Bí quyết dùng lưỡi lam hái chè Ô long
“Khi thu hái, người hái sẽ dùng lưỡi lam gắn vào tay để hái chè với mục đích giúp cuống chè không bị dập, làm giảm nguy cơ bệnh nấm mốc trên cây chè”, anh Hậu bật mí.
Nhờ áp dụng biện pháp thâm canh cân đối theo tiêu chuẩn VietGap, nhiều vùng chè Ô Long ở Mộc Châu, Sơn La đã giảm đáng kể nguồn vốn đầu tư, tăng rõ rệt lợi nhuận.
Việc thu hái chè đúng thời vụ sẽ tạo ra hương vị đặc trưng cho sản phẩm chè Ô Long. Tại đây, anh Nguyễn Phú Hậu (một người trồng chè có kinh nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La) sẽ tiến hành thu hái định kỳ 1 năm 4 lứa, cách làm này nhằm giúp cho cây chè có thời gian để hồi phục, phát triển từ từ.
Trong điều kiện búp chè lên chậm, cũng đồng nghĩa với việc hàm lượng các chất trong búp chè tăng cao, và thời gian cách ly hóa chất với thời điểm thu hoạch được kéo dài.
Đặc biệt, anh Hậu chia sẻ, khi hái chè điều quan trọng nhất là không để cuống chè bị dập. Vì nếu cuống chè bị dập sẽ làm giảm chất lượng chè và bệnh hại dễ lây nhiễm trên cây.
Video đang HOT
“Thu hoạch chè Ô long theo công thức một tôm 3 lá. Khi thu hoạch, người hái chỉ thu hoạch khoảng 70% sản lượng, còn 30% sản lượng để lại trên cánh đồng. Số chè để lại trên cánh đồng nhằm để cho sâu và rầy xanh ăn trên lá. Đến một thời điểm nhất định sẽ xuất hiện trứng rầy trên lá thì người trồng dùng máy cắt cắt đi, sau đó tưới nước để trứng rầy bị thối”, anh Hậu chia sẻ.
“Khi thu hái, người hái sẽ dùng lưỡi lam gắn vào tay để hái chè mục đích giúp cuống chè không bị dập, làm giảm nguy cơ bệnh nấm mốc trên cây chè”, anh Hậu bật mí.
Ảnh minh họa
Theo Danviet
Lâm Đồng "cầu cứu" Hiệp hội Chè Việt Nam
Trước tình hình hơn 2.000 tấn chè Ô Long của Lâm Đồng bị tồn kho không bán được, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam vào cuộc trợ giúp.
Công văn của tỉnh nêu rõ thời gian qua, ngành chè Lâm Đồng nói riêng, Việt Nam nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu do một số quốc gia, vùng lãnh thổ đang áp dụng biện pháp "hàng rào kỹ thuật" để bảo vệ ngành chè trong nước họ.
Năm 2014, khi phía Đài Loan (Trung Quốc) bất ngờ đưa ra tiêu chuẩn về hoạt chất fibronil trên chè ô long chỉ ở mức 0,002ppm (dường như bằng 0) thì mới được phép xuất khẩu, đã khiến ngành chè trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, tiêu chuẩn này cao gấp nhiều lần mức chung của thị trường châu Âu và các thị trường khác (0,005ppm).
Ngành chè Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn.
Một số doanh nghiệp kinh doanh chè ở Lâm Đồng cho rằng việc các doanh nghiệp Đài Loan áp dụng hàng rào kỹ thuật khắt khe như vậy chỉ nhằm mục đích để hạn chế nhập chè của Việt Nam, ưu tiên ngành trà trong quốc gia của họ.
Bên cạnh đó, việc Đài Loan tiến hành nhập chè của Trung Quốc đại lục đã khiến sản lượng lượng chè của Lâm Đồng xuất khẩu sang Đài Loan ngày càng giảm sút. Chỉ tính riêng tại tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có hơn 2.000 tấn chè ô long thương phẩm đang bị tồn kho. Nhiều hộ trồng chè ở nơi đây cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về đầu ra, do nhiều công ty, doanh nghiệp thu mua hạn chế hoặc dừng thu mua.
Do vậy, để cứu lấy ngành chè, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm chè.
Lâm Đồng hiện có vùng nguyên liệu chè lớn nhất nước với diện tích sản xuất ổn định trên 22 ngàn ha, sản lượng chè búp tươi năm 2014 đạt 230 ngàn tấn. Trong đó, diện tích chè chất lượng cao là gần 6.000ha, phân bổ tại 11 huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện Bảo Lâm, TP Bảo Lộc và huyện Di Linh.
Theo_24h
Cuộc đời truân chuyên và cái chết bí ẩn của nữ doanh nhân Hà Linh Cái chết bí ẩn của nữ doanh nhân Hà Linh bị sát hại khiến nhiều người thương tiếc. Họ thương cho cuộc đời bạc mệnh của người đàn bà tài hoa nhưng gặp lắm truân chuyên của số phận. Cuộc đời lắm truân chuyên Bà Hà Thúy Linh (sinh năm 1970) là Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh, chuyên sản xuất và...