Bí quyết giúp đàn ông mọc râu nhanh hơn
Tẩy tế bào chết cho mặt, dùng kem dưỡng ẩm, tập thể dục, ăn nhiều thực phẩm protein và không cạo râu trong vòng 4 đến 6 tuần.
Theo WH, tẩy da chết một lần mỗi tuần sẽ kích thích râu mới mọc nhanh hơn. Bạn có thể đắp mặt nạ tẩy tế bào chết từ 10 đến 30 phút, sau đó rửa lại thật sạch. Bên cạnh đó, bạn cần giữ cho làn da luôn sạch sẽ bằng cách rửa mặt bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ mỗi sáng, tối.
Kem dưỡng ẩm da có thành phần bạch đàn rất hữu ích trong việc giúp râu phát triển nhanh hơn.
Râu sẽ không mọc đồng đều nếu có lông mọc ngược. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những sợi “mất trật tự” sớm.
Ngủ trước 23h giúp các tế bào da bị tổn thương tự sửa chữa và thúc đẩy râu phát triển.
Tập thể dục sẽ cải thiện tuần hoàn máu lên mặt, có ích cho râu mọc. Chúng cũng sẽ mọc nhanh hơn khi bạn thư giãn và biết kiểm soát căng thẳng một cách lành mạnh.
Uống 2,5 mg biotin (vitamin H) mỗi ngày để râu phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, bổ sung vitamin B1, B6 và B12 vào chế độ ăn uống và các sản phẩm làm đẹp.
Râu không thể phát triển mà thiếu các chất dinh dưỡng thích hợp trong cơ thể. Bạn cần tăng lượng protein nhờ ăn thịt, cá, trứng và quả hạch, bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại trái cây, rau quả.
Video đang HOT
Nếu bạn muốn mọc râu nhanh, hãy để nó phát triển tự nhiên trong khoảng 4 đến 6 tuần. Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cạo râu nhiều sẽ khiến chúng mọc nhanh hơn.
Trước khi râu đủ dài và đẹp, chúng sẽ mọc tua tủa và lộn xộn. Bạn cần cắt tỉa chúng và phải có sự quyết tâm cũng như lòng kiên trì mới có thể sở hữu một bộ râu như ý muốn.
Cẩm Anh
Theo VNE
Stress sẽ tàn phá chính cơ thể bạn khủng khiếp như này nếu bạn không sớm thoát khỏi nó
Những người trẻ tuổi dường như là nạn nhân chính của căn bệnh đang ngày càng trở nên nghiêm trọng này. Và stress còn là một căn bệnh "truyền nhiễm"!
Theo báo cáo điều tra, có tới 80% dân số thế giới bị căng thẳng hàng ngày. Nhiều người trong nhóm tuổi 15-25 cần được giúp đỡ để giảm thiểu và điều tiết sự căng thẳng, và nếu họ không học được cách thoát khỏi chúng, sẽ rất khó để giúp cơ thể quản lý sự gia tăng căng thẳng về sau này.
Hầu hết các trường hợp đối mặt với tình trạng stress đến từ các văn phòng, nơi làm việc. Những người trẻ tuổi dường như là nạn nhân chính của căn bệnh đang ngày càng trở nên nghiêm trọng này. Và căng thẳng là một căn bệnh "truyền nhiễm"! Các nhà nghiên cứu đã chứng minh khi văn phòng của bạn có một thành viên đang chịu sự giày vò của stress, các tế bào thần kinh của chính bạn có thể sao chép hành vi từ người đó, dẫn đến sự căng thẳng cho chính cơ thể.
Stress là gì?
Stress, hay căng thẳng, là cách cơ thể phản ứng với những trải nghiệm cuộc sống, nguy hiểm và các mối đe dọa bên ngoài. Đó là cách cơ thể bảo vệ chính nó. Căng thẳng có thể giúp bạn vượt qua mọi thách thức và khiến bạn tập trung cao độ, tỉnh táo và tàn đầy năng lượng khi nó ở mức đọ khỏe mạnh.
Nhưng một khi sự căng thẳng vượt cưỡng, nó khiến bạn lo lắng, bồn chồn, đau đầu, đau ngực, thậm chí là trầm cảm, mất ham muốn tình dục hay mệt mỏi, thường xuyên tức giận,...
Căng thẳng ảnh hưởng đến mọi hệ thống trong cơ thể, bao gồm hệ thống miễn dịch, sinh sản, cơ bắp, tiêu hóa, hệ tim mạch, hô hấp và hệ thần kinh trung ương. Cụ thể như sau:
Hệ thống miễn dịch
Như chúng ta đã biết, stress làm xáo trộn hệ miễn dịch để phản ứng nhanh với những tác động vào cơ thể. Điều này có thể hữu ích trong trường hợp cơ thể bị nhiễm trùng và vết thương hở. Nhưng nếu cơ thể bị căng thẳng theo thời gian, hiệu ứng sẽ bị đảo ngược.
Những người liên tục bị căng thẳng dễ bị cảm lạnh, cảm cúm thông thường hơn những người bình thường. Hormone căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và cũng làm giảm khả năng phản ứng nhanh của cơ thể. Bạn cũng có thể thấy khi cơ thể stress, nó sẽ mất nhiều thời gian và năng lượng hơn để hồi phục khi bệnh tật.
Hệ thống sinh sản
Khi đàn ông bị căng thẳng, testosterone được sản xuất ở mức cao hơn. Nhưng điều này lại không kéo dài, khiến họ mất đi ham muốn thông thường. Đây cũng là vì khi cơ thể căng thẳng khiến nó mệt mỏi và thiếu hụt năng lượng, trong trường hợp nghiêm trọng, điều này dẫn đến chứng rối loạn cương dương.
Đối với phụ nữ, bạn có thể phải trải qua khoảng thời gian kinh nguyệt bất thường, đau đớn khi trong kỳ và dĩ nhiên, mất đi sự ham muốn tình dục.
Hệ thống cơ bắp
Khi bị căng thẳng, cơ bắp của bạn bị căng cứng. Chúng tất nhiên sẽ thư giãn khi bạn thoát khỏi trạng thái căng thẳng, nhưng hãy thử tưởng tượng cơ thể luôn phải trong trạng thái liên tục căng thẳng sẽ như thế nào?
Cơ bắp sẽ liên tục chịu sự tác động, căng cứng dẫn đến nhức đầu, chấn thương khớp, co thắt cơ bắp, đau lưng, đau vai hoặc đau toàn thân. Dĩ nhiên, lúc này bạn không thể tiếp tục các bài tập thể dục và thực sự cần sự chăm sóc y tế cẩn thận.
Hệ thống tiêu hóa
Căng thẳng ảnh hướng đến việc tiêu hóa thức ăn trong cơ thể, dẫn đến chứng táo bón, tiêu chảy, nôn, đau bụng... Khi căng thẳng, gan của bạn bị tác động dấn đến việc chuyển hóa nhiêu đường hơn, và lượng đường trong máu lúc này tăng cao để theo kịp với lượng năng lượng mà cơ thể cần.
Nếu vượt qua một mức độ nhất định, bạn có thể phải đối mặt với chứng tiểu đường, sau đó là thở nhanh, tăng nhịp tim và tăng các kích thích tố gây ảnh hưởng đến việc sản xuất nước bọt, gây ra chứng ợ nóng và ợ chua.
Hệ tim mạch
Nhịp tim của bạn sẽ tăng cao khi cơ thể chịu sự căng thẳng lâu dài. Máu cần được bơm nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho các tế bào để theo kịp tiết tấu của cơ thể. Cơ bắp và các tế bào não đòi hỏi nhiều oxy hơn để xử lý, dẫn đến tăng huyết áp, cuối cùng là tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Hệ hô hấp
Hormone căng thẳng cũng sẽ tàn phá hệ hô hấp của bạn. Bạn thường xuyên thở nhanh, thở gấp, do việc máu giàu oxy cần phải được vận chuyển gấp trong cơ thể. Nếu bạn có tiền sử về bệnh đường hô hấp, có thể các triệu chứng sẽ trầm trọng thêm.
Hệ thần kinh trung ương
Đây chính là hệ thống chủ của tất cả các hệ thống. Hệ thống này có trách nhiệm điều khiển cơ thể hoạt động theo 1 cơ chế nhất định khi nó cảm nhận được sự căng thẳng. Vùng dưới đồi được cảnh báo để gaiir phóng các hocmone căng thẳng - cortisol và adrenaline. Các kích thích tố này hoạt động trên khắp cơ thể, đòi hỏi hấp thụ nhiều oxy hơn, khiến việc vận chuyển gia tăng, gây ra phản ứng nhanh của cơ thể,...
Khi căng thẳng được loại bỏ, vùng dưới đồi gửi lại các tín hiệu để đưa cơ thể về lại trạng thái bình thường. Dưới sự căng thẳng mãn tính, khả năng gửi các tín hiệu này đôi khi bị cản trở, và điều này dễ dàng gây "tử vong" cho toàn bộ cơ thể.
Đó chính là sự ảnh hưởng của việc chịu đựng căng thẳng mãn tính đến toàn bộ cơ thể, chúng ta cần nhìn nhận sự nghiêm trọng của nó tới sức khỏe của bản thân. Từ đó tìm ra giải pháp giảm thiểu căng thẳng và khuyến khích người xung quanh sống lạc quan hơn.
Có những cách đơn giản giúp bạn giảm stress:
- Thiền định ít nhất 5 phút mỗi ngày và hít thở sâu khi ngồi thiền.
- Sống chậm lại và biết hạnh phúc với những gì mình có.
- Đừng ngại chia sẻ với mọi người về những khó khăn bạn gặp phải, với người thân hoặc với chuyên gia.
- Điều chỉnh cơ thể thích nghi với cuộc sống và tập cách hiểu cơ thể mình.
- Hãy biết ơn những gì bạn có và không chạy theo những thứ xa hoa, tốn kém và xa vời.
Nguồn: Boldsky
Theo Helino
Khỏe khoắn tuổi trung niên, tim não ổn về già Nếu có tình trạng sức khỏe tốt ở tuổi trung niên, bạn không chỉ tránh được trầm cảm khi già đi mà còn ngăn ngừa nguy cơ tử vong do bệnh tim nếu thực sự bị trầm cảm, theo UPI. Ảnh: Shutterstock Nhằm nghiên cứu vấn đề trên, các chuyên gia thuộc Viện Cooper ở Dallas (Mỹ) đã thu thập dữ liệu của...