Bí quyết làm bánh tôm Hồ Tây
Bánh tôm Hồ Tây có vị ngọt tự nhiên của tôm, giòn rụm của vỏ bánh, kết hợp nước chấm chua cay mặn ngọt khiến nhiều thực khách “không thể quên”.
- Tổng thời gian: 1 giờ 30 phút (chuẩn bị 1 giờ, nấu 30 phút).
- Mức độ: Trung bình
- Khẩu phần: 4-5 người
- Hàm lượng calories: 2758 kcal
Những chiếc bánh tôm màu vàng ruộm, vừa đưa vào miệng đã tan giòn, ngọt thịt nêm cùng vị chua ngọt của nước chấm, ngon đến khó cưỡng. Ảnh: Bùi Thủy.
1. Nguyên liệu:
a) Phần bột cho vỏ bánh:
- 250 gram bột mì (Nên chọn bột mì số 11 hoặc 13 để bánh có độ giòn lâu)
- 50 gram bột gạo.
- 30 gram bột bắp.
- 1-2 quả trứng gà.
- 1/2 muỗng cà phê muối.
- 1/4 muỗng cà phê bột nghệ để tạo độ vàng cho bánh.
- 1/4 muỗng cà phê bột nở
- Phần nước pha: 1,5 lon nước có ga (7 Up hoặc bia) để giúp bánh có độ giòn khi chiên 70ml nước.
b) Phần khoai và tôm:
- 450 gram tôm. Nếu chọn được tôm tươi đánh bắt từ Hồ Tây vỏ mỏng, chắc thịt, vị ngọt thơm tự nhiên là ngon nhất. Nếu không có, bạn chọn tôm rảo tươi (tôm đất), vỏ mỏng.
- 650-700 gram khoai lang
- Gia vị: hạt nêm, hạt tiêu xay, bột tỏi, bột hành (hoặc dùng tỏi tươi, hành khô bằm nhỏ).
c) Phần dưa góp:
- 1 củ su hào non (hoặc 1/2 quả đu đủ)
Video đang HOT
- 1 củ cà rốt vừa
- Tỏi, ớt băm, đường, giấm, muối
d) Phần nước mắm : Pha theo tỷ lệ mắm: giấm: đường: nước là 1:1:1:5. (250ml nước sôi để nguội, 50ml nước mắm, 50ml đường, 50ml giấm, tỏi ớt băm nhuyễn).
e) Rau sống, rau thơm ăn kèm (tùy chọn).
Không phải món ăn cao lương mỹ vị, nhưng bánh tôm Hồ Tây đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ người dân Hà Nội. Ảnh: Bùi Thủy.
2. Cách làm:
a) Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cách pha bột:
Trong một tô trộn lớn, đánh tan trứng. Dùng rây để rây bột mì, bột gạo, bột bắp vào. Thêm chút muối, bột nghệ, bột nở vào bát trứng rồi trộn đều.
Thêm 1,5 lon nước có ga (7 Up hoặc bia), 70ml nước rồi đánh tan đều, để bột nghỉ 1-2 giờ.
- Cách làm dưa góp giòn, ngon:
Su hào non cắt khối hoặc tỉa hoa tùy thích, thái lát mỏng. Sau đó trộn với 1 thìa cà phê muối tinh 4-5 phút để su hào, cà rốt “nhả nước’ giúp cho giòn ngon hơn. Sau đó, rửa sạch mấy nước, vắt nhẹ tay cho ráo (chú ý không vắt mạnh quá dễ vỡ).
Thêm 2 thìa canh đường, 2 thìa canh giấm, 1/2 thìa cà phê muối tinh, thêm tỏi, ớt băm vào và trộn đều.
- Pha nước mắm: Theo tỷ lệ mắm: đường: giấm: nước là 1:1:1:5. Trong một cái bát, cho nước sôi để nguội, đường, giấm vào và khuấy cho tan hẳn đường, sau đó mới cho nước mắm vào. Cuối cùng, thêm tỏi ớt băm nhỏ vào sẽ nổi lên trông đẹp mắt (bí quyết là đường phải tan hẳn thì tỏi ớt mới nổi).
Tôm rút chỉ đen ở lưng, rửa sạch, ướp chút hạt nêm, hạt tiêu.
Cách gọt khoai: Khoai lang gọt vỏ, cắt thành hình que diêm nhỏ rồi ngâm vào nước vôi trong hoặc nước muối loãng để không bị thâm. Sau đó, rửa sạch nhiều lần.
b) Cách chiên bánh tôm: Nên chiên 2 lần lửa thì bánh sẽ giòn lâu hơn:
- Vớt khoai lang cho vào bột trộn đều.
- Đặt chảo lên bếp, cho lượng dầu ngập bánh, bật bếp. Dùng đầu đũa thử nếu thấy sủi bọt tăm là dầu đã đạt độ nóng.
- Dùng vá (chuyên dùng chiên bánh tôm) hoặc muôi múc canh, múc bột và khoai lang, gắp tôm nhúng vào bột, rồi đặt lên trên (1-2 con tùy thích).
- Sau đó, cho vào chiên cho tới khi ngả màu vàng cánh gián là đạt. Chú ý: Trở các mặt để bánh chín đều, nếu tôm rơi ra thì múc thêm bột nước để tôm dính vào bánh. Làm lần lượt cho tới hết.
- Sau đó, chiên lại lần hai cho vàng giòn, đặt lên giấy thấm dầu.
- Bánh tôm Hồ Tây chấm nước mắm chua ngọt thêm dưa góp, ăn kèm rau sống rất ngon.
Những món ăn đặc trưng riêng của Hà Nội, du khách phương xa không thể bỏ qua
Đến với Hà Nội, du khách không chỉ được biết về một thành phố cổ kính nghìn năm tuổi, nhưng rất năng động.
Điều đặt biệt nhất, trong mỗi tuyến phố, con ngõ của thành phố này còn ẩn chứa những giá trị tinh hoa ẩm thực. Nhiều món ăn tuy dân giã những nó mang cốt cách, đặc trưng riêng có của người Hà Nội.
Phở Hà Nội:
Phở là một món ăn truyền thống nổi tiếng ở nhiều địa phương trên dải đất hình chữ S. Mỗi nơi có một hương vị riêng. Tuy nhiên, hàng phở trên phố Hà Nội có mật độ dày đặc từ bình dân từ 25.000 - 30.000 đồng/bát đến cao cấp cả trăm nghìn mỗi bát. Hương vị phở của Hà Nội cũng có những đặc trưng riêng tinh tế, phục vụ cho cả những thượng khách khó tính nhất.
Phở Hà Nội món ăn tinh tế chiều lòng mọi thực khách.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc thịt gà thái lát mỏng. Các gia vị không thể thiếu trong nồi nước dùng làm nên đặc trưng riêng của phở. Nếu là phở bò nước dùng được hầm bằng xương bò, đuôi bò, cùng với các vị củ quả vị gồm gừng, quế, hồi, thảo quả, hạt mùi, đinh hương ... Các vị này cũng được nhà hàng cân đối đủ để tạo ra mùi vị riêng có của nước dùng trong phở bò, không quá hắc. Nước dùng cho phở gà chỉ cần nước luộc gà, thêm gừng tươi, xương gà. Phở ngon hay không, phụ thuộc vào nước dùng, sự tinh tế và bí truyền trong cách chế biến của mỗi nhà hàng.Bánh phở được chế biến từ gạo tẻ, tráng chín và cắt thành sợi. Bánh phở được trần qua nước sôi, cho vào bát, thịt bò, thịt gà thái miếng mỏng đặt lên trên, có thêm vài cọng hành lá, rau mùi, tiêu, ớt, chanh. Nếu là phở gà còn có thêm lá chanh thái sợi. Phở là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng và chứa đựng cả sự tinh tế trong văn hóa ẩm thực của người Hà Thành. Phở có thể dùng trong điểm tâm sáng, ăn trưa, tối.Hà Nội nổi tiếng với những thương hiệu phở: Bát Đàn, Lý Quốc Sư, Hàng Điếu, Phở Nhớ, Phở Sướng ... Những người đi xa Hà Nội, mỗi khi nhớ về Thủ đô lại nhớ đến những bát phở thơm ngào ngạt, khói nghi ngút. Có những thực khách phương xa đến với Hà Nội, chia sẻ: Chưa ăn phở là chưa đến nơi này. Bún chả: Giống phở, bún chả cũng có ở rất nhiều tuyến phố, con ngõ của Hà Nội. Bún chả cũng là món ăn bình dân, dễ ăn, hợp với nhiều người và mùa nào ăn cũng được.
Bún chả phổ biến ở nhiều ngõ ngách, đường phố của Hà Nội.
Bún chả gồm thành phần chính là bún trắng và thịt miếng, thịt viên, chả nem. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng người chế biến chả phải khéo léo trong lựa chọn thịt, tinh tế tẩm ướp sao cho thịt mềm, nướng không bị cháy, thơm ngon. Kể cả chả viên và chả miếng khi nướng xong không bị khô và thơm nức. Bún được làm bằng gạo tẻ của làng nghề bún Phú Đô.
Bún chả món ăn bình dân của Hà Nội nhưng đã được đón thượng khách Tổng thống Mỹ Barack Obama khi còn đương nhiệm đến thăm Việt Nam và thưởng thức.
Bún chả ngon một phần phụ thuộc vào nước chấm ăn trong bún chả được pha chế tinh tế giữa nước trắng giấm ăn, tiêu, ớt, đường, tỏi, chanh, dưa góp, ăn kèm với rau sống. Mỗi suất bún chả bình dân chỉ có 25.000 đồng. Một số hàng bún chả nổi tiếng của Hà Nội như: Bún chả Hương Liên ở Thi Sách, Lê Văn Hưu, Ngô Thì Nhậm ... đã từng được đón nguyên Tổng thống Mỹ Obama đến ăn; bún chả Sinh Từ Hoàng Cầu, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Khuyến...; bún chả Đắc Kim Láng Hạ, Đường Thành ... cũng chỉ có giá từ 40.000 - 60.000 đồng/suất.
Vịt cỏ Vân Đình: Thịt vịt cũng có ở nhiều địa phương của Việt Nam, nhưng vịt cỏ Vân Đình đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, làm mê mẩn lòng người của đất Hà Thành.Ngày nay ở nhiều địa phương vì lợi nhuận trong chăn nuôi đã chuyển đổi con giống nuôi từ vịt ta sang vịt lai để cho năng suất cao. Tuy nhiên, ở Vân Đình, huyện Ứng Hoà, Hà Nội vẫn giữ nuôi giống vịt cỏ con nhỏ, nạc nhiều - thịt ngọt, da mỏng, xương mềm.
Vịt cỏ Vân Đình cũng có ở nhiều hàng bán trên các tuyến phố Hà Nội.
Vịt được nhiều nhà hàng chế biến thành những món ngon nức lòng thức khách, như: Tiết canh vịt, vịt luộc , nấu cháo, om sấu, lẩu vịt, vịt nướng, bún vịt nấu măng chua ...Thịt vịt không quá khó chế biến, tuy nhiên để có được những món ăn ngon cũng phục thuộc vào sự tinh tế của mỗi chủ nhà hàng. Vịt nướng được ướp với gia vị vừa đủ, nướng trên than hoa thơm nức. Thịt vịt nước vừa tới mềm, da vàng không bị cháy. Thịt vịt luộc cũng chín tới, mềm. Nước chấm chủ yếu dùng nước chấm ma ri với chanh, ớt, tỏi. Một số cửa hàng tự phan nước chấm bằng mắm, ớt, tỏi, đường, chanh vừa đủ. Thịt vịt nướng và luộc ăn lúc nóng, kèm với rau thơm húng quế, kinh giới, tía tô, ... thịt mềm, thơm dễ ăn với mọi người.
Thịt vịt chế biến được nhiều món nướng, luộc, lẩu, om sấu, nấu măng ...
Ngoài 2 món trên, thịt vịt còn được om sấu, hoặc nấu canh măng chua, lẩu vịt để ăn với bún. Nồi nước canh vịt bốc khói với nước chua của sấu - măng thanh mát, nhúng rau muống, rau cải, tạo ra hương vị ngon khó cưỡng. Vịt có thể ăn sáng với bún vịt, ăn trưa, đãi khách với món vịt quay, vịt luộc ...
Món ăn từ ốc:
Ốc cũng là món ăn phổ biến ở nhiều địa phương của Việt Nam, nhưng với người Hà Nội ốc được chế biến nhiều món ăn tinh tế, có hương vị đặc biệt.Riêu ốc (bún ốc), đây là món có nước riêu cua chan với bún. Ốc trong riêu được chế biến tinh tế từ ốc nhồi, hoặc ốc mít, ốc vặn tươi. Nước dùng được chế biến từ cua đồng xay nhiễn lọc lấy nước cho vừa đủ gia vị, cà chua bổ cau thả miếng vào nồi, chuối xanh cắt khúc nấu chín. Gia vị ăn kèm còn có hành tím phi thơm, đậu chiên giòn, rau sống, giá đỗ, rau thơm, ớt chưng, hoặc ớt tươi, chanh, mắm tôm (tuỳ khẩu vị từng người).
Ngoài món bún ốc, ốc còn được người Hà Nội chế biến tinh tế thành các món ốc luộc, ốc xào me, chả ốc, ... Ốc luộc và xào ngoài các gia vị như gừng tươi, củ sả, ớt tươi trong nồi ốc thì bàn tay tài hoa của người đầu bếp phải tại ra nước chấm chua thanh, ngọt nhẹ và pha chút cay nồng của ớt, sả, gừng. Thực khách vừa ăn, vừa xuýt xoa, đổ mồ hôi.
Các món ăn từ ốc luôn hấp dẫn thực khách từ mùi vị đến cảm quan. Đây là chả ốc gói giấy bạc và gói lá lốt nướng.
Cùng với đó, một số nhà hàng còn chế biến ốc thành chả ốc. Chả ốc gồm nguyên liệu ốc nhồi băm nhỏ, hành củ, hàng lá, thì là, lá lốt, trứng sống, thịt vai xay nhiễn, tiêu, ớt, thái nhỏ, gia vị vừa đủ trộn đều. Có thể cho thịt ốc đã trộn vào giấy bạc hoặc gói trong lá lốt nước trên than hoa cho chín đều. Nước chấm cũng pha mắm, chanh, đường, tỏi, ớt, gừng vừa đủ ăn nóng kèm rau thơm.
Chả cá Lã Vọng:
Cá làm chả là cá lăng còn tươi sống. Ngon nhất là cá Anh Vũ. Đây là 2 loài cá ít xương, dễ chế biến, thơm, ngon. Cá lăng và Anh Vũ được bắt tại Tam Giang - ngã ba sông sông Hồng, sông Lô và sông Đà, TP Việt Trì (Phú Thọ).
Chả cá Lã Vọng đã đi vào đời sống của người dân Hà Nội.
Cá để làm chả phải lựa chọn con còn đang bơi. Công đoạn sơ chế ướp gia vị là quan trọng nhất để có chả cá ngon. Cá làm sạch, lọc thịt, thái miếng vuông hoặc chữ nhật, ướp với nước riềng, mẻ, nước mắm ngon, một chút mắm tôm, nghệ, hạt tiêu. Cá ướp từ 1 - 2 giờ đồng hồ, đưa vào vỉ nướng qua than hoa cho chín đều. Chuẩn bị ăn, các nhà hàng đặt chảo dầu sôi trên bếp trước mặt thực khách và trút cá vào đảo cùng hành hoa, thì là cắt khúc. Chả cá Lã Vọng ăn với bún, chấm cùng mắm tôm hoặc nước mắm ngon phan chanh, ớt, đường vừa đủ.
Bánh tôm Hồ Tây:
Đi dọc những con đường quanh Hồ Tây, hồ Trúc Bạch thực khách luôn bắt gặp hàng quán bán bánh tôm. Làm bánh tôm rất đơn giản, chỉ cần ướp gia vị vào tôm khoảng 15-20 phút cho ngấm. Bột năng, bột mì cho vào tô đánh với nước sề sệt tạo độ dẻo sệt. Khi chiên múc một môi bột đặt tôm vào giữa và cho vào chảo dầu đang sôi chiên cho tới khi vàng là được.
Các nhà hàng bánh tôm có ở rất nhiều khu vực Hồ Tây, Hà Nội.
Bánh tôm Hồ Tây được làm bằng tôm đánh bắt từ Hồ Tây vỏ mỏng, thịt chắc, có vị ngọt béo. Bột được chiên giòn ăn bùi, ngọt và ngậy, được ăn kèm với rau sống chấm nước mắm chua cay.Bánh tôm Hồ Tây ngon nhất khi bánh còn nóng hổi, vỏ tôm và bột giòn tan, thịt tôm ngọt. Bánh tôm được bán quanh năm. Ai đến với Hà Nội đều muốn thưởng thức món ăn đặc sản Hà Thành. Bánh tôm chiều lòng thực khách từ già tới trẻ bởi dễ ăn, giá cả cũng phải chăng.
Bánh tôm Hồ Tây tuy không quá đặc sắc, nhưng lại mang nét ẩm thực kết tinh từ lâu đời của người Hà Thành. Ai đến với Thủ đô Hà Nội đều muốn một lần thưởng thức bánh tôm gắn với địa chỉ Hồ Tây, giống như ăn kem ở phố Tràng Tiền mang đặc trưng riêng.Trong chương trình Điểm đến: Bánh tôm Hồ Tây đã lên sóng CNN, vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đến với các nước trên thế giới.
Món ăn từ cốm:
Cốm Làng Vòng : Nói đến cốm nhiều người đã nghĩ tới món ăn đặc sản bậc nhất của người Hà Nội là cốm Làng Vòng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. Cốm đã đi vào thơ ca, nhạc họa và đời sống của người dân Hà Thành.
Để có được hạt cốm xanh, dẻo, thơm, người Làng Vòng lựa chọn từ giống lúa, quá trình gieo cấy đúng thời vụ, đảm bảo an toàn thực phẩm, gặt đúng thời điểm lúa chín khi bấm vào hạt thóc còn chút sữa. Cốm làng vòng làm đúng theo phương pháp truyền thống rang, giã, sàng, sảy. Từ khi, gặt lúa đến khi thành hạt cốm thơm ngon đến tay người tiêu dùng là một quá trình kỳ công, tỷ mỉ. Hạt cốm làm theo phương pháp truyền thống không phẩm màu nhưng vẫn có màu xanh đẹp, dẻo, thơm.Cốm còn chế biến ra nhiều món ăn ngon chỉ có ở Hà Nội đó là: Chả cốm, xôi cốm, chè cốm, bánh cốm...
Bánh cốm Hàng Than : Cách đây hơn 150 năm (1865) - khi cụ tổ của dòng họ Nguyễn Duy mở cửa hàng bánh cốm đầu tiên ở phố Hàng Than. Bánh Cốm Hàng Than đã trở thành một đặc sản của Hà Nội. Bánh cốm được làm từ cốm Làng Vòng, đậu xanh, đường trắng thơm ngon đặc trưng.Bánh cốm Hàng Than không chỉ đơn thuần là một món ăn, nó còn được sử dụng trong lễ hỏi kết duyên cho đôi nam nữ thành vợ - thành chồng. Khác với các món ăn khác, cốm Làng Vòng và bánh cốm Hàng Than đã theo chân du khách đi mọi miền tổ quốc và vượt biên giới theo khách du lịch làm quà ở những miền đất xa xôi.
Những món ăn kể trên đã đi qua chiều dài lịch sử trong sự nghiệp xây dựng Thủ đô ngàn năm văn hiến. Những món ăn kể trên đã gắn liền tên địa danh Hà Nội. Với những thực khách từ phương xa tới, nhất là trong dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 diễn ra tại Hà Nội, mỗi món ăn không chỉ mang đến một cảm nhận mới mà còn cho thấy sự tinh tế, tinh hoa trong ẩm thực của người Hà Thành nói riêng và Việt Nam nói chung. Có những món ăn như cốm, bánh cốm còn theo chân du khách vượt qua biên giới đi về những miền đất xa xôi làm quà.
Hà Nội không chỉ có phở Nói đến ẩm thực Hà Nội người ta hay nhắc về phở. Nó như một món quà đặc biệt mà Hà Nội muốn dành cho du khách. Tuy nhiên, Hà Nội còn có nhiều món ngon khác, để khi đến Thủ đô, nhiều người phải luyến lưu... 1. Món bún chả Hà Nội là bún dùng với tô nước mắm chua ngọt luôn...