2 bên cạnh của vỏ bánh đa vào và tiếp tục cuốn cho tới hết.
Thường nhân nem đã đủ ẩm để làm dính mép bánh đa nem, giúp nem không bị bung ra. Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn có thể chấm thêm chút nước ngoài rìa bánh trước khi cuốn hết.
Đổ dầu vào cho ngập khoảng 1/4 chảo. Bắc trên bếp lửa lớn. Kiểm tra nhiệt độ của dầu bằng cách chấm đầu đũa gỗ vào giữa chảo, nếu dầu sôi lăn tăn quanh đũa là dầu đã đủ nóng. Cẩn thận đặt miếng nem vào giữa chảo dầu nóng, giữ nguyên như vậy vài giây rồi mới lật. ĐỪNG rán quá nhiều nem cùng một lúc vì sẽ khiến nhiệt độ trong chảo giảm xuống và nem không được giòn.
Rán trong khoảng 2 - 3 phút cho tới khi lớp vỏ có màu vàng ruộm đẹp mắt.
3. Giò lụa
Nguyên liệu:
- 500gr thịt lợn xay sẵn. Thường thịt xay sẵn thường có mỡ và nạc. Không nên dùng thịt nguyên nạc khiến giò rất khô, kém độ ngon
- 30gr bột năng hay bột bắp
- Gia vị: 1 muỗng canh nước mắm; 1/2 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê bột tiêu trắng (tiêu trắng sẽ làm giò không bị đen)
- 50ml nước đá lạnh (cần thật lạnh)
- 15g bột nở
Cách làm:
Thịt lợn xay cho vào ngăn đá 45 phút. Qua 45 phút lấy thịt ra cho vào máy xay thịt cùng với bột bắp, bột nở, đường, bột nêm, tiêu trắng, nước mắm rồi ấn máy xay 15 giây.
Sau đó cho 1 chút nước đá vào, bấm máy xay 10 giây rồi lại cho thêm 1 ít nước đá nữa. Cứ mỗi đợt máy quay 10-15 giây thì ngưng 1 chút và bấm xay tiếp cho đến khi cho hết nước lạnh và thịt lợn chuyển qua máu trắng hồng rất dẻo và dính là đã đạt được yêu cầu.
Bạn có thể gói bằng lá chuối hay giấy bóng kính.
Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Sau đó, cho 3 miếng lá chuối to lên, rồi mới lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh.
Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, sau đó gói lại (Giống như gói bánh tét).
Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế. Và cột dây dọc.
Bây giờ bạn lăn tròn cho đòn giò tròn tròn rồi cột dây ngang.
Cho giò vào hấp 30-45 phút kể từ khi nước sôi. Khi giò chín bạn lấy ra. Lăn đòn giò lên bàn, và để ráo nước.
4. Miến gà
Nguyên liệu (cho 4 người ăn):
- 4 đùi gà
- 1 củ hành tây
- 1 củ gừng nhỏ (khoảng 5cm)
- 1,5 đến 2 lít nước
- 2 thìa canh nước mắm
- Muối & hạt tiêu
- 150g miến (bún tàu) khô
- Vài cây nấm hương
- Rau mùi (ngò), hành lá, chanh và lá chanh tươi
*Nếu bạn luộc gà nguyên con và đã có nước dùng gà, bạn có thể thay đùi gà sống trong công thức này bằng thịt ức gà chín hay lòng gà chín và bỏ qua bước chế biến nước dùng.
Cách làm:
Ướp đùi gà với chút muối và hạt tiêu, cho vào một xoong chống dính lớn, úp phần có da xuống và áp chảo sơ qua trên lửa lớn cho đùi gà tiết bớt dầu.
Lột vỏ hành và gọt vỏ gừng. Bật một bếp khác ở lửa to. Dùng kẹp kim loại để giữ chắc hành và gừng. Nướng hành và gừng trên bếp, xoay để lửa phủ đều toàn bộ lớp bên ngoài, nướng đến khi lớp bên ngoài hơi cháy và dậy mùi thơm.
Nấm hương ngâm mềm. Cho hành, gừng nướng cùng nấm vào nồi gà. Thêm khoảng 1,5 đến 2 lít nước và đun sôi trong khoảng 45 -60 phút, hoặc cho đến khi gà chín kỹ và nước dùng đã trở nên thơm ngọt. Nêm nước mắm, muối, tiêu cho vừa miệng.
Tắt bếp, vớt đùi gà ra đĩa và xé nhỏ. Trộn thịt gà với chút nước mắm và nước chanh tươi.
Ngâm miến (bún tàu) cho mềm, trần trong một nồi nước sôi khác.
Khi dùng, cho miến trần vào bát trước, thêm thịt gà xé, lá chanh, hành, mùi và nước dùng nóng.
5. Canh sườn non bí đao
Nguyên liệu:
- 400g bí đao
- 2 dải sườn chặt miếng vừa ăn
- 3-4 quả táo tàu (chà là)
- 1 thìa cafe tôm khô
- Hành tây, rau mùi thái nhỏ
- 1 miếng gừng đập dập
- 1 nhúm muối
Cách làm:
- Sườn non rửa sạch và đun sôi với nước trong 1-2 phút. Vớt ra ngoài, rửa cho sạch bẩn và mùi hôi
- Bí đao bỏ ruột, gọt vỏ và thái miếng dày khoảng 1cm
- Cho táo tàu, tôm khô, gừng đập dập, xương sườn và bí đao với lượng nước vừa đủ vào nồi áp suất. Nếu không có nồi áp suất bạn có thể sử dụng nồi cơm điện.
- Sau khi sôi, ninh tiếp trong 15 phút cho đến khi xương sườn và bí đao mềm.
- Thêm chút muối trước khi ăn
- Tắt bếp, múc ra bát rồi rắc hành và rau mùi lên
Theo Danviet.vn
[Chế biến] - Gà luộc chấm muối tiêu xưa rồi, phải chấm sốt gừng mới chất và đậm đà Ngày hè nóng nực khiến bạn chỉ muốn ăn đồ luộc, nhưng lại cảm thấy nhạt nhẽo. Món gà luộc mềm ngọt chấm cùng sốt gừng thơm thơm đậm đà này sẽ giải quyết mối lo này cho bạn. Nguyên liệu: - 1 con gà khoảng 1kg - 4 lát gừng - 2 cây hành lá - 15ml rượu gia vị - 2g...