Bí quyết giữ vững tâm lý khi thi sát hạch lái xe ô tô
Hầu hết mọi người đều hồi hộp và bị tâm lý trước khi bước vào một kỳ thi nào đó và thi lái xe B2 cũng không ngoại lệ. Việc áp lực tâm lý sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi lên đến 99%.
Học bằng lái xe ô tô đem lại không ít khó khăn cho những người lần đầu bởi học viên phải trải qua khá nhiều kỳ thi như: lý thuyết, thực hành, đường trường mới được xem là đủ điều kiện để được cấp bằng lái xe ô tô B2. Do đó, để đạt được những yêu cầu mà trung tâm sát hạch lái xe đề ra, học viên cần có tâm lý vững vàng, tránh hoang mang, lo sợ. Để làm được điều này, hãy nắm rõ những bí quyết sau đây của chúng tôi.
Vậy bí quyết gì giúp bạn giữ được tâm lý vững vàng và tự tin hơn trong kỳ thi sát hạch lái xe ô tô?
Hít thở sâu và thở đều trong lúc chờ đợi đến lượt thi
Trong khi chờ đến lượt thi, bạn sẽ hay bị căng thẳng. Khi nhìn thí sinh khác thi tốt quá hay gặp lỗi sai, bạn cũng dễ bị áp lực theo. Vì vậy, bạn không cần quan tâm quá nhiều đến bài thi của người khác đâu. Thay vào đó, bạn nên hít thở sâu và thở đều, chuẩn bị sẵn sàng và chỉ tập trung vào bài thi của mình thôi.
Để đạt được những yêu cầu mà trung tâm sát hạch lái xe đề ra, học viên cần có tâm lý vững vàng, tránh hoang mang, lo sợ
Khi nhận xe, hãy kiểm tra toàn bộ chiếc xe
Video đang HOT
Để tránh những trục trặc không đáng có trong lúc thực hiện bài thi, bạn cần kiểm tra lại ô tô khi nhận xe. Một sự cố nhỏ sẽ gây áp lực và tâm lý lo sợ, rất đến không tập trung lái xe. Vì vậy, hãy kiếm tra toàn bộ chiếc xe thật kỹ trước khi thực hiện bài thi.
Chỉnh ghế, chỉnh gương, thắt dây an toàn
Đây là 3 động tác bắt buộc trước khi bắt đầu mỗi bài thi. Chỉnh ghế giúp thí sinh tạo tư thế ngồi phù hợp, có tầm nhìn tốt. Chỉnh gương giúp người lái nhìn thấy các vạch kẻ trên đường và các mốc đánh dấu. Đây là những thứ rất quan trọng giúp thí sinh hoàn thành các bài thi lùi chuồng, dừng xe nhường đường cho người đi bộ và tàu hỏa,…
Mắc lỗi và bị trừ điểm ngay từ đầu bài thi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trong cả bài thi
Không thắt dây an toàn sẽ bị trừ 5 điểm. Mắc lỗi và bị trừ điểm ngay từ đầu bài thi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trong cả bài thi.
Tập trung và thực hiện lần lượt các bài thi
Cố gắng tập trung và thực hiện lần lượt các bài thi, các bước trong từng bài. Nếu như có lỡ phạm lỗi, bị trừ một chút điểm thì cũng đừng quá lo lắng, vì 80 điểm thi sa hình thì cũng giống như 100 điểm thôi, vẫn là qua bài. Hãy bình tĩnh xử lý tình huống một cách chắc chắn, an toàn.
Đối với bài thi lý thuyết và bài thi đường trường, tỷ lệ trượt là ít hơn so với bài thi sa hình. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên chủ quan và nên chuẩn bị tâm lý, tập trung tối đa để hoàn thành bài thi một cách tốt nhất.
Nguyên nhân khiến hệ thống điện ô tô bị hư hỏng
Hư hỏng hệ thống điện ô tô luôn khiến bạn bực mình và phải tốn kém sửa chữa, hơn nữa nó không dễ để nhận biết. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến hệ thống điện ô tô bị hư hỏng.
Ắc-quy kém
Ắc quy ô tô cung cấp điện để cung cấp năng lượng cho các bộ phận điện trong xe. Ắc-quy thực hiện 3 chức năng chính gồm: khởi động động cơ, cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện, kích chạy máy phát điện. Ngoài ra, ắc quy còn đóng vai trò ổn định điện áp giúp động cơ luôn hoạt động bền bỉ và liên tục. Nếu không có ắc-quy, xe sẽ không có năng lượng cần thiết để khởi động và duy trì năng lượng để vận hành.
Khi xem xét tình huống "xe chết hoàn toàn và không có điện", và có các dấu hiệu sau thì bạn có thể chẩn đoán được xe bị chết máy là do ắc quy chết.
Nếu không có ắc-quy, xe sẽ không có năng lượng cần thiết để khởi động và duy trì năng lượng để vận hành
Hệ thống đề kém
Nếu xe không thể khởi động và kèm theo những tiếng lách tách bên trong thì nguyên nhân là do hệ thống đề bị lỗi, những ống nam châm điện trong hệ thống đề đóng và ngắt ngay lập tức đã gây ra hiện tượng này.
Các bộ phận đánh lửa khác, như cuộn dây và mô-đun, không làm cho xe mất toàn bộ công suất điện khi chúng bị hỏng. Khi các bộ phận này hỏng hóc, động cơ sẽ chết, nhưng bạn vẫn sẽ có năng lượng ắc quy để chạy những thứ như đèn pha và radio.
Nếu bạn đang gặp phải sự cố động cơ chết máy sau khi bạn vừa lái xe được một lúc, sau đó có thể hoạt động trở lại sau khi nguội thì mô-đun đánh lửa kém có thể là nguyên nhân. Tuy nhiên, khi xe bị mất điện hoàn toàn thì có thể nguyên nhân từ các bộ phận khác.
Cáp ắc-quy, dây dẫn điện kém
Cáp kết nối ắc quy là mối nghi ngờ đầu tiên trong tình huống này, vì chúng có khả năng cao và cũng rất dễ kiểm tra. Nếu bạn thấy một kết nối lỏng lẻo trên cáp âm hoặc dương, thì bạn phải gắn chặt lại. Ngoài ra, nếu các cực ắc quy bị ăn mòn thì người dùng cũng cần làm sạch chúng.
Cáp âm thường sẽ bắt chặt vào khung, vì vậy bạn sẽ muốn kiểm tra gỉ và đảm bảo kết nối chặt chẽ. Cáp dương thường sẽ kết nối với khối nối hoặc khối cầu chì chính, bạn cũng có thể kiểm tra các kết nối đó.
Máy phát điện hỏng
Hầu hết các xe sử dụng động cơ đốt trong đều có một máy phát điện. Máy phát điện được nối với động cơ và được điều khiển bằng dây đai truyền động. Nếu máy phát điện không sạc, thì động cơ sẽ không hoạt động bình thường, và bạn có nguy cơ gặp phải tình huống "xe bị chết máy giữa đường".
Mát phát điện ô tô có nhiệm vụ tạo ra dòng điện và cung cấp điện cho các thiết bị sử dụng điện trên xe ô tô. Máy phát điện có 3 chức năng chính: phát điện, chỉnh dòng điện xoay chiều thành một chiều và chỉnh điện áp đầu ra.
Nguyên nhân khiến ô tô chết máy giữa đường Có rất nhiều nguyên nhân khiên chiếc xe của bạn chết máy giữa đường. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà người lái bắt buộc phải gọi cứu hộ. Xe hết xăng Nếu ôtô đang di chuyển bỗng dưng chết máy thì bạn cũng nên kiểm tra xem xe còn xăng hay không? Bởi nhiều lái xe chủ quan không...