Bí quyết làm nên những hạt cốm Vòng thơm, giòn đặc sản của Hà Thành
Nhắc đến thu Hà Nội không thể không nhắc đến cốm, nói đến cốm ở Hà Nội người ta nghĩ ngay tới cốm Vòng.
Để làm ra được những hạt cốm ngon, dẻo và giữ nguyên được mùi thơm của lúa nếp non, người làng Vòng có nhiều thủ thuật bí truyền không phải nơi đâu cũng bắt chước được.
Làng Vòng hiện nay, đếm “chặt” ra số nhà còn làm cốm chắc còn khoảng 8 nhà.
Vào mùa này đến làng Cốm Vòng (thực ra giờ đã là phố, nằm lọt thỏm quanh các cao ốc tại quận Cầu Giấy, Hà Nội -PV), tiếng chày nện cối, sàng xảy vang vọng đây đây – gợi nhớ về ngôi làng có truyền thống làm cốm lâu đời nhất Hà Nội.
Theo lời kể của những “già làng”, xunh quanh làng trước là cánh đồng Bông trù phú, bao la, cò bay không biết mỏi. Nhưng 20 năm trở lại đây, ruộng đồng nhường hẳn cho nhà cao tầng, xóm trọ mọc lên san sát, đô thị hóa nhanh đến chóng mặt.
Video đang HOT
Trong cái sự phôi phai của nét quê giữa lòng Hà Nội, những gánh cốm vẫn còn đâu đó tại làng Vòng thân thuộc.
Anh Tạ Đăng Hùng – người làng Vòng, với truyền thống gia đình 4 đời làm cốm cho biết:”Cả làng chỉ còn chưa đến chục gia đình còn theo nghề, vì nghề cốm vất vả mà thu nhập lại thấp. Các thế hệ con em ở làng Vòng đã gần như bỏ hẳn nghề này”.
Theo anh Hùng, quy trình làm cốm của người dân làng Vòng trải qua rất nhiều công đoạn, song việc chọn nguyên liệu đầu vào là khâu rất quan trọng, đó chính là lựa chọn loại gạo để làm cốm.
Cốm nhà anh Hùng, được làm từ loại lúa nếp hoa vàng và phải là lúa nếp non. Tuy non, nhưng cũng không non quá, vì sẽ làm cốm bị nát; cũng không già quá vì cốm sẽ cứng, ăn mất vị ngon.
Để đảm bảo an toàn cháy nổ, gia đình anh Hùng đã phải thuê một cơ sở để rang hạt cốm ở một nới khác. Thóc nếp sau khi đãi sạch, được cho vào chảo rang. Quá trình rang phải đảo đều, bếp phải dùng củi, chảo rang thường bằng gang đúc.
Sau khi rang khoảng 30 phút, nếu thấy hạt 2 quằn 3 róc (tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng bị quằn lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng không bị quằn) là được.
Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ, mỗi mẻ khoảng vài cân vào cối giã.
Sau đó là sàng sẩy, tiếp đến là công đoạn gói cốm. Giai đoạn này khá cầu kì vì phải chọn lá gói rất mất công. Bên trong phải dùng lá ráy gói lót để giữ ẩm, lá sen bọc ngoài cho đẹp và tạo hương thơm. Sau đó dùng lạt buộc (dây lạt chính là thân cây lúa vừa thu hoạch).
Theo anh Hùng, những ngày thu này nhà anh có thể làm đến hàng tạ cốm bán ra thị trường, với giá dao động từ 280.000 -300.000 đồng/1 kg cốm tươi.
Màu không đậm quá, hơi lơ lơ xanh là màu mộc đặc trưng của cốm Vòng.
Theo Infonet.vn
Hải Phòng: Cá mòi kho - đặc sản vùng đất Kiến Thụy
Cá mòi kho Kiến Thụy đã trở thành món ngon trong bữa ăn của nhiều gia đình.
Để có nồi cá mòi kho thơm ngon đến tay người tiêu dùng, những người sản xuất có bí quyết, kinh nghiệm riêng nhưng tất cả đều có chung một gia vị rất đặc trưng của Hải Phòng đó là chay khô và thời gian kho trên 12 tiếng.
Cá mòi kho được bày khéo cùng lá lốt. Ảnh: baohaiphong.com.vn
Theo những người dân sinh sống tại các xã gần khu vực cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, cá mòi là sản phẩm đặc trưng của vùng đất này. Cá ở đây phần thân trên dày, chắc còn phần bụng có lớp mỡ béo ngậy. Đặc trưng của cá mòi là tanh và nhiều xương dăm. Muốn có cá ngon, người làm phải dậy từ sáng sớm hoặc lúc chiều muộn tới các bến cá để chọn. Đây là thời điểm ngư dân mang những mẻ cá mòi tươi rói vừa đánh về. Sau đó, cá được rửa sạch, bỏ mang, bỏ ruột, tẩm ướp gia vị. Tùy vào cách chế biến của từng nhà, cá mòi được tẩm ướp khác nhau nhưng không dưới 16 vị, trong đó có những vị rất đặc trưng của Hải Phòng. Đó là vị chua chua, thanh thanh của chay, vị ngọt ngào của mía, vị cay cay, thơm nồng của gừng, ớt tạo nên một hương vị hoàn hảo, đặc trưng. Ngoài việc chọn cá, nêm nếm gia vị, việc sắp xếp cá cũng phải cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo khi kho xong, cá vẫn giữ nguyên con, không vỡ, nát.
Quá trình kho cũng có những bí quyết riêng. Đặc trưng của cá mòi là nhiều xương. Khi kho phải đảm bảo xương nhừ nhưng thịt cá rắn chắc. Muốn thịt cá rắn chắc phải điều chỉnh lửa cho phù hợp trong giai đoạn kho. Màu sắc của cá phải vàng óng. Một gia vị khác mọi người thích ăn là chuối, chuối đúng chuẩn dẻo dẻo, bùi bùi. Từng gia vị trong món ăn được người đầu bếp nêm nếm vừa đủ và đun dưới nhiệt độ phù hợp mới tạo ra nồi cá mòi kho thơm nức, đưa cơm.
Trước đây, cá mòi kho chỉ bán tại các nhà hàng, quán cơm tại huyện Kiến Thụy. Rồi cá mòi "theo chân" những người con xa quê xâm nhập đến các tỉnh, thành phố khác. Anh Lê Tiến Việt, người xây dựng thương hiệu cá mòi kho Làng Chài cho biết, khi còn là sinh viên, mỗi lần về Hà Nội, mẹ anh thường kho cá cho mang theo. Người quen, bạn bè ăn thấy ngon, khác lạ nên nhờ mẹ của Việt kho. Từ những nồi cá kho đem tặng đầu tiên, anh Việt cùng mẹ kho thêm để bán cho người quen. Với sự mày mò, tìm tòi của gia đình để có vị chuẩn đáp ứng khẩu vị của từng vùng, miền, gia đình anh Lê Tiến Việt đã phải kho tới nửa tấn cá mới chốt được công thức.
Cũng như gia đình anh Lê Tiến Việt, một số hộ sản xuất cá mòi kho khác ở Kiến Thụy như cá mòi kho Thái Tín, cá mòi kho Cô Vít đều đang nỗ lực đưa cá mòi kho đến với người tiêu dùng, giới thiệu đặc sản riêng của vùng Kiến Thụy đến với người dân cả nước và nước ngoài. Sản xuất cá mòi kho tại Kiến Thụy mới dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, song UBND huyện đã đưa cá mòi vào danh mục những sản phẩm đặc sản quê hương cần tập trung phát triển.
Theo TTXVN
Món ăn nhà nghèo bỗng thành đặc sản: Dân Hà thành ăn hết cả tạ Ngô nếp bung - món ăn cứu đói của nhà nghèo vùng cao một thời nay bỗng trở thành món ăn đặc sản hút khách ở Hà thành, được mọi người đua nhau mua về chế biến thành đủ các món ăn sang chảnh. Ngô nếp bung - món ăn cứu đói của nhà nghèo vùng cao một thời nay bỗng trở thành...