Bí quyết loại bỏ hóa chất ở trái cây
Khi mua hoa quả, nguy cơ có hóa chất trong trái cây là điều khó tránh khỏi. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho gia đình, bạn cần biết loại bỏ hóa chất sao cho đúng cách.
Để cho hoa quả trông tươi, ngon, bắt mắt hơn, những người bán hàng không ngại ngần sử dụng hóa chất để ngâm hoa quả. Đôi khi, rửa trái cây không chỉ đơn giản là bạn thả trái cây vào chậu nước, ngâm chúng vào nước muối mà cũng cần có mẹo riêng cho từng loại.
1. Dâu tây
Bỏ những quả chưa chín hẳn hoặc bị dập, bẩn và dính đất. Sau đó cho những quả còn lại vào rổ, đặt vào chậu nước, rửa ba lần, cho nước chảy ráo. Rửa trực tiếp dưới vòi nước. Dùng bàn chải thật mềm để rửa sạch các kẽ trên bề mặt vỏ. Cuối cùng, hãy rửa lại với nước đun sôi để nguội và bảo quản trong tủ lạnh.
Những núm xanh của quả dâu tây chỉ nên bỏ đi khi đã rửa sạch, đây là quy định chung cho tất cả các quả thuộc họ dâu. Nếu bạn vặt chúng đi trước khi rửa thì nước sẽ ngấm vào quả và chúng không còn ngon nữa.
Không nên vặt núm xanh của dâu tây trước khi rửa
Bật mí thú vị là người Tây Ban Nha thường rửa dâu tây bằng rượu vang trắng! Họ cho rằng như vậy sẽ giữ được mùi và vị của trái dâu.
2. Táo
Vỏ táo là nơi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng là nơi tích tụ nhiều nhất các hoá chất trong quá trình bảo quản. Nhiều người thích ăn táo cả vỏ vì vỏ táo rất giòn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu rửa không đúng cách sẽ không khử hết được các hoá chất bám trên bề mặt vỏ, thậm chí có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
Trước tiên, nên rửa táo qua với nước sạch 1 lần để loại bỏ bớt bụi bẩn trên lớp vỏ. Sau đó, dùng tay rửa thật sạch vỏ táo với nước muối pha loãng. Các chất sát trùng có trong muối sẽ tẩy sạch các ký sinh trùng còn lại trên vỏ quả.
Chú ý rửa kỹ phần núm quả vì đó là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và hoá chất nhất. Cuối cùng, rửa lại bằng nước lạnh và để ráo, khi đó bạn có thể yên tâm hơn về độ vệ sinh của quả táo
3. Nho
Bề mặt nho có một lớp màng rất mỏng. Lớp lông này tuy là “lá chắn” bảo vệ lớp vỏ mỏng manh và mang lại sự tươi ngon, bóng đẹp cho quả nhưng cũng lại là nơi “thu hút” bụi bặm và các loại vi khuẩn ngoài môi trường.
Chính vì vậy, trong quá trình rửa cần hết sức cẩn thận để vừa đảm bảo sạch vi trùng, vừa đảm bảo tươi ngon của loại quả này.
Nên rửa nho dưới vòi nước, dùng tay hoặc vải bông mềm
Hãy rửa nho dưới vòi nước, dùng tay hoặc vải bông thật mềm lau nhẹ quanh quả để khử sạch bụi và vi trùng. Không nên cho nho vào chậu và khoắng mạnh. Làm như vậy sẽ làm nho dập nát và mất đi sự tươi ngon.
Những chùm xum xuê nên dùng dao đê chia ra chứ không nên giựt quả khỏi cuống. Sau đó, rửa sạch dưới vòi nước lạnh, để trong rổ cho khô ráo nước
4. Hoa quả thuộc họ cam, chanh
Những loại quả như chanh, cam, quýt… thuộc họ cam nên tráng qua nước sôi trước để tránh chất bảo quản trên bề mặt, sau đó mới rửa dưới vòi nước lạnh.
5. Các loại dưa
Dưa vừa ngọt vừa thơm. Bạn nên rửa dưới dòng nước lạnh bằng tay hoặc bằng bàn chải.
Lưu ý: Để khỏi giảm lượng vitamin, cần rửa trái cây nhanh. Sau khi rửa, trái cây mất khả năng giữ được lâu vì phần vỏ ngoài đã bị tổn thương. Để không mất các chất bổ, khi gọt cần sử dụng dao bằng thép không gỉ.
Theo Vân Nhi (Chất lượng Việt Nam)
Ngộ độc vì ăn... cơm nhà
Người ta vẫn hay dặn nhau là hạn chế cơm đường cháo chợ, duy trì bữa ăn gia đình cho an toàn. Ấy vậy mà vẫn thường xuyên có những ca ngộ độc do ăn cơm nhà.
Mầm mống gây ngộ độc thực phẩm hiện diện trong đồ dùng làm bếp mất vệ sinh, trong nguyên liệu mua về không được chọn kỹ và cả trong tủ lạnh nhà bạn.
Ăn xong, cả nhà kéo nhau vào bệnh viện
Gia đình anh Luân (Đống Đa, Hà Nội) vẫn chưa hoàn hồn sau một tuần xuất viện. Tai họa bắt đầu từ chuyến đi nghỉ mát ở biển của anh cùng cơ quan. Khi về, anh và mấy đồng nghiệp mua cá ngừ tươi làm quà cho vợ. Tối hôm sau, vợ anh nấu canh chua và làm món cá sốt cà chua đãi cả nhà. Đến đêm, cả 4 người đau bụng rồi nôn thốc nôn tháo, nổi mẩn đỏ trên da, biết là bị ngộ độc nên phải gọi cậu bạn nhà gần đó đến chở đi bệnh viện. Bác sĩ khẳng định thủ phạm chính là món cá ngừ. Cá ngừ tuy rẩt ngon nhưng chóng ươn, và khi đã ươn thì giải phóng rất nhiều histamin, gây dị ứng và ngộ độc. Những lát cá ngừ của anh Luân đã trải qua gần 5 tiếng đồng hồ trên xe ô tô, 1 tiếng đồng hồ trên xe máy từ cơ quan về nhà, và gần một ngày "ủ vi khuẩn" trong tủ lạnh, nên khi ăn vào thì gây họa ngay lập tức.
Bà nội trợ cần tỉnh táo để chọn những thực phẩm tươi sống tránh ngộ độc
Còn vợ chồng bà Hạnh (Gia Lâm, Hà Nội) và đứa cháu gái 7 tuổi mới đây cũng phải đi cấp cứu sau bữa ăn hải sản. Con gái ông bà bận việc nên đem đứa bé đến gửi vài hôm. Thấy cháu nói thích ăn sò nướng, bà bèn đi chợ mua sò và vài thứ hải sản đem về làm một bữa tươi. Không ngờ món sò nướng không kỹ lại khiến cả ba người phải đến bệnh viện.
Cách đây ít lâu, Bệnh viện Trung ương Huế cũng tiếp nhận cấp cứu cho một gia đình 4 người sống ở phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy bị đau bụng dữ dội kèm theo nôn mửa sau khi ăn cơm với mắm tép. Điều đáng nói là mắm tép do chính nhà làm để bán. Họ bị ngộ độc nặng đến nỗi sau khi vào trạm y tế phường để cơ cứu, truyền dịch, nhân viên y tế ở đây phải cho chuyển lên Bệnh viện Trung ương Huế. Các bác sĩ cho rằng có thể mớ tép đồng - nguyên liệu của món mắm tép - chưa được lọc rửa kỹ để loại bỏ những chất độc từ môi trường. Bốn bệnh nhân trên phải điều trị 3 ngày mới được ra viện.
Nguy cơ ở khắp nơi
Các chuyên gia cho biết tình trạng ngộ độc rất dễ xảy ra sau khi ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc (kim loại nặng, độc tố vi nấm...), thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia độc hại... Thức ăn đường phố, vỉa hè, hàng rong - những nơi không có sự kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm - là nguy cơ lớn nhất gây ngộ độc.
Thế nhưng ngay cả thức ăn trong gia đình cũng không chắc chắn an toàn nếu bà nội trợ không thực sự cẩn thận, tỉnh táo, bởi tất cả các khâu đều hàm chứa nguy cơ: Rau mua ở chợ chứa chất bảo vệ thực vật, thịt ướp chất giữ tươi lâu hoặc chất biến thịt ôi thành thịt tươi cá, mực không tươi... Thức ăn mua về rất ngon nhưng không chế biến ngay mà để đến lúc ôi hỏng mới nấu thịt sống không rửa, nhét vào ngăn mát tủ lạnh rồi bỏ quên hôm sau mới làm. Đồ ăn sau mấy bữa vẫn còn thừa, cho vào tủ lạnh rồi lại lôi ra suốt mấy ngày. Rồi thì thớt không rửa sạch, thái thịt luộc trên thớt vẫn dùng cho đồ sống... Tất cả đều có thể khiến gia đình bạn phải đi cấp cứu sau bữa ăn.
Ngộ độc thực phẩm nhẹ thì chỉ gây nôn nao khó chịu, đau đầu, mệt mỏi, nặng thì gây đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí sốt cao hoặc lạnh ngắt toàn thân, hôn mê, trụy mạch, tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Do đó, việc phòng tránh ngộ độc phải đảm bảo cả quá trình từ khâu chọn mua thực phẩm đến bảo quản, sơ chế và chế biến. Thịt, rau củ quả... nên mua ở các cửa hàng hay siêu thị có kiểm soát nguồn cung cấp, có bảo quản lạnh. Đồ ăn chín, đồ chế biến sẵn cũng nên mua ở những cơ sở có chứng nhận an toàn thực phẩm. Thực phẩm trữ trong ngăn đá tủ lạnh phải là loại thực sự tươi và đã được làm sạch. Đồ ăn thừa chỉ nên đun để dùng lại trong một bữa sau, không để lâu.
Ngoài ra, nên nằm lòng phương châm "ăn chín, uống sôi, giữ tay sạch" trong mọi trường hợp.
Theo Phạm Hoàng (Đất Việt)
3 loại rau quả không nên ăn nhiều Có một số loại rau quả dễ ngấm chất bảo quản, thuốc sâu hơn các loại khác mà bạn nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe. Nhiều người bị tiêu chảy, ngộ độc và phát bệnh, thậm chí là ung thư khi ăn phải rau quả "độc" trong một thời gian dài. - Quả đậu đỗ: Đây là một loại rau...