Bí quyết giúp nước mắm Cửa Khe giá cao vẫn bán số lượng “khủng”?
“Nhất mắm Cửa Khe. Nhì chè An Phú”, đây là câu ca mà người dân xứ Quảng thường nhắc tới khi nói về làng nghề nước mắm Cửa Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình ( Quảng Nam). Trải qua bao nhiêu thăng trầm, người dân nơi đây vẫn ngày đêm sống khá với nghề sản xuất nước mắm truyền thống.
Thương hiệu nước mắm hơn 100 năm tuổi
Ông Nguyễn Thanh Hải – Trưởng Ban quản lý Làng nghề nước mắm Cửa Khe cho biết, nghề làm nước mắm ở đây đã có từ thuở cha ông đến khai hoang lập ấp, gắn với nghề đi biển. Làng nghề này đã phát triển qua hơn 100 năm và đang ngày càng phát triển mạnh.
Qua nhiều biến cố của lịch sử, người dân Cửa Khe vẫn giữ gìn làng nghề nước mắm truyền thống.
“Hiện nay, Cửa Khe có 65 hộ làm nghề chế biến nước mắm. Ban quản lý làng nghề nước mắm Cửa Khe được thành lập từ năm 2011, đến nay thu hút 11 cơ sở sản xuất lớn tham gia. Nhiều hộ nhờ sản xuất nước mắm mà đã vươn lên làm giàu. Tiêu biểu phải kể đến hộ bà Lê Thị Lợi, Trương Thị Bường, Nguyễn Thị Tám,…” – ông Hải cho hay.
Nguồn nguyên liệu nước mắm Cửa Khe là loại cá cơm than do ngư dân đánh bắt quanh khu vực đảo Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.
Mỗi năm, làng nghề cung cấp cho thị trường hàng trăm nghìn lít nước mắm nguyên chất. Những chai nước mắm mang thương hiệu Cửa Khe đã bước đầu có mặt trong các siêu thị, với giá bán 50.000 đồng/lít. Hiện nay, nước mắm Cửa Khe đã được Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Nghề truyền thống Cửa Khe giải quyết một lượng lớn lao động cho địa phương.
Video đang HOT
Giá cao, nhưng “hút khách”
Ông Hải cho biết thêm, các hộ dân sản xuất nước mắm đã được tập huấn về quy trình sản xuất nước mắm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được đi thăm quan những làng nghề nước mắm ở Phú Quốc, Phan Thiết. Nguồn nguyên liệu cá cơm được các cơ sở thu mua là loại cá cơm than do ngư dân đánh bắt quanh khu vực đảo Cù Lao Chàm, Hội An. Những con cá cơm ở đây có chất lượng thịt tốt vì cá thường ăn các loại phù du từ sông Thu Bồn đổ ra khu vực cửa biển. Chính điều này góp phần tạo ra hương vị thơm ngon nức tiếng của nước mắm Cửa Khe.
Với hương vị mặn mòi, thơm ngon, tinh khiết, giàu đạm,…, nước mắm Cửa Khe đã được người tiêu dùng nồng nhiệt đón nhận.
Bà Lê Thị Lợi – Chủ cơ sở nước mắm Bà Lợi (ở thôn 6, làng nước mắm Cửa Khe) nói: “Tham gia vào làng nghề đã giúp cho các hoạt động kinh doanh, tiếp thị sản phẩm được thuận lợi hơn trước rất nhiều. Mặc dù, giá nước mắm của làng nghề cao hơn so với các loại nước mắm khác nhưng khách hàng rất ưa chuộng, nhiều khi không có đủ để cung cấp. Hiện tại, cơ sở sản xuất nước mắm của gia đình tôi có 4 lao động thường xuyên. Mỗi năm, cơ sở sản xuất và cho ra lò khoảng hơn 7.000 lít/năm, doanh thu khoảng 350 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi khoảng 150 triệu đồng/năm”.
Nước mắm Cửa Khe đang được chính quyền địa phương xây dựng thành sản phẩm đặc trưng xứ Quảng.
“Với hương vị mặn mòi, thơm ngon, tinh khiết, giàu đạm,…, nước mắm Cửa Khe đã được người tiêu dùng nồng nhiệt đón nhận và đã có mặt ở nhiều siêu thị như Co.opMart Tam Kỳ, Big C Đà Nẵng và một số tỉnh thành trong cả nước. Hiện địa phương đang tiếp tiếp tục duy trì và xây dựng thương hiệu làng nghề nước mắm Cửa Khe thành sản phẩm đặc trưng xứ Quảng”, ông Phan Thanh Vân – Chủ tịch UBND xã Bình Dương nhấn mạnh.
Theo Danviet
Quảng Nam: Cả làng khấm khá nhờ "Sống trong cát trắng như là tuyết rơi"
Người dân làng Hưng Mỹ (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đang "sống tốt, sống khỏe" nhờ có hướng đi đúng đắn-Đó là trồng rau sạch trên nền cát trắng nắng chang chang.
Gần như cả làng sống nhờ rau
Ca dao địa phương có câu "Quê hương Hưng Mỹ bao la/Sống trong cát trắng như là tuyết rơi". Người dân vùng quê khắc nghiệt này đã biến những trảng cát trắng thành vựa rau trù phú của tỉnh Quảng Nam.
Vựa rau trù phú Hưng Mỹ. Ảnh: Đoàn Hồng
Ông Trần Văn Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Triều cho biết, làng Hưng Mỹ có 800 hộ dân thì đã có 293 hộ tham gia trồng rau, với hơn 60ha. Trong đó, 10ha sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, gồm các loại rau chính như: cải bẹ, xà lách, rau muống, ngò rí, cần tây, tần ô,... Nhờ sản xuất rau sạch mà nhiều hộ vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống. Điển hình phải kể đến hộ ông Trương Công Anh, Trương Công Nguyệt, Trần Thị Thu, Lê Đình Hơn,... Thu nhập của các hộ này đều từ 120 - 150 triệu đồng/năm.
Đường vào làng nghề truyền thống trồng rau Hưng Mỹ. Ảnh: Trần Hậu
Ông Lê Đình Hơn (64 tuổi, ở thôn Hưng Mỹ) chia sẻ: "Tiếp nối truyền thống của ông cha, thế hệ con cháu chúng tôi quyết tâm giữ gìn truyền thống trồng rau sạch của làng Hưng Mỹ. Bởi rau sạch Hưng Mỹ hiện nay vẫn được khách hàng tin dùng, là lựa chọn hàng đầu khi chọn mua các thực phẩm rau sạch. Riêng gia đình tôi canh tác trên diện tích khoảng 1.500m2 trồng các loại rau như xà lách, mồng tơi, cải bẹ trắng,... Mỗi lứa rau trung bình từ 25-30 ngày là thu hoạch. Hàng năm, gia đình tôi lãi hơn 100 triệu đồng. Nhờ vậy mà tôi nuôi 6 đứa con khôn lớn, xây dựng nhà cửa khang trang".
Rau sạch Hưng Mỹ đã có mặt ở các siêu thị, chợ đầu mối tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Ảnh: Đoàn Hồng
Ông Hơn chia sẻ thêm, trồng rau vất nhưng ngày nào cũng thu về tiền tươi. Nhìn chung, công việc này không cần nhiều vốn liếng, ít rủi ro, chủ yếu lấy công để làm lời. "Các chú cứ nhìn vào vườn rau chừng 3 sào của gia đình, trông rất đơn giản nhưng từ chiếc ti vi, xe máy, nhà cửa, con ăn học..., mọi vật dụng đắt tiền và bữa ăn hàng ngày của cả gia đình đều xuất phát từ đó..." - ông Hơn nói.
Làng nghề trồng rau tiêu biểu ở xứ Quảng
Chị Trần Thị Thu (42 tuổi ở thôn Hưng Mỹ) cho hay: "Gia đình tôi trồng rau hơn 10 năm rồi. Hiện gia đình tôi canh tác trên diện tích gần 2.000m2. Trung bình mỗi ngày cung ứng ra thị trường khoảng 70kg - 80kg rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, với giá bán từ 20 - 30.000 đồng/kg, mỗi tháng sau khi trừ chi phí tôi lãi hơn 10 triệu đồng".
Nhờ áp dụng kỷ thuật dựng nhà lưới nên rau ở Hưng Mỹ phát triển tốt, chống được sâu bênh gây hại. Ảnh: Đoàn Hồng
Làng rau Hưng Mỹ trồng theo phương pháp truyền thống, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ bón phân vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục. Việc trồng rau trong hệ thống nhà lưới đã giúp rau sinh trưởng tốt, tránh được sâu bệnh, nên rất được khách hàng tin dùng.
Làng rau Hưng Mỹ trồng rau theo phương pháp truyền thống, chỉ dùng phân vi sinh, phân chuồng ủ hoai nên chất lượng rau rất tốt, được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: Trần Hậu
Những năm qua, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà năng xuất cũng như chất lượng rau Hưng Mỹ đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường rau sạch trong và ngoài tỉnh Quảng Nam. Đầu năm 2016, làng rau đón nhận danh hiệu "làng nghề truyền thống trồng rau Hưng Mỹ".
Cứ mỗi buổi chiều người dân làng Hưng Mỹ lại ra đồng thu hoạch rau, cho thương lai đến thu mua. Ảnh: Trần Hậu
Ông Nguyễn Ba - Chủ tịch UBND xã Bình Triều cho hay, rau sạch Hưng Mỹ đã và đang khẳng định được thương hiệu rau sạch trên thị trường. Hiện đã có mặt hầu như các siêu thị, chợ đầu mối của TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Theo Danviet
Cho cá đối ở chung với tôm, sau 5 tháng lời tới hơn 77 triệu Đến nay, sau gần 5 tháng nuôi, anh Nguyễn Văn Nhựt bắt đầu thu hoạch cá và tôm. Sản lượng tôm thương phẩm đạt 1,8 tấn, với giá tôm 95.000 đồng/kg anh thu về trên 171 triệu đồng; còn cá đối mục dự kiến thu 340kg, với giá bán 100.000 đồng/kg, anh thu thêm trên 34 triệu đồng; trừ chi phí lãi trên...