Bí quyết giúp vợ chồng ngừng lục đục khi có con
Theo giới chuyên gia, việc có con sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc sống của bạn.
Độc lạ Hà Nam: Cô dâu tươi như hoa nhìn dàn người yêu cũ lên sân khấu ôm tạm biệt chú rể Độc lạ hẹn hò: Trai đẹp mời bạn gái ăn hải sản rồi 1 tuần sau yêu cầu cô thanh toán hóa đơn tiền điện nhà anh ta Độc lạ hẹn hò: 2 cặp song sinh yêu nhau và tiết lộ cách để họ không bị ôm hôn nhầm Đám cưới độc lạ của 2 cô dâu “chơi lớn” khiến khách mời nghe ý tưởng đã thấy “dị”
Những thay đổi tinh tế, chẳng hạn như mối quan hệ và thói quen của bạn đều có thể dẫn đến những điểm xung đột nghiêm trọng giữa bạn và đối tác.
Thậm chí có những lúc bạn nhận ra rằng mình không thể ngừng tranh cãi. Lục đục giữa hai vợ chồng không chỉ gây thêm căng thẳng trong bầu không khí vốn đã căng thẳng mà còn có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ.
Không có cách nào đảm bảo vợ chồng ngừng tranh cãi nhưng nếu bạn đang tìm cách xoa dịu tình hình, bạn có thể tham khảo một số gợi ý về cách trò chuyện hiệu quả dưới đây.
Quan sát chu kỳ tranh cãi trong mối quan hệ
Bạn có thể nhận ra tính chu kỳ của bất kỳ cuộc tranh cãi nào trong mối quan hệ mà bạn từng trải qua. Ví dụ, có một cuộc tranh cãi gay gắt, căng thẳng, trong đó bạn mất hết kiểm soát, sau đó vài giờ hoặc vài ngày là sự hòa giải.
Bạn có thể thấy mình đang tranh cãi về những điều lặp đi lặp lại nhưng khoảng thời gian giữa chúng ngày càng ngắn hơn. Khi điều này xảy ra, bạn đang tạo thêm một vết nứt khác cho mối quan hệ của mình.
Đây không phải là cách lành mạnh để giải quyết xung đột. Các cặp đôi vướng vào chu kỳ này sẽ khó ngừng tranh cãi trừ khi họ đối mặt với những vấn đề sâu sắc hơn.
Lý do các cặp vợ chồng cãi nhau khi có con
Có rất nhiều thay đổi khi một đứa trẻ ra đời. Cả cha và mẹ đều có thể bị thiếu ngủ, thay đổi trách nhiệm, lo lắng về tài chính.
Sự thay đổi này là hoàn toàn tự nhiên – cha/mẹ (thường là mẹ) sẽ phải nghỉ việc để chăm sóc con. Vấn đề nằm ở những thay đổi xảy ra sau đó. Cả cha và mẹ đều có cảm giác bị tổn thương vì họ đều cảm thấy mình đang nỗ lực quá nhiều để chu cấp cho gia đình.
Có lẽ sự mệt mỏi, chán nản ngày càng chồng chất vì các cặp đôi quên nói chuyện với nhau. Hoặc khi họ làm vậy, các cuộc trò chuyện sẽ trở thành những cuộc tranh cãi và khó tránh nói ra những điều gây tổn thương.
Có rất nhiều định kiến được hình thành trước khi một đứa trẻ bước vào cuộc đời bạn. Ví dụ một người tin rằng người kia nên làm việc chăm chỉ hơn, làm nhiều việc nhà hơn hoặc cảm thấy bực bội vì con cái được chú ý nhiều hơn họ.
Sự oán giận ngày càng tăng sẽ khó tránh khỏi những tranh cãi. Và có một mối nguy hiểm thực sự là nó cũng ảnh hưởng đến đứa trẻ.
Video đang HOT
Điều quan trọng là bạn phải tập trung giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh giữa bạn và đối tác để giúp hàn gắn mối quan hệ gia đình.
Tranh cãi với đối tác của bạn mỗi ngày, dù nhỏ, thì cũng không phải là một thói quen lành mạnh và điều này gợi ý rằng bạn bạn có những vấn đề tiềm ẩn cần được giải quyết.
Có nhiều cách thú vị để giữ cho mối quan hệ bền chặt và hạnh phúc, nhưng nếu bạn đang muốn ngăn chặn những cuộc tranh cãi nhỏ trở thành những cuộc cãi vã lớn hơn, hãy lưu ý những chiến lược cụ thể giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp với đối tác của mình.
Tranh luận hiệu quả
Có lẽ sự mệt mỏi, chán nản ngày càng chồng chất vì các cặp đôi quên nói chuyện với nhau. (Ảnh: ITN).
Những bất đồng có thể sẽ luôn xảy ra và bạn rất dễ bị cuốn theo lúc nóng nảy. Tuy nhiên, các lập luận có thể được thực hiện một cách xây dựng và lành mạnh.
Đừng biến mọi bất đồng thành một cuộc tranh cãi. Thay vào đó, khi tranh luận, đừng nhắc lại những sai lầm trong quá khứ mà chỉ tranh luận về chủ đề hiện tại.
Tránh những bình luận gây tổn thương. Giữ các lập luận thực tế.
Luyện tập lắng nghe tích cực. Hãy chắc chắn rằng bạn đang bám sát chủ đề để có thể phản hồi một cách thích hợp.
Đừng đổ lỗi cho hành vi của đối tác, thay vào đó hãy dựa vào kinh nghiệm của chính bạn. Điều này sẽ giúp ngăn chặn đối phương phản ứng phòng thủ.
Nếu bạn cảm thấy có nguy cơ bùng nổ, hãy tạm dừng và nghỉ ngơi.
Luyện tập sự đồng cảm, điều này sẽ giúp bạn hiểu được quan điểm của đối tác.
Một cuộc tranh luận nên hướng tới việc tìm kiếm sự thỏa hiệp. Đừng cố tỏ ra mình luôn là người đúng. Thay vào đó, bạn cần tìm nền tảng trung gian.
Nếu bạn đã đến mức nghĩ rằng mọi điều nhỏ nhặt đều khiến bạn phải đấu tranh thì gần như chắc chắn bạn đang gặp một vấn đề nghiêm trọng, thậm chí cần đến gặp bác sĩ trị liệu để được trợ giúp chuyên nghiệp.
Thực hành kỹ thuật “tạm dừng”
Kỹ thuật này thường được áp dụng nhằm ngăn chặn sự leo thang trong một cuộc tranh cãi. Khi bạn cảm thấy mình bắt đầu tức giận, hãy nhấn nút tạm dừng ảo và đưa mình đến một không gian yên tĩnh ẩn dụ.
Theo chuyên gia, hiểu được nguyên nhân gây ra sự tức giận của bạn là chìa khóa để giải quyết nó.
Thay vì quay lại cuộc tranh cãi, hãy dành một chút thời gian, hít thở và cân nhắc xem bạn thực sự muốn nói gì. Chỉ nên quay lại cuộc thảo luận khi bạn kiểm soát được cảm xúc của mình và đã bình tĩnh lại.
Thực hiện theo các bước kể trên có thể khó khăn – đặc biệt là trong thời điểm nóng nảy – nhưng nếu cả hai bạn đồng ý tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ, thì việc bỏ qua cái tôi quá lớn của mình sẽ giúp giải quyết xung đột.
Nếu đối tác chưa thể bình tĩnh và muốn nói chuyện sau, hãy cố gắng thừa nhận cảm xúc của họ. Cho họ biết rằng bạn chỉ tạm dừng để có một cuộc trò chuyện mang tính xây dựng hơn chứ không phải vì bạn đang né tránh.
Vội vã ra ngoài trong đêm, chồng tôi thú nhận điều giấu kín khi trở về
Sau khi chồng trở về, tôi và anh có cuộc tranh cãi nảy lửa. Tôi không chấp nhận san sẻ sự quan tâm của anh với người phụ nữ khác.
Người ta thường nói "tình cũ không rủ cũng tới" khiến các bà vợ lo lắng. Tuy nhiên, tôi ít khi để ý đến mối quan hệ của chồng với bạn gái cũ.
Tôi tin ai cũng có cuộc sống riêng và bận rộn với con cái nên không bận tâm đến chuyện tình cảm đã trôi vào dĩ vãng.
Cách đây vài ngày, sau khi con trai học bài xong, vợ chồng tôi đang nói chuyện vui vẻ, tiếng chuông điện thoại vang lên.
Liếc nhìn màn hình, tôi thấy số lạ. Sau khi nghe xong cuộc gọi, chồng tôi vội vã mặc quần áo cầm theo chìa khóa xe. Tôi gặng hỏi lý do nhưng anh chạy ra thang máy rất nhanh, hứa sẽ kể mọi chuyện khi trở về.
Tôi bất an khi thấy chồng quá lo lắng cho chuyện của bạn gái cũ (Ảnh minh họa: IT).
Vì sợ có chuyện chẳng lành, tôi liên tục gọi điện thoại cho chồng nhưng anh không nghe máy. Sau khi con trai đi ngủ, tôi ngồi ở phòng khách chờ chồng về. Mãi đến 2h sáng, anh mới gõ cửa. Tôi thở phào như trút bỏ hết những nỗi lo lắng, bất an trong lòng.
Anh kể, người gọi điện là bạn gái cũ. Tôi biết cô ấy nhưng chưa bao giờ nói chuyện. Chúng tôi chỉ gặp gỡ vài lần trong những cuộc tụ tập bạn bè cấp 3 của chồng.
Sở dĩ, chồng tôi vội vàng đi ngay do con trai của bạn gái cũ bị tai nạn trên đường đi học thêm về. Là mẹ đơn thân, cô ấy cần một người bên cạnh hỗ trợ.
Khi biết chuyện xảy ra với bạn gái cũ, chồng tôi không thể không giúp. Thực lòng, hỗ trợ người khác lúc khó khăn là điều nên làm, nhưng tôi không hài lòng.
Nếu đó là một người đồng nghiệp hay bạn bè cùng lớp, mọi chuyện sẽ khác. Trong trường hợp này, người nhờ cậy là bạn gái cũ của chồng nên tôi không thích.
Với cách suy nghĩ này, mọi người sẽ đánh giá tôi ích kỷ. Thế nhưng, rõ ràng việc sẻ chia tình cảm, sự quan tâm của chồng với người khác là điều mà các bà vợ không bao giờ chấp nhận.
Tôi có ý ghen tuông, trách móc vì sự vội vã quá mức cần thiết của chồng. Tôi đặt câu hỏi vì sao cô ấy nghĩ tới chồng mình đầu tiên mà không phải là người khác? Đồng nghiệp, anh em họ hàng hay bạn bè ở đâu? Chẳng nhẽ cô ấy không có ai khác ngoài chồng tôi để kết bạn trong cuộc sống hàng ngày?
Những câu hỏi dồn dập khiến chồng tôi có vẻ "nóng mặt". Anh quát tôi và đánh giá vợ "lòng dạ hẹp hòi".
Anh bảo trong lúc xảy ra sự việc, bạn gái cũ phải một mình ôm con trong bệnh viện, lo lắng trăm bề. Mọi chuyện không đến mức phức tạp như tôi đang nghĩ.
Tôi bóng gió nghi ngờ chồng và bạn gái cũ vẫn còn tình cảm. Chồng lắc đầu ngao ngán, không muốn tiếp tục cuộc nói chuyện do chẳng có lời nào để giải thích cho lối ghen tuông vô căn cứ.
Tôi bày tỏ, chưa bao giờ thấy chồng vội vã như vậy khi vợ, con cần sự giúp đỡ. Chồng không những không xoa dịu mà còn thừa nhận, suốt bao nhiêu năm qua, tình cảm đã là chuyện của quá khứ.
Thế nhưng, hình bóng ai đó vẫn luôn tồn tại, chỉ mất trí mới có thể xóa sạch những chuyện thuộc về ký ức. Đó là điều mà anh giữ trong lòng, không bao giờ muốn nói ra.
Anh thừa nhận, bản thân phải có chút trách nhiệm hỗ trợ vì trước đây đã bỏ rơi bạn gái cũ để đến với tôi. Thêm nữa, ngoài chuyện yêu đương trong quá khứ, chồng tôi xem cô ấy như một người bạn. Trong cuộc sống, bạn bè giúp nhau chẳng có gì sai.
Tôi không đồng tình và đề nghị anh xem xét lại quan điểm đối với bạn gái cũ. Tôi bỏ qua lần này nhưng không đồng ý với cách hành xử như vậy thêm lần nào nữa.
Tôi sợ rằng, khi cô ấy nhờ được một lần sẽ có những lần sau. Không ai nói trước được, liệu từ vài sự việc như vậy, hai người có thể nảy sinh tình cảm trở lại.
Chồng tôi chê vợ ích kỷ, để ghen tuông lấn át lý trí. Tôi chấp nhận mang tiếng ích kỷ, quyết không san sẻ tình cảm của chồng với người phụ nữ khác.
5 bí quyết hôn nhân dễ dàng thổi bùng ngọn lửa tình yêu Tình cảm vợ chồng rất dễ bị nguội lạnh nếu như người trong cuộc không vun đắp. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc là mục tiêu của rất nhiều người. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng muốn thực hiện được điều ấy thật sự không hề đơn giản. Làm thế nào để vợ chồng gắn bó, làm thế nào để cả hai...