Bí quyết khử mùi tanh của cá khi chế biến
Những mẹo nhỏ sau đây có thể sẽ giúp bạn nhanh chóng khử mùi tanh khi chế biến các món ăn từ cá.
1. Cho 1 ít muối vào cá khi sơ chế, ngâm vài phút sau đó làm sạch như bình thường.
Trước khi chế biến bạn nên ngâm vào nước muối vài phút sau đó làm sạch như bình thường.
2. Đối với cá chép, hai bên sườn cá có một sợi gân trắng tạo ra mùi tanh. Khi làm cá, bạn cắt sát mang một tí sẽ thấy đường gân đó lộ ra. Dùng tay lấy đường gân đó thì cá không còn mùi tanh nữa.
3. Dùng 1 trái chanh vắt lấy nước, ngâm cá khoảng vài phút sau đó làm sạch như bình thường. Cá sẽ sạch nhớt và không bị tanh. Tuy nhiên, nếu ngâm cá lâu, cá sẽ bị lột da.
Bạn có thể rửa cá bằng nước vo gạo cũng sẽ giảm mùi tanh.
Video đang HOT
4. Rửa cá vào nước vo gạo: Ngâm vào nước vo gạo trong 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo trước khi nấu.
5. Ngâm rửa với gừng: Gừng có tác dụng khử mùi hôi, tanh rất tốt vì thế bạn có thể dùng gừng để rửa cá, giúp cá hết mùi tanh, đảm bảo món ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.
6. Khi sơ chế các loại cá da trơn như basa, cá hú hoặc lươn, bạn nấu một ít nước nóng đổ vào con cá rồi cạo sạch nhớt. Đảm bảo cá rất sạch mà không còn mùi tanh
7. Trước khi kho, nấu hay rán cá có thể ướp thêm 2 thìa rượu trắng. Sau khi chế biến cá sẽ hết mùi tanh đồng thời có mùi vị thơm hơn.
Trước khi kho, nấu hay rán cá có thể ướp thêm 2 thìa rượu trắng.
8. Khi nấu, dùng gia vị có mùi thơm như tiêu, hành, ớt, gừng, rau răm, rau cần… để làm bớt mùi tanh. Nhưng lưu ý, riêng với gừng, không nên cho gừng sống vào cùng thời điểm với cá vì thịt cá sau khi bị nóng, lượng protein ở trong nước của con cá sẽ chảy ra cản trở tác dụng của gừng khử mùi tanh. Vì vậy, sau khi cho mỡ nên cho cá vào trước, chờ cho cá nóng lên, sau khi chất protein ngưng kết tủa mới nên cho gừng sống vào. Lúc này, gừng sống mới có thể phát huy đầy đủ tác dụng khử mùi tanh.
9. Dùng những chất chua như khế, chanh, mẻ, giấm, me… nấu với cá sẽ làm bớt hoặc hết mùi tanh.
10. Trước khi rán, bạn cho cá vào ngâm cùng một ít sữa bò, như vậy sẽ làm cá hết mùi tanh và tăng thêm độ tươi.
Bí quyết rán cá, rán trăm lần đều vàng giòn, không rách da, sát chảo
Cách sử dụng chảo và dầu ăn như thế nào cũng quyết định cho việc rán cá có vàng giòn, bị rách da hoặc sát chảo hay không.
Cá rán là món ăn quen thuộc và ngon miệng của nhiều người. Những ngày mát trời, thậm chí có nắng nóng thì cá rán vẫn luôn là món ăn được lựa chọn nhiều. Quan trọng là phần thịt cá giòn ngọt, chấm với nước mắm tỏi, ớt, gừng chua cay rất hấp dẫn.
Tuy quen thuộc là thế nhưng nhiều người vẫn gặp lỗi khi rán cá như cá bị căng nứt da, sát chảo, bị cháy... điều này khiến một số chị em ngại làm. Tuy nhiên đầu bếp đã chỉ ra rằng, khi rán cá, đừng quên những bước này, đảm bảo thành phẩm sẽ vô cùng hoàn hảo.
Trước tiên, mổ sạch, bỏ mang, cạo bỏ màng đen và rửa sạch cá hoàn toàn. Dùng dao khứa 2-3 đường hai bên thân cá để khi rán, da cá không bị căng lên và nứt nẻ.
Sau đó dùng khăn giấy thấm khô cá. Mục đích là để cá không gây ra bắn dầu khi chiên.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, khi dầu ăn nóng, bạn có thể xoay chảo để dầu ăn láng khắp chảo, cách này giúp cho cá không bị dính vào chảo khi rán.
Khi dầu nóng già, bốc khói thì đổ dầu ra. Thêm dầu lạnh mới vào chảo để chuẩn bị rán cá. Bất kể loại chảo nào được dùng để rán cá thì với phương pháp làm nóng chảo với dầu kiểu này là bước quan trọng để cá không sát chảo và nứt vỡ da. Sau khi nhiệt độ dầu nóng đến 30%, cho cá đã chuẩn bị vào chảo và rán trên lửa nhỏ.
Lưu ý, khi rán cá, nhiệt độ dầu không được quá cao. Nếu nhiệt độ dầu quá cao, da cá sẽ bị nứt. Ngoài ra, khi chiên, thỉnh thoảng nên lắc chảo để cá không bị dính chảo.
Vài bí quyết nhỏ cho 5 món canh ngon Trong mâm cơm của gia đình Việt luôn có một món canh. Vậy làm cách nào để món canh ngon và phù hợp với các món ăn trong bữa cơm? Khổ qua Những thức ăn nấu bằng khổ qua, không nên ăn cùng các món có vị chua. Trong mâm cơm có canh khổ qua thì bạn đừng có đĩa dưa chua. Và...