Bí quyết làm bánh gio ngon
Bánh gio, hay còn gọi bánh tro, là loại bánh truyền thống của người Việt. Từ những nguyên liệu đơn giản, bạn có thể làm món bánh này tại nhà.
Cũng như nhiều loại bánh truyền thống khác của làng quê Việt, bánh gio có thành phần chính là gạo nếp. Bánh có tên gọi là bánh tro vì nước dùng để ngâm gạo làm bánh và luộc bánh đều được lấy phần nước trong, lắng từ nước đốt tro (gio) của nhiều loại cây khác nhau. Dù không có nhân đậu, nhân thịt như những loại bánh khác nhưng bánh gio lại mang nét đặc trưng riêng, khi kết hợp với mật mía cho vị ngọt đậm đà. Dù làm từ gạo nếp nhưng vị bánh rất thanh mát, không gây cảm giác ngán hay đầy bụng cho người thưởng thức. Đặc biệt, sau khi luộc xong, bánh có màu vàng sóng sánh, không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt.
Món bánh gio thành phẩm có màu vàng hổ phách, trong vắt và gạo chín rền, cảm nhận được vị thanh mát khi thưởng thức – Ảnh minh hoạ
Chị Trần Việt Thanh (bếp Xanh, Hà Nội) chia sẻ, bí quyết để làm một chiếc bánh gio ngon, an toàn chính là công đoạn làm nước tro. Theo công thức của ông bà để lại, nguyên liệu để làm nước tro thường bao gồm lá, vỏ cây và rơm nếp phơi khô rồi đốt lấy tro. Tùy theo từng vùng, có thể sử dụng lá tầm gửi, vỏ bưởi, quả xoan, cây dền gai hay một số vỏ – quả cây thầu dầu, lá đậu, lá vừng… để đốt lấy tro làm bánh. Tuy chỉ có gạo nếp, nước tro, nước vôi trong, lá chuối hay lá dong để gói nhưng để làm bánh tro phải trải qua nhiều công đoạn công phu và tỉ mỉ, chiếc bánh mới mềm, mướt, dẻo thơm khi thưởng thức.
Nguyên liệu:
- 1kg gạo nếp
- 8g muối
Video đang HOT
- 30g bột tro (gồm các loại lá cây phơi khô, đốt và lọc mịn)
- Một chút nước vôi trong
- Lá chuối hoặc lá dong, lá tre…
- Lạt/dây buộc bánh.
Cách làm:
- Vo sạch gạo nếp, xóc đều với muối, ngâm gạo từ 4 đến 6 tiếng. Vo sạch, để ráo nước.
- Pha 30g bột tro vào 1,5 lít nước và nước vôi trong rồi khuấy đều cho tan để dung dịch có màu vàng hổ phách.
- Đổ gạo nếp vào nước tro ngâm 1 đêm. Không nên ngâm gạo quá lâu, dễ khiến bánh bị nồng.
- Dùng lá đã rửa sạch, lau khô, gói bánh thành hình dài hoặc hình tam giác.
- Rửa thật sạch nồi, xếp bánh vào luộc trong khoảng 3-5 giờ. Lưu ý, chế thêm nước vào nồi luộc bánh nếu nước cạn. Sau khi bánh chín, rửa sạch bánh dưới vòi nước lạnh, treo lên chỗ mát để thưởng thức dần.
- Thưởng thức bánh gio cùng mật mía. Bạn có thể tự làm mật mía bằng cách mua nước mía đã ép sẵn ngoài hàng, về đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy để nước bay hơi, còn lại lớp mật sánh quyện.
Món bánh gio thành phẩm có màu vàng hổ phách, trong vắt và gạo chín rền, cảm nhận được vị thanh mát khi thưởng thức. Bạn có thể làm với số lượng nhiều và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Đệ nhất cá nướng của người Pa Kôh
Tôi may mắn được một cô gái người Pa Kôh "trình diễn" các công đoạn của món A Choor - một loài cá suối đặc hữu ở vùng cao Trường Sơn nướng trong lá chuối xanh.
Nói may mắn là bởi phải nhờ người bản địa đi săn trong rừng sâu cả tuần lễ, cô gái 25 tuổi Lê Na Ra (trú tại xã Hồng Kim, huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế) mới kiếm đủ một đùm hơn hai chục con cá.
"Những ngày cận tết, trời A Lưới mưa, nước suối quê em lạnh lắm. Con A Choor chui vào hang đá sâu nên thấy đã khó, bắt được càng khó hơn. Người Pa Kôh như em, đôi khi chỉ thấy món A Choor nướng trong lá chuối vào dịp lễ hội mà thôi", Lê Na Ra mở đầu câu chuyện.
Món cá suối nướng trứ danh của đồng bào Pa Kôh HOÀNG SƠN
Công đoạn khó nhất là có nguyên liệu A Choor đã xong. Lê Na Ra nhanh nhảu chặt 3 ngọn lá chuối không già không non bên bìa rừng, rửa sạch rồi lau khô. Sau đó, cô trải 3 ngọn lá chồng lên nhau. Vừa làm cô vừa kể, A Choor là loài cá da trơn, đầu nhọn như mũi kim, thân mảnh mà dài; nhìn như cá chình suối nhưng chỉ to bằng ngón trỏ. Để nướng nguyên con thì người đầu bếp phải biết cách xử lý, nếu không sẽ có mùi tanh, rất khó ăn. Và cách mà Lê Na Ra chế biến cho tôi xem, là thêm rất nhiều củ kiệu vào cùng với cá. Cô giã nhuyễn ớt hiểm, tiêu, gừng rừng... rồi trộn đều lên. Để món ăn thêm đậm đà, cô cho thêm tí mắm cá suối được dầm cùng ớt.
Đến đây, cô đùm mớ lá, dùng dây là thân lá chuối buộc lại rồi cho lên bếp lửa. "Có vẻ như đơn giản phải không. Nhưng công đoạn nướng cá trong lá chuối giờ mới quan trọng. Đó là làm sao để cho cá chín trong suốt 2 giờ đồng hồ mới thật sự đúng vị. Ba ngọn lá tưởng là dày nhưng nếu quá nóng thì lá sẽ thành than, coi như hỏng món ăn. Còn nếu non lửa thì gia vị không chín để "đủ sức" lấn át mùi tanh", cô gái nở nụ cười. Suốt 2 giờ bên lò than, Lê Na Ra mắt chăm chú, trở lui trở tới gói lá. Đám than lụi, cô thổi khẽ để bùng lên vừa đủ...
Cô kể, A Choor được người Pa Kôh tìm săn vào những ngày hè, có khi mỗi đêm được cả cân. Còn về mùa mưa, phải thật sự cần có món ăn này để phục vụ dịp gì đặc biệt thì người Pa Kôh mới đi săn. "Có đêm, người ta chỉ kiếm được 3 - 4 con cá chứ không nhiều. Bởi vậy, nhiều người nói cá anh vũ mới quý nhưng em thấy không bằng con này", cô nói: "Thế mà khi nướng xiên, vì con cá quá bé nên thịt dính lại trên xiên tre rất phí. Sau đó, mọi người mới nghĩ ra nướng trong lá chuối để vừa giữ hương vị cá vừa đỡ mất thêm phần thịt".
Nói đoạn, Lê Na Ra nhanh tay lấy gói lá chuối khỏi bếp than. Cô cẩn thận tháo dây buộc, lớp lá chuối bung ra. Khói bốc lên nghi ngút. Mùi cá tươi được nướng chín quyện với mùi ớt, tiêu, gừng rừng xông vào mũi, thật khó diễn tả. Cô gái lấy một chén muối sống được giã với tiêu rừng và gừng sợi đưa cho tôi. Cảm giác của miếng đầu tiên là vị ngọt của cá tươi tứa ra. Nhai kỹ thêm một chút nữa lại thấy hương tiêu rừng xông lên, át hẳn mùi tanh của cá. Nhai miếng nữa vẫn vị ngon, dai của cá nhưng cổ họng bắt đầu nóng lên vì gia vị ăn kèm khá cay... Thấy tôi hít hà, Lê Na Ra cười: "Người Pa Kôh ở vùng cao, tiết trời lạnh nên thường ăn cay. Nếu không hợp thì không cần chấm thêm muối ớt".
Quả thật, cùng một món ăn nhưng thay đổi gia vị ăn kèm lại cho một vị giác khác biệt.
Để tìm hiểu A Choor là loài cá gì, tôi hỏi nhà nghiên cứu văn hóa Tà Ôi - Pa Kôh Trần Nguyễn Khánh Phong thì được biết, trong tiếng bản địa thì đó là loài cá lấu. Cá này sống trong các hang đá dưới những suối nước lạnh trong rừng sâu của vùng cao A Lưới nên thường rất khó kiếm. "Bởi vậy, A Choor ngon đặc biệt như đời sống của nó. A Choor quý hiếm nên anh được đãi, hẳn là khách quý đó", ông Phong nói.
Cách làm tré đặc sản độc đáo của Bình Định Tré là món ăn ngon đặc sản nổi tiếng của Bình Định. Từ tré, chúng ta có thể làm nhiều món gỏi trộn ngon. Hãy cùng vào bếp khám phá ngay công thức dễ làm nhưng lại cho ra lò món tré thật thơm ngon nhé! Nguyên liệu làm Tré Bình Định Tai heo 500 gram Thịt ba chỉ 300 gram Da heo...