Bí quyết để vườn bơ ra trái quanh năm
Trong niên vụ này, 1,2ha bơ tứ quý và bơ sáp của gia đình anh Lê Văn Tiệp, thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) dự kiến sẽ cho thu hoạch 50 tấn quả, bán trung bình với giá 35.000 đồng/kg.
Cũng như hàng trăm gia đình khác tại địa phương, nhiều năm qua vợ chồng anh Lê Văn Tiệp lấy việc trồng các loại rau bán cho thương lái tạo kế sinh nhai. Với 1,2ha đất canh tác, hằng năm gia đình anh Tiệp vẫn cho thu nhập đều đặn, đủ để trang trải đời sống, chi tiêu sinh hoạt trong gia đình và nuôi các con ăn học nhưng không có dư giả.
Vườn bơ của gia đình anh Tiệp cho ra trái quanh năm.
Trong thời gian làm rau, vợ chồng anh Tiệp cũng đã nhiều phen lao đao vì rau rớt giá. Đã có không ít lần rau làm ra phải nhổ bỏ vì không có người mua.
Thấy nhiều gia đình tại Đà Lạt có ít đất nhưng biết cách làm ăn, lựa chọn cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường, bán được giá cao nên vẫn giàu có, anh Tiệp về bàn với vợ bỏ trồng rau chuyển sang loại cây màu khác cho giá trị kinh tế cao hơn. Chán với cảnh được mùa mất giá, vợ anh Tiệp đồng ý ngay. Bơ tứ quý và bơ sáp là loại giống được gia đình lựa chọn để trồng.
Anh Tiệp cho biết, hai giống bơ này được anh nhân giống từ hai cây bơ rất lớn tại huyện Đức Trọng bằng phương pháp ghép chồi. Anh Tiệp dùng hạt của những cây bơ dại ươm lên cao khoảng 50cm thì cắt ngang, ghép ngọn bơ sáp, bơ từ quý vào để cây phát triển tốt nhờ bộ rễ của loại bơ dại rất khỏe.
Toàn bộ 1,2ha đất này anh Tiệp trồng 300 cây bơ, trong đó 80% diện tích là bơ tứ quý, một loại bơ cho ra trái quanh năm. Trong thời gian chờ bơ cho thu hoạch, trên những khoảng đất trống giữa các luống bơ vợ chồng anh Tiệp vẫn trồng các loại rau để đảm bảo ổn định đời sống.
Cây bơ rất phù hợp với đất Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, có lẽ chính vì thế mà chỉ hai năm sau, dưới sự chăm sóc kỹ lưỡng, đúng kỹ thuật và không ngại vung tiền đầu tư mua các loại phân bón cho bơ, nhiều cây bơ tứ quý đã bắt đầu cho ra quả bói.
Video đang HOT
Trong năm 2015, gia đình anh Tiệp thu hoạch được 3 tấn bơ tứ quý, bán với giá bình quân là 35.000 đồng/kg, trong khi đó các loại bơ thông thường khác chỉ bán được với giá từ 8.000 – 10.000 đồng/kg. Cá biệt có thời điểm giá bơ lên tới 80.000 đồng/kg.
Do được chăm sóc tốt nên vụ bơ đầu tiên này có những cây cho trái nặng nhất tới 1,8kg. Bơ tứ quý cho ra trái liên tục nên trong năm 2015, mặc dù mới chỉ cho ra bói nhưng gần như quanh năm lúc nào gia đình anh Tiệp cũng có bơ trái vụ cung cấp cho thị trường.
Năm nay, khoảng 70% diện tích bơ của gia đình Tiệp đã cho trái. Ước tính sản được sẽ đạt 50 tấn quả trong 4 lần thu hoạch trong năm. Bán trung bình với giá 35.000 đồng/kg, vợ chồng anh thu về không dưới 1 tỷ đồng tiền lãi sau khi đã trừ mọi chi phí đầu tư.
Để vườn bơ của gia đình được chăm sóc tốt, cho năng suất, chất lượng cao, anh Tiệp còn thuê 2 người chuyên chăm sóc vườn bơ này, bao ăn ở, trả lương 3 triệu đồng/tháng.
Theo anh Tiệp, bơ là loại cây trồng cho thu nhập cao nhưng muốn có năng suất, chất lượng tốt nhất thì phải chăm sóc đúng kỹ thuật và không ngại vung tiền đầu tư phân bón, tưới tiêu hợp lý, chăm sóc kỹ để phòng ngừa sâu bệnh. Cây bơ cho quả tốt nhất thường từ năm thứ 5 trở đi và kéo dài tới hai, ba chục năm, thậm chí còn lâu hơn nếu chăm sóc tốt.
Ngay từ năm 2015, khi vườn bơ của gia đình anh tiệp mới cho quả bói và bắt đầu đưa ra thị trường, một số doanh nghiệp thu mua nông sản tại Lâm Đồng vận chuyển đi TP.HCM và các tỉnh miền Trung tiêu thụ đã đặt vấn đề hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho gia đình anh lâu dài, với giá cả cao, ổn định, đảm bảo các bên đều có lợi nhuận.
Theo Ngô Khắc Lịch (Nông nghiệp Việt Nam)
Hàng trăm người đến viếng nữ doanh nhân bị sát hại
Sau hơn 4 tháng bị sát hại và bị lưu giữ tại Trung Quốc, chiều 4.2, thi thể bà Hà Thúy Linh (46 tuổi) đã về nhà riêng ở Đà Lạt (Lâm Đồng).
Lễ viếng bắt đầu diễn ra từ 5.2 (tức 27 Tết), sau đó thi thể doanh nhân Hà Linh sẽ được an táng tại nghĩa trang Xuân Thành (TP.Đà Lạt) vào 6.2 (tức 28 Tết).
Bà Hà Ngọc Hương (em gái bà Hà Linh, người thay thế điều hành Công ty trà Ô Long Hà Linh) cho biết, từ ngày chị gái bị sát hại đến nay đã được hơn 4 tháng. Trong thời gian này, gia đình đã không ít lần hụt hẫng vì chờ thông tin phía cơ quan chức năng nước bạn bàn giao thi thể đưa về nước mai táng.
"Cuối cùng chị cũng được về nhà sau bao tháng ngày mong ngóng, gia đình cũng được an ủi phần nào. Giờ chỉ mong chị được an nghỉ thanh thản" - bà Hương xúc động chia sẻ.
Nhiều người đến viếng linh cữu bà Hà Linh tại nhà riêng ở TP.Đà Lạt.
Ngay khi hay tin thi thể bà Hà Linh đã về Đà Lạt, bà Hoàng Thị Thu Hồng, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh đã mang vòng hoa đến phúng viếng, chia buồn với gia đình nữ doanh nhân.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, bà Hồng đã trao bằng khen của UBND tỉnh Lâm Đồng cho đại diện gia đình bà Hà Linh về những đóng góp của bà trong hoạt động của HĐND tỉnh trong 5 năm 2010-2016.
Trước khi thi thể doanh nhân Hà Linh được đưa về nước, Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Lâm Đồng cũng loan báo thông tin và đã thành lập ban tang lễ. Từ sáng 4.2, có rất đông bà con nông dân trồng chè trên địa bàn tìm đến gia đình thăm hỏi và chờ đón thi thể nữ doanh nhân.
Trong đó, có nhiều người ở xa tận huyện Đơn Dương hay Dran (huyện Đức Trọng) mang theo hoa đến viếng. Đông đảo bạn bè, nông dân chuyên trồng chè ở khu vực TP.Đà Lạt cũng tìm đến viếng linh cữu bà.
Em gái bà Linh trao đổi với các vị khách.
Trước đó, vào ngày 19.9.2015, bà Hà Linh bay sang Trung Quốc xúc tiến mở rộng thị trường và ký kết hợp đồng mua bán chè ô long. Tuy nhiên, đến sáng 22.9.2015, bà được Công an Thường Bình, TP.Đông Quán, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc phát hiện trong tình trạng hôn mê. Bà Linh được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong ngay sau đó.
Theo thông tin từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc), bà Linh được bạn hàng mời uống nước, sau đó hôn mê và bị cướp toàn bộ tài sản, hộ chiếu. Bà được đưa tới bệnh viện cấp cứu, tuy nhiên không qua khỏi. Các bác sĩ chuẩn đoán bà Linh bị tổn thương tuyến tụy và vỡ trực tràng 12 do ngoại lực tác động.
Do vụ án có nhiều tình tiết phức tạp nên công an Trung Quốc 2 lần gia hạn lưu giữ thi hài bà Linh để phục vụ công tác điều tra. Sau hơn 4 tháng kể từ ngày bị sát hại, thi thể bà Linh mới được cơ quan chức năng nước bạn bàn giao, đưa về nước để gia đình lo hậu sự.
Sau khi bà Hà Linh mất, Công ty trà Ô Long rơi vào khó khăn do không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Công ty hoạt động cầm chừng, hàng trăm công nhân, nông dân thiếu việc làm...
Tới thời điểm này, nguyên nhân cái chết của doanh nhân Hà Linh vẫn chưa được phía công an Trung Quốc công bố chính thức. Tỉnh Lâm Đồng cùng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) tiếp tục yêu cầu cơ quan chức năng Trung Quốc làm rõ nguyên nhân cái chết của doanh nhân Hà Thúy Linh
Theo VietNamNet
Bắn chết người, giấu súng vào bụi cây rồi ung dung đi nhậu Do có mâu thuẫn từ trước nên đối tượng đã mai phục ở bờ suối chờ khi nạn nhân đi qua để trả thù. Sau khi gây án, đối tượng đã giấu hung khí vào bụi cây rồi đi nhậu. Theo tin tức trên báo Tuổi trẻ, sáng 1/12, Công an tỉnh Lâm Đồng đã dẫn giải nghi can Ya Tăm (31 tuổi,...