“Bí quyết” để vựa ngô Sơn La “phất” lên
Sơn La là một trong những địa phương có diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước. Hiện, địa phương này đang tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học để tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm. Một trong những “bí quyết” đó là sử dụng phân bón Lâm Thao hợp lý.
“Bén duyên” với cây ngô
Có kinh nghiệm trồng ngô đã nhiều năm nay, gia đình ông Vì Văn Thưởng ở huyện Yên Châu (Sơn La) năm nào cũng bội thu nhờ canh tác loại cây này. Ông Thưởng cho biết: “Tôi dùng phân bón Lâm Thao đã hơn 10 năm nay với nhiều loại khác nhau để bón cho lúa, ngô, khoai, sắn và các loại rau, màu khác. Thấy phân bón có tác dụng tốt, lại có chính sách mua trả chậm nên tôi vận động bà con trong bản và các vùng lân cận mua về dùng. Đã mấy năm nay, tôi không chỉ mua phân bón Lâm Thao cho riêng nhà mình dùng mà còn làm luôn đại lý cho công ty”.
Ông Nguyễn Văn Tiến kiểm tra chất lượng ngô trước khi thu hoạch tại vườn của gia đình ở khu vực Lóong Phiêng, huyện Yên Châu, Sơn La. Ảnh: Hải Đăng
Để được tư vấn chính xác nhất về sản phẩm phân bón Lâm Thao và bón phân Lâm Thao cho các loại cây trồng, bà con nông dân có thể gọi điện trực tiếp cho kỹ sư Phạm Đức Thành – Phó Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao theo số điện thoại 0913.059.654.
Ông Thưởng cũng cho biết, phân Lâm Thao có nhiều ưu điểm riêng: Giá thành rẻ và đặc biệt là cho thanh toán chậm, dùng phân trước tới khi thu hoạch mùa màng mới phải trả tiền – phù hợp với điều kiện của nhiều hộ nông dân nghèo. Phân bón Lâm Thao có nguồn dinh dưỡng đa chất (gồm cả đạm, lân, kali), lại bền màu nên bà con nông dân rất ưa chuộng. Loại phân bón này cũng thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là với nền đất dốc.
Ông Nguyễn Văn Tiến, nông dân khu vực Lóong Phiêng, huyện Yên Châu, Sơn La chia sẻ: “Gia đình tôi canh tác ngô từ đời cha ông, diện tích hơn 5ha, thu hoạch chủ yếu để bán ngô hạt cho các công ty thức ăn chăn nuôi. Do trồng nhiều ngô nên gia đình tôi và bà con ở đây luôn để ý đến việc dùng phân bón. Mấy năm nay chúng tôi thường xuyên sử dụng phân bón Lâm Thao, ở đây chúng tôi hay gọi vui là phân 3 lá cọ, bởi chất lượng phân rất tốt và giá cũng hợp lý, đặc biệt là nông dân có thể mua được phân trả chậm nên mọi người cũng đỡ được phần nào áp lực về kinh tế”.
Video đang HOT
Sơn La có khoảng 160.000ha trồng ngô, hàng năm cho sản lượng trên 700.000 tấn. Với diện tích ngô lớn, phân bón đã và đang đóng góp phần quan trọng tạo nên năng suất và hiệu quả kinh tế từ cây trồng này. Bà Cầm Thị Phong – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sơn La cho hay: “Do điều kiện canh tác chủ yếu là đồi dốc nên nông dân Sơn La vẫn hay tin dùng sản phẩm phân bón Lâm Thao. Cũng xuất phát từ thói quen của bà con, từ trước đến nay khi sản xuất, trồng trọt nông dân thấy loại phân nào tốt, dễ dùng thì mọi người sẽ chọn chăm bón bằng loại phân đó thôi”.
Lưu ý kỹ thuật bón lót
Ông Vũ Xuân Hồng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao khẳng định, là đơn vị sản xuất, cung ứng phân bón lớn, công ty luôn mong muốn mang đến cho bà con nông dân cả nước nói chung và nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng những sản phẩm phân bón chất lượng nhất. Đặc biệt, phân bón Lâm Thao sẽ tiếp tục nỗ lực để phục vụ bà con nông dân trồng ngô, đảm bảo bằng những sản phẩm phân bón chất lượng, phù hợp nhất.
“Nhiều năm nay, sản phẩm phân bón Lâm Thao được đông đảo bà con Sơn La tin dùng.Chính vì vậy, chúng tôi sẽ không để bà con phải lo lắng về vấn đề phân bón giả. Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục đồng hành cùng nông dân ở “thủ phủ” ngô này trong quá trình sản xuất giúp bà con có các vụ mùa bội thu”- ông Hồng nói.
Theo ông Hồng, hàng năm công ty cũng cử cán bộ đến tận cơ sở để mở các lớp tập huấn về nhận biết và sử dụng phân bón Lâm Thao tại các xã, các huyện trên toàn tỉnh Sơn La. Đồng thời, công ty cũng cam kết sẽ là đơn vị trọng điểm hỗ trợ bà con trong việc chọn mua và thực hiện quy trình bón phân bón cho mọi cây trồng.
Việc tăng năng suất ngô thông qua việc tăng lượng phân bón đã được bà con nông dân trồng ngô tại Tây Bắc đặc biệt quan tâm. Kỹ sư Phạm Đức Thành – Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao khuyến cáo, bà con nên dùng phân bón NPK- S Lâm Thao 5.10.3-8 để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây ngô ngay từ giai đoạn bón lót, liều lượng 60-70kg/1.000m2 và bón thúc NPK-S 12.5.10-14 với liều lượng 50kg/1.000m2 chia làm 2 lần, lần 1 khi cây ngô có 5 – 7 lá, lần 2 khi cây ngô xoáy nõn.
Kỹ sư Thành cũng lưu ý thêm, bà con nông dân cần bón đủ lượng phân bón cho cây ngô để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc bón thừa hoặc thiếu phân đều ảnh hưởng đến năng suất và giảm hiệu quả kinh tế. Trong quá trình bón phân, kỹ sư Phạm Đức Thành khuyến cáo bà con nên chọn phân bón NPK-S Lâm Thao để tránh sử dụng phân bón kém chất lượng.
Theo anh Thành, để cây ngô cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất theo khuyến cáo của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, bà con nông dân nên bón như sau:
Bón lót: Phân chuồng: 200 – 300kg/ sào Bắc Bộ NPK – S* M1 5.10.3 – 8: 20 – 25kg/sào Bắc Bộ.
Bón thúc lần 1 (khi cây có 3-5 lá thật) NPK – S* M1 12.5.10 – 14: 9kg/ sào.
Bón thúc lần 2 NPK – S* M1 12.5.10 – 14: 9kg/sào Bắc Bộ.
Theo Danviet
Người "giữ hồn" nhạc cụ khèn bè dân tộc Thái
Ông Lừ Hồng Sưa (bản Tủm, xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu, Sơn La) là một trong những nghệ nhân khèn bè, được coi như cây đại thụ, luôn miệt mài chế tác khèn bè và cống hiến xuất sắc trong lưu giữ giá trị văn hóa khèn truyền thống của dân tộc Thái.
Ông Sưa say sưa với khèn
Trong chuyến công tác đến bản Tủm, chúng tôi tìm gặp ông Sưa. Ông kể: Để có được cây khèn bè hoàn chỉnh thật đẹp, thật hay, phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi người chế tác khèn phải có sự khéo léo, tinh tế, cầu kỳ và sự tinh tường trong thẩm âm. Đặc biệt, người chế tác phải thật sự đam mê khèn mới có thể làm ra được một cây khèn ưng ý.
Ông Sưa đang biểu diễn các bài khắp Thái qua điệu khèn bè để khách du lịch thưởng thức. Ảnh: H.H
Cả một đời đam mê, tâm huyết với khèn bè, loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc, tiếng khèn của ông Sưa ngày càng được nhiều người yêu mến. Liên tục từ năm 2015 đến nay, ông Sưa đã được Nhà nước tặng nhiều danh hiệu và bằng khen, giấy khen: Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân loại hình Tri thức dân gian, Nghệ nhân trình diễn dân gian tỉnh Sơn La...
"Mỗi cây khèn thường có 14 ống nứa ghép lại với nhau. Tôi phải vào rừng chọn cây nứa bánh tẻ, nhỏ, mỏng, ít mấu về phơi nắng từ 15 - 20 ngày. Trước khi cây nứa chuyển sang màu vàng mới bắt đầu cắt theo kích cỡ từ 80cm đến 1m. Sau đó dùng mũi khoan để thông các đốt cây. Ngày trước, chưa có khoan tôi phải lấy dây thép nung đỏ để thông các đốt cây. Một trong những công đoạn khó nhất là làm lưỡi khèn. Khèn có 3 cỡ lưỡi, phải làm bằng đồng và bạc nguyên chất mới bền và khi rung mới cho âm thanh tốt nhất" - ông Sưa chia sẻ.
Trong ngôi nhà sàn nhỏ của ông Sưa, những chiếc khèn bè được treo ở những nơi trang trọng. Khi hỏi lý do tại sao ông gắn bó với nghề chế tác khèn bè, ông Sưa bảo: "Đó là một cái duyên đấy các cháu ơi ! Năm tôi 21 tuổi, ngày đó có chiếc khèn anh trai của tôi bị hỏng, không biết sửa ra sao? Tôi mới ngồi tháo ra rồi mày mò, nghiên cứu sửa thử. May mắn là thử lại thành công, tiếng khèn phát ra còn hay hơn lúc ban đầu. Từ đó, tôi bắt đầu yêu thích khèn bè và mới lắng nghe những bài khắp của đồng bào Thái, rồi tự học và thổi khèn theo bài hát. Càng thổi càng thích, càng làm khèn càng thấy mê nên tôi gắn bó với cây khèn từ đó".
Mong lưu giữ nét đẹp văn hóa
Gần 60 năm gắn bó với khèn bè, đến nay ông Sưa đã làm ra hơn 1.500 chiếc. Mỗi chiếc khèn ông làm ra đều chứa đựng nhiều tâm huyết, tình cảm với mong muốn lưu giữ giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc. Ông Sưa thường làm 2 loại khèn: Khèn lưỡi bạc giá 450.000 đồng và khèn lưỡi đồng giá 400.000 đồng cho người dân trong bản, trong xã và khách du lịch, tạo nguồn thu nhập cho gia đình.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Sưa cho biết: "Cây khèn tốt khi thổi lên phải cảm nhận được nỗi lòng của người thổi lẫn người làm ra nó. Âm thanh của khèn phụ thuộc vào cách cài những lưỡi khèn và độ chính xác về khoảng cách của những nốt bấm".
Chiếc khèn bè được ông Sưa sử dụng rất đa dạng trong những ngày lễ truyền thống, ngày tết, đón khách, cưới xin... hay làm nền đưa đẩy những điệu xòe vòng, điệu khắp của đồng bào dân tộc Thái. "Giờ tôi cũng có tuổi rồi, sợ rằng sau này không có ai tiếp nối nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Tôi mong Nhà nước có chính sách thu hút, đào tạo lớp trẻ học làm khèn và thổi khèn để gìn giữ được nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái" - ông Sưa bộc bạch.
Chúng tôi ngỏ ý muốn nghe giai điệu khèn bè, ông Sưa cầm cây khèn trên tay thổi lên những giai điệu mượt mà, trầm bổng... của bài hát "Người Châu Yên em bắn máy bay". Chúng tôi như cuốn theo điệu khèn, mê đắm trong từng khúc nhạc của ông. Tiếng khèn vang vọng, bay bổng, sâu lắng... mang lại niềm vui ấm áp, thanh tao làm xao xuyến lòng người...
Theo Danviet
Ủ rơm với phân chuồng - bí quyết người Thái làm cho rau xanh mướt Đó là cách làm sáng tạo của người dân ở bản Nà Nghè, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, (Sơn La). Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, bà con chuyển sang trồng rau vụ đông để tăng thu nhập. Điều đặc biệt là ở đây bà con không dùng phân hóa học bón rau mà chỉ ủ rơm trộn với phân chuồng làm...