Bí quyết hạn chế mồ hôi ra quá nhiều
Ra mồ hôi giúp cho cơ thể điều hòa thân nhiệt trong môi trường nóng, làm việc nặng, tập thể dục… Tuy nhiên, mồ hôi ra nhiều quá mức có thể khiến cho bạn khó chịu và gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh tăng tiết mồ hôi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý, sinh hoạt…người bệnh như: luôn cảm thấy mệt mỏi, khát do cơ thể bị mất nước, cảm giác hồi hộp, lo âu, gây mất vệ sinh cá nhân… Đây là môi trường cho một số loại vi khuẩn có hại hoạt động gây nên các biến chứng như viêm da, bong da… và khiến khó khăn trong thao tác công việc, chơi thể thao, điều khiển ô tô, xe máy, hạn chế giao tiếp xã hội.
Vì sao mồ hôi ra quá nhiều?
Trên cơ thể con người có đến 4 triệu tuyến mồ hôi, trong đó khoảng 3 triệu tuyến mồ hôi ngoại tiết được tập trung chủ yếu ở lòng bàn chân, trán, nách, lòng bàn tay và gò má. Các tuyến mồ hôi này được chi phối bởi sợi cholinergic của thần kinh giao cảm. Do đó, khi hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh thì lượng mồ hôi theo đó cung được tiết ra nhiều hơn.
Nguyên nhân tăng tiết mồ hôi
Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi như do cảm xúc, do vị giác, có thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt quá liều… Mồ hôi ra nhiều quá mức có thể do cơ thể đang thiếu hay mắc bệnh gì đó.
Ngoài ra, mồ hôi tiết ra nhiều hơn khi cơ thể ở trong các trạng thái như: xúc động mạnh, ốm sốt hoặc uống rượu, ăn đồ ăn có quá nhiều vị cay, tập luyện thể thao.
Ảnh minh họa.
Các vị trí mồ hôi ra nhiều
Mồ hôi tay: Tăng tiết mồ hôi quá mức ở bàn tay không những gây hạn chế trong chọn lựa nghề nghiệp mà còn khiến bệnh nhân ngại tiếp xúc với người khác. Thêm vào đó, ra mồ hôi quá nhiều khiến bàn tay lạnh, xanh tái,…
Video đang HOT
Mồ hôi nách: Đây còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến nách nặng mùi nên dễ gây cho bệnh nhân những ức chế về tâm lý.
Mồ hôi ở đầu và mặt: Mồ hôi xuất hiện thường đi kèm triệu chứng đỏ rần ở mặt khiến bệnh nhân có cảm giác bối rối và tự ti.
Cách hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi
Theo các chuyên gia, để hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi, cần tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Một số biện pháp dưới đây có thể giúp hạn chế tình trạng ra mồ hôi quá nhiều:
- Uống nhiều nước để luôn đảm bảo lượng nước lý tưởng cho cơ thể. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, việc điều hòa nhiệt độ cơ thể sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhờ đó mồ hôi sẽ tiết ra ít hơn.
- Bổ sung các thực phẩm giầu canxi sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và ít tiết mồ hôi hơn. Các thực phẩm giầu canxi như sữa chua béo, phomat, quả hạnh, đậu bỏ lò, và các loại sữa giầu canxi.
- Rau quả chứa nhiều nước nên việc bổ sung rau quả sẽ giúp cơ thể luôn đủ nước, hệ tiêu hóa vận hành tốt. Nho, nước ép nho, và nước ép cà chua và những loại rau quả nhiều nước khác là những “phương thuốc” thiên nhiên rất hữu hiệu chống lại chứng tiết mồ hôi quá mức của cơ thể.
- Dầu ô liu. Khi cơ thể phải hoạt động càng mạnh để tiêu hóa thức ăn thì lượng mồ hôi sẽ tiết ra càng nhiều hơn. Dầu oliu không chỉ giúp giảm tiết mồ hôi và còn rất tốt cho huyết áp và lượng cholesterol trong máu. Dầu oliu có hương vị rất thơm ngon và có thể thay thế cho dầu thực vật trong hầu hết các món ăn.
- Vitamin B giúp cơ thẻ hoạt động hiệu quả và có đủ năng lượng thực hiện những quá trình quan trọng như trao đổi chất và truyền tín hiệu qua hệ thần kinh. Nếu thiếu vitamin B cơ thể sẽ phải hoạt động vất vả hơn và vì thế tiết nhiều mồ hôi hơn. Một số thực phẩm giàu vitamin B có thể kể đến như: ngũ cốc chưa qua tinh chế, protein có trong cá, trứng, các loại đậu, thịt và rau quả như quả bơ, khoai lang, cà rốt, đỗ.
- Hạn chế thực ăn cay (hành tây, ớt, tỏi, rượu…): Thực phẩm cay khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Thực phẩm nhiều dầu và chất béo cũng không giúp được gì vì chúng làm cơ thể giải phóng độc tố và chất thải đi qua mồ hôi, khiến mùi mồ hôi thêm tệ hơn. Uống cà phê hay thực phẩm có chứa nhiều caffeine cũng làm tăng quá trình đổ mồ hôi của cơ thể. Do vậy cần phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và nhiều vitamin sẽ giúp kiểm soát lượng mồ hôi.
- Đảm bảo vệ sinh: Để đánh bay mùi hôi khó chịu ấy, cách đơn giản nhất là hãy giữ gì vệ sinh sạch sẽ. Sau khi tập thể dục với cường độ cao hay từ ngoài đường về, đợi mồ hôi ráo, hãy vào phòng tắm để gội rửa những cặn bã trên người. Nên dùng những loại xà phòng trung tính hoặc xà phòng diệt khuẩn.
Để hạn chế mồ hôi nên chọn cho mình những loại quần áo mỏng, các loại vải nhẹ thoáng như cotton hay quần áo thể thao sẽ giúp mồ hôi dễ bay hơi hơn. Thay quần áo thường xuyên cũng là cách hạn chế mùi hôi khó chịu.
Một số phương pháp phổ để điều trị cho người ra mồ hôi quá nhiều như dùng thuốc dạng bột để bôi lên phần ra nhiều mồ hôi, liệu pháp ion, tiêm dưới da botox, tiêm nước nóng tiêu diệt hạch thần kinh giao cảm … Tuy nhiên những biện pháp này thường chỉ tác dụng tạm thời sau đó bệnh có thể tái phát. Phẫu thuật thần kinh giao cảm có thể đem lại hiệu quả tốt nhưng một số người có thể gặp phải biến chứng sau phẫu thuật như cảm giác khô rát ở ngực, 2 tay, tiết mồ hôi bù trừ…
Theo Vnmedia
Cẩn trọng: Viêm nhiễm phụ khoa vì quần độn mông
Hiện nay nhiều chị em phụ nữ thích diện quần độn mông để có được thân hình gợi cảm. Tuy nhiên bạn có thể bị viêm nhiễm phụ khoa vì nó.
Giải pháp của những chị em sở hữu vòng ba khiêm tốn
Chị Vũ Thị Trang trú tại Nguyễn Khang, Hà Nội than thở, chị Trang công tác ở cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước yêu cầu chị em phải ăn mặc quần, áo sơ mi đóng thùng. Chị Trang có chiều cao 1,64 mét, cân nặng 52 kg, trông thoảng qua các thông số có vẻ rất cân đối. Tuy nhiên, chị Trang thừa nhận "thân hình chữ V của mình". Chị Trang kể mình chỉ to nửa thân trên còn chân và mông nhỏ. Chuyện mông nhỏ khiến chị khốn khổ.
Chị than thở: "Mặc quần vải, hơi rộng đi làm nhìn cứ như cái tăm cắm củ khoai, quần dúm dó". Chị Trang ngại đi lại nhiều vì nhược điểm đó. Tuy nhiên sang mùa hè năm nay, chị tìm được cứu cánh cho mình là chiếc quần độn mông.
Mỗi lần mặc quần độn mông, chị thấy vòng ba của mình cải tiến thêm được vài size, nhìn mông nở, tròn căng hẳn ra. Niềm vui chưa được bao lâu, đến tuần trước, chị Trang cảm nhận rõ khu vực vòng ba của mình có vấn đề.
Mỗi lần mặc chiếc quần dày cộp, đi làm về chị thấy vòng ba ngứa râm ran. Cảm giác ngứa ngày càng ăn sâu vào khu vực nhạy cảm. Ngứa nhiều, khi đi ngủ chị gãi cho sứt cả da để thỏa cơn ngứa. "Cô bé" cũng ăn vạ ngứa ngáy theo.
Chị Trang đi khám, bác sĩ cho biết bị viêm da phải sử dụng kháng sinh và kem bôi mông. Một tuần nay, chị đoạn tuyệt với hai chiếc quần độn mông mới đặt mua của mình.
Trường hợp của chị Nguyễn Thu Hoài cũng tương tự. Hoài làm y tá cho phòng khám tư nhân. Cô phải mặc đồng phục blue. Thân hình nhỏ, vòng ba hình vuông nên Hoài luôn ao ước có được vòng ba nẩy nở để mặc quần cho đẹp. Nhìn đồng nghiệp mặc đồng phục, Hoài luôn thèm. Hoài mua mấy chiếc quần độn mông vừa size về mặc. Mùa hè năm ngoái, cô mặc an toàn nhưng sang đến năm nay, Hoài không hiểu vì sao cô mặc vào là bị ngứa ngáy khu vực tam giác vàng.
Hoài khám, bác sĩ cho biết cô bị viêm phần phụ và khuyên cô nên từ bỏ chiếc quần độn mông. Hoài kể "năm ngoái em làm ở phòng lạnh nên ít toát mồ hôi. Bước sang năm nay, em làm công tác đón tiếp bệnh nhân ở sảnh tầng 1, nóng nực mồ hôi tuôn nhiều, ướt cả chiếc quần độn mông. Có lẽ ra mồ hôi nhiều nên dẫn đến ngứa ngáy, viêm nhiễm".
Viêm nhiễm phụ khoa vì quần độn mông
Chị Nguyễn Thị Mai trú tại Thanh Xuân, Hà Nội cũng khốn khổ vì quần độn mông. Chị Mai kể vòng ba khiêm tốn, khổ vì dáng mình mỏng, ngực thưa. Vòng 1 đã được chị dùng áo nâng ngực nên tạm ổn. Còn vòng ba, chị phải thường xuyên sử dụng các loại quần độn mông để tăng kích cỡ lên. Mỗi lần có thêm chiếc quần độn mông, chị Mai tự tin hơn khi diện váy hay quần suông.
Chị Mai kể "Nhiều lần ông xã trêu đùa hàng giả này chỉ trưng ở ngoài, dù mình ngại nhưng thấy đẹp hơn nên chỉ cười cho vui". Tuy nhiên, thời gian gần đây, chị Mai thấy vùng kín nhiều khí hư, hôi, ngứa rát. Chị đi khám, bác sĩ bảo không mặc quần độn mông nữa sẽ hết và chị kiểm tra thì đúng như thế.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y khoa 178 Thái Hà cho biết, hiện nay có khá nhiều chị em chọn quần độn mông như một giải pháp hữu hiệu nhất để làm đẹp vòng 3. Bản thân chiếc quần độn này không có lỗi nhưng rất nhiều người mặc không đúng cách dẫn đến bị viêm da vùng mông, nhất là lại mặc trong những ngày nóng, nhiều mồ hôi. Nếu mặc quần quá chật, quá bí trong thời gian quá dài thì người mặc rất dễ bị mẩn ngứa.
Đối với khu vực nhạy cảm, mùa nóng, môi trường âm đạo bị ẩm, mồ hôi ra không được hút sẽ khiến vi khuẩn hoạt động rất mạnh gây nấm ngứa.
Có những chị em mặc dù bác sĩ dặn nên bỏ hẳn quần độn mông nhưng vì thẩm mỹ nên cố mặc và liên tục bị viêm nhiễm phụ khoa.
Bác sĩ Dung khuyên chị em phụ nữ không nên lạm dụng. Chỉ dùng quần độn mông khi nào thật cần thiết để tăng phần gợi cảm. Còn việc mặc quá lâu, trong thời gian dài chiếc quần ôm sát này cũng dễ gây viêm da và gây hậu quả khó lường.
Theo infonet
Nguyên nhân quan trọng gây rối loạn cương Tức giận, quá chén, tăng cân, thiếu tự tin về cơ thể... đều có thể khiến bạn không điều khiển được sự lên - xuống của "cậu nhỏ". Dưới đây là những lý do thường gặp khiến nam giới rối loạn chức năng cương cứng. Trầm cảm Não bộ là khu vực nhạy kích thích tình dục thường bị bỏ qua. Hưng phấn...