Bí quyết để gia đình mãi là chốn bình yên
Gia đình là nơi neo đậu bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Tất cả chúng ta dù làm gì, ở đâu thì đều có một xuất phát điểm chung là sinh ra và lớn lên trong gia đình.
Trước khi bước ra hội nhập với thế giới bên ngoài mỗi người đều đã được chở che, dạy dỗ, nâng đỡ trong vòng tay của gia đình.
Nhà là nơi chốn bình yên nhất, bạn có đồng ý như vậy không? Dù cho đó là một căn nhà đơn sơ hay là căn biệt thự rộng rãi thì vẫn là nơi đầy ắp kỷ niệm về những bữa cơm quây quần hay lời chỉ dạy của cha, món ăn ngon của mẹ. Để rồi khi bước ra đời va vấp với sự xô bồ, cạnh tranh đấu đá của cuộc sống ta lại khắc khoải khôn nguôi nhớ nhờ sự bình yên trong mái ấm của mình và chỉ ao ước có một chuyến xe về quê.
Sự bình yên trong gia đình thể hiện ở chỗ tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng nhau chung tay xây dựng nên tổ ấm hạnh phúc, chung nhau ước mơ về một tương lai tươi sáng, đủ đầy và trọn vẹn hơn.
Sự bình yên ấy còn thể hiện ở chỗ mọi người có thể thoải mái tâm sự, sẻ chia những câu chuyện vui buồn trong cuộc sống.
Đối với vợ chồng, sự bình yên chính là sau một ngày dài làm việc áp lực chốn công sở trở về nhà có thể được người bạn đời quan tâm, hỏi han, chăm sóc và san sẻ với nhau công việc nhà. Là vòng tay ôm, là cái xoa đầu vuốt tóc nhè nhẹ, là trao nhau ánh mắt cảm thông và những câu nói tiếp thêm động lực.
Video đang HOT
Đối với con, sự bình yên chính là được lớn lên trong tình yêu thương của bố mẹ, là được nhìn thấy bố mẹ tôn trọng, thấu hiểu, giúp đỡ nhau. Là được tạo mọi điều kiện tốt nhất để vui chơi, học tập và phát triển năng lực của bản thân. Là không phải chịu đựng cảnh bạo lực, chiến tranh lạnh hãy những ép uổng, phán xét, áp đặt lên suy nghĩ đến từ bố mẹ.
Gia đình là nơi bình yên nhất, là nơi bắt đầu của cuộc sống cũng là nơi dừng chân mà ai cũng muốn tìm về. Hãy để ngôi nhà là nơi bình yên, điểm tựa vững chắc để nuôi dưỡng những ước mơ, chắp thêm đôi cánh để con bước vào tương lai.
Để làm được điều đó bạn phải luôn ghi nhớ 5 nguyên tắc dưới đây của chuyên gia tâm lý Tuệ An:
Thứ nhất: Tôn trọng sự khác biệt, từ bố mẹ cho đến con cái mỗi người đều có một nét tính cách riêng không ai giống ai nên để gia đình bình yên bạn cần tôn trọng các thành viên.
Thứ hai: Chấp nhận những điểm chưa hoàn hảo ở các thành viên, ở người bạn đời và ở những đứa con cho dù chưa được như kỳ vọng của bạn.
Thứ ba: Hạ cái tôi xuống, khi đã là gia đình đừng phân định đúng sai quá rạch ròi, đừng vì lòng tự tôn của bản thân mà đánh mất đi gia đình hạnh phúc, cái gì có thể bỏ qua hãy bỏ qua.
Thứ tư: Lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, tuyệt đối đừng nói lời vô nghĩa, hãy để tâm tĩnh để lắng nghe ý kiến của các thành viên trong gia đình bạn sẽ thấy mọi thứ nhẹ nhàng hơn là cố cự cãi giành phần thắng cho mình.
Cuối cùng là thấu hiểu, hãy thử đặt mình vào vị trí của người thân để suy nghĩ và cảm nhận, chỉ khi đó bạn mới đủ khách quan để nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc và chuẩn xác.
Tôi làm chồng ngoan mùa giãn cách
Với sự tập dượt từ đợt giãn cách xã hội từ năm ngoái, tôi đã chuẩn bị cho mình một ít kinh nghiệm để làm vợ vui...
Ảnh minh họa: Getty Images.
Có vẻ như, thời gian cách ly đã khiến tình vợ chồng của nhiều gia đình vốn vẫn ổn bấy lâu có nguy cơ rạn vỡ. Bình thường, cứ sáng đi chiều về, có gì không vừa ý cũng phiên phiến cho qua, nhưng nay ngày nào cũng giáp mặt 24/24 giờ, những khó chịu đã khó lòng giấu giếm, đặc biệt là thái độ của các bà vợ đối với các ông chồng quen làm biếng.
Với riêng tôi, đây không phải là lần đầu tiên "giáp lá cà" dài ngày với vợ. Với sự tập dượt từ đợt giãn cách xã hội từ năm ngoái, tôi đã chuẩn bị cho mình một ít kinh nghiệm để làm vợ vui. Thực ra, làm vợ vui thì mình cũng vui, các con cũng vui. Tinh thần của vợ đúng là vô cùng quan trọng.
Bình thường, bữa sáng có vợ lo, ăn xong rồi phóng xe đi làm. Chiều về, cơm nước cũng vợ lo. Hôm nào vui bạn bè bia hơi vỉa hè thì về muộn một chút. Hôm nào về đúng giờ thì cũng tắm rửa sớm, chơi với con một chút rồi chờ cơm. Ngày nghỉ, muốn dậy mấy giờ thì dậy. Lũ trẻ mà làm ồn thể nào cũng cáu lên khó chịu. Vợ biết ý, lùa lũ trẻ ra sân ra ngõ chơi. Vợ nhờ làm gì thì làm, không làm thì ngồi đá mấy trận fifa là hết sáng hết chiều.
Nhưng từ ngày thành phố thực hiện lệnh giãn cách, công ty tôi cũng cho toàn bộ công nhân viên nghỉ để chống dịch, thì tôi bụng bảo dạ "mình phải sống khác ngày thường để gia đình êm ấm". Bởi tôi biết, vợ tôi tuy đảm đang, hiền thục, nhưng cũng không khác các bà vợ khác là bao đâu. Bình thường đi làm cả ngày, về có thể làm biếng chút không sao. Giờ nghỉ suốt ngày ở nhà, mỗi ngày ăn đều ba bữa nhưng lại không làm ra đồng nào thì cũng phải "biết điều" mới sống yên ổn được.
Mỗi sáng, vợ dậy trước thì tôi dậy sau. Vợ lo bữa sáng thì tôi lau nhà. Vợ bỏ đồ vào máy giặt thì tôi mang đi phơi. Vợ đứng nấu ăn thì tôi lăng xăng phụ nhặt rau, bóc tỏi bóc hành. Vừa làm vừa cùng vợ bàn về tình hình covid. Thỉnh thoảng tôi bảo vợ "ở nhà suốt ngày mới biết vợ vất vả. Chỉ riêng việc chi tiêu thế nào cho hợp lý, bữa nay ăn gì, bữa mai ăn gì cũng đủ đau đầu rồi. Anh thì không giỏi kiếm tiền, chắc em chán lắm mà không nói". Vợ lườm tôi một phát sắc ngọt: "Nghỉ dịch mới biết anh cũng siêng năng ra phết đó chứ. Anh cũng đừng nghĩ quá. Tiền làm không ra thì bớt tiêu pha đi một chút. Như anh bán rau nổi tiếng trong sài Gòn nói "kiếm tiền cả đời chứ đâu nhất thiết phải lúc này".
Thú thật, tay chân tôi rất vụng về, đã không làm thì thôi, một khi đã làm là đụng đâu hỏng đó. Ưu điểm của tôi chỉ là dẻo mỏ, lúc nào cũng ý tứ nhìn sắc mặt vợ, nghe nhạc hiệu đoán chương trình để nói sao cho nàng dễ lọt tai.
Ông bà ta nói "đàn bà yêu bằng tai" cấm có sai. Dù có vất vả hay túng thiếu thế nào, chỉ cần chồng nói ngọt ngào dễ nghe một chút là cả suy nghĩ lẫn hành động đều dịu lại. Như hôm kia, trước khi đi ngủ, vợ có than thở rằng: "Cứ tình hình thế này thì bọn trẻ bao giờ mới được đi học, bố mẹ khi nào mới có thể đi làm anh nhỉ". Tôi an ủi vợ: "Chúng mình vẫn còn may mắn chán em ạ. Em xem, các y bác sĩ ở trong tâm dịch hàng tháng liền không được về nhà. Những bệnh nhân covid ngay cả khi mất cũng không được gặp người thân. Những người mẹ mới sinh em bé chưa được chục ngày đã phải ngồi xe máy hồi hương hơn nghìn cây số. Mấy ai được như nhà mình, suốt ngày được ở bên nhau". Vợ tôi rõ ràng là nghe xong rất xúc động. Cô ấy nhìn tôi: "Anh nói đúng, những khó khăn của mình thật chẳng đáng là gì so với nhiều người khác".
Thời điểm này, cả nước đang căng mình vì dịch bệnh. Nơi khó khăn ít, nơi khó khăn nhiều. Mình sức hèn lực mọn, chỉ có thể ở yên trong nhà, cũng là góp phần cùng chính phủ chống dịch. Dịch bệnh đã đủ mệt mỏi lắm rồi, cuộc sống đã khó khăn lắm rồi. Vợ chồng chỉ việc nhịn nhau một chút, thương nhau thêm một chút chẳng lẽ lại không làm được.
Vợ tôi bảo: "Từ dạo nghỉ dịch anh lại ngoan ra". Thật ra thì hoàn cảnh góp phần tạo nên suy nghĩ và hành động. Cùng vợ phụ việc nhà, chăm chỉ nói lời yêu thương. Dù sao thì đến bữa cơm vợ chồng có thể cùng nhau vui vẻ ngồi ăn, mỗi tối vợ chồng có thể tình cảm ôm nhau nằm ngủ vẫn hơn bức bối mà không dám chạy ra khỏi nhà. Chưa bao giờ như bây giờ, có chán vợ giận vợ đến mấy cũng không dám ra đường, chi bằng cứ an phận làm chồng ngoan.
Chồng cũng thương, bồ cũng thích, nên chọn chồng hay chọn bồ? Đứng giữa việc chọn chồng có sự nghiệp, tài chính, hay chọn bồ thì chiều chuộng, yêu thương chị ấy đã không biết chọn ở với ai. Chị Hạnh khá xinh đẹp, ăn mặc sành điệu và đi tới đâu là vương lại mùi nước hoa đắt tiền tới đó. Chị đến gặp Chuyên gia vào buổi chiều mưa gió, chia sẻ câu...