Bí quyết dưỡng tóc mượt đẹp từ bồ kết của nàng công sở duyên dáng
Chị Nguyễn Phương Thúy ngày càng đằm thắm, mặn mà theo thời gian. Cuộc sống mỗi người rồi sẽ thay đổi theo thời gian, bản thân tôi cũng vậy, đã trưởng thành và chín chắn trong suy nghĩ rất nhiều.
Ngoại hình của tôi cũng đằm thắm hơn so với 7 năm trước. Nhìn lại hành trình làm đẹp mới thấy, để trở nên quyến rũ hơn cũng đòi hỏi rất nhiều công sức.
Các cụ thường có câu cái răng cái tóc là góc con người, và tôi nhận thấy điều đó thật đúng. Tôi yêu mái tóc dài và để thẳng, có lẽ cũng bởi gương mặt tôi hợp với kiểu tóc này. Chăm sóc cho tóc cũng như chăm sóc cho da vậy, tôi thường hấp tóc 2 tuần 1 lần và mỗi khi có thời gian tôi luôn đun nước lá hỗn hợp: bưởi, dâu tằm, bồ kết… để gội . Việc này cũng giống như cơ thể được xông hơi vậy, bạn sẽ thấy đầu óc nhẹ nhàng và sảng khoái rất nhiều, chưa kể đến công dụng làm mượt và chắc ngọn tóc của các loại lá trên. Bên cạnh đó, cuộc sống lành mạnh, ăn ngủ nghỉ khoa học sẽ là chìa khóa níu giữ tuổi xuân của bạn.
Dưới đây là hình ảnh của tôi năm 2012 và hiện tại:
Hình ảnh của tôi năm 2012.
Tôi năm 2017
Video đang HOT
Hình ảnh của tôi năm 2018.
Tôi của hiện tại có ngoại hình sáng hơn xưa. Theo tôi ăn ngủ nghỉ khoa học là chìa khóa của thanh xuân.
Theo danviet.vn
Bí quyết làm đẹp cổ xưa: Vì sao phụ nữ ngày xưa luôn sở hữu mái tóc bóng mượt?
Nếu bạn đã từng gội đầu bằng nước bồ kết đun với lá xả, hương nhu, vỏ bưởi cùng chanh thì sẽ hiểu vì sao tóc phụ nữ ngày xưa óng mượt đẹp đến thế.
Bao đời nay, phụ nữ Việt đã có bí quyết có có mái tóc đẹp suôn mượt và óng ả.
Mái tóc dài đen óng cũng chính là một trong những điểm đẹp sáng giá của người phụ nữ Việt Nam xưa. Đó là vì tục ngữ có câu: "Cái răng cái tóc là góc con người". Các cụ xưa quan niệm rằng, là con gái nhất định phải để tóc dài, đen óng và suôn mượt.
Để sở hữu mái tóc "cực phẩm" đó, từ cung tần hoàng gia cho tới những người phụ nữ nông thôn, tất cả đều sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên sẵn có, chế thành thứ nước gội đầu hoàn hảo, đó là nước đun quả bồ kết.
Bồ kết có tác dụng làm sạch da dầu và tóc, giúp tóc mềm mại, đen mượt và trị gàu rất tốt. Ngoài ra, khi đun nước gội đầu, người ta còn bổ sung thêm những loại có tinh dầu như vỏ bưởi, rễ trầm, lá hương nhu, sả... Tất cả đều là những nguyên liệu từ thiên nhiên dễ dàng tìm thấy mà lại có công dụng giúp cho mái tóc suôn mượt, kích thích mọc tóc và cho tóc bóng khoẻ.
Mái tóc các bà các mẹ ngày xưa rất dày, không bị rụng nhiều và nhanh bạc như bây giờ càng chứng minh nồi nước nấu đơn giản từ những cây cỏ thiên nhiên, không có chất hóa học độc hại, lại có nhiều tác dụng đến thế.
Dưới đây là những loại thực vật được dùng để đun nước gội đầu làm đẹp tóc theo phương pháp cổ truyền:
Bồ kết
Bồ kết được coi là thần dược cho mái tóc đẹp.
Quả bồ kết có tác dụng làm sạch nhẹ nhàng, thông khiếu. Vì vậy bồ kết có tác dụng làm mượt tóc, sạch gầu và dầy tóc.
Bồ kết khô nướng lên thơm lừng. Sau đó bẻ ra cho vào nồi nước, đặt lên bếp đun sôi, nước ra vàng sánh là được. Quả bồ kết chứa 10% saponin, chính là chất màu vàng, có khả năng tạo bọt với công dụng chính là kháng viêm, nhũ hoá, tẩy sạch.
Theo kinh nghiệm lâu đời của các bà, các mẹ thì bồ kết có công dụng trị gàu, trị nấm tóc, giảm gãy và rụng tóc, kích thích mọc tóc, làm đen tóc, làm tóc trơn bóng.
Để tạo thêm mùi thơm và tăng cường tác dụng chăm sóc tóc, các chị các mẹ còn cho thêm lá hương nhu hay lá sả, đun cùng nước gội đầu. Tinh dầu trong những loại cây cỏ thiên nhiên này có tác dụng làm ra mồ hôi, làm thông thoáng da đầu, nhẹ đầu, sảng khoái khi gội đầu, giúp tăng lưu thông khí huyết dưới da, kích thích mọc tóc mới, chống nhiễm khuẩn.
Vỏ bưởi
Phụ nữ xưa thường dùng vỏ bưởi để đun nước gội đầu. Vỏ bưởi là nơi chứa nhiều tinh dầu nhất trong trái bưởi. Loại tinh dầu này có khả năng kích thích tóc mọc, nuôi dưỡng từng nang tóc, giúp tóc óng đẹp và chắc khỏe tự nhiên.
Ngày xưa, các cụ ta còn phơi khô vỏ bưởi để dùng dần. Mỗi lần sử dụng, chỉ cần cho vỏ bưởi vào nồi đun sôi cùng các loại nguyên liệu khác để gội đầu. Vỏ bưởi cũng có thể kết hợp với bồ kết tạo ra một loại dầu gội làm đen và mượt tóc.
Cỏ ngũ sắc (cỏ cứt lợn)
Cây ngũ sắc có chứa nhiều tinh dầu, dân gian thường dùng cây ngũ sắc phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu vừa thơm đầu vừa sạch tóc, sạch gàu, chống ngứa.
Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu có chứa acid cyanhydric. Đây là một vị thuốc mát, thường dùng để nấu nước gội đầu làm trơn tóc, mượt tóc.
Chanh - dầu xả thiên nhiên
Trong nước cốt chanh chứa axit có khả năng thanh tẩy cao nên gội đầu bằng quả chanh vẫn là phương pháp được nhiều bà mẹ sử dụng cho các em bé sơ sinh.
Vào thời xưa, phụ nữ Việt vẫn thường dùng chanh làm nước xả cuối sau khi gội cho tóc để lưu hương thơm thoảng mát của chanh và làm tóc bóng mượt hơn. Sau khi gội đầu bằng bồ kết, phụ nữ thường xả lại tóc bằng nước chanh loãng để làm mượt tóc. Gội đầu bằng chanh còn có tác dụng ngăn ngừa tóc rụng, làm sạch gàu và trị ngứa da đầu.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Bí quyết thoát khỏi nỗi ám ảnh rụng tóc Ăn uống đủ chất, tránh sử dụng sản phẩm chứa hóa chất gây hại, sử dụng thực phẩm hỗ trợ... giúp bạn sở hữu mái tóc khỏe, dày mượt. Mái tóc dài óng mượt từ lâu được xem là một trong những biểu tượng đẹp của người con gái Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như bẩm sinh, ăn uống thiếu...