Bí quyết dạy con tự giác, lễ phép như trẻ em Nhật Bản
Không phải ngẫu nhiên mà những đứa trẻ ở Nhật Bản ngay từ khi còn rất nhỏ đã biết nghe lời cha mẹ và có những hành vi ứng xử phù hợp khi ở nơi công cộng. Bí quyết nằm ở cách dạy con hết sức đặc biệt của các bậc phụ huynh người Nhật.
Diana Ser và cô con gái 6 tuổi của mình trong một chuyến đi tới Nhật Bản.
Trong một chuyến đi tới Nhật Bản cùng người thân và cô con gái 6 tuổi của mình, cô Diana Ser (Singapore) đã có những trải nghiệm khó quên về cách hành xử đáng ngưỡng mộ của trẻ em ở đất nước này. Dưới dây là những điều mà cô chia sẻ với tất cả mọi người:
“Chúng tôi đã nghỉ trưa trong quán ăn tại một thị trấn nhỏ ở Nhật vào những ngày tháng 3 vừa qua. Trong khi tôi tìm mọi cách vừa nịnh nọt vừa đe dọa đứa con 6 tuổi của mình ăn cơm, thì ở bàn bên cạnh, 1 bé gái 2 tuổi người Nhật đang tự mình xúc cơm ăn.
Và cũng trong khi 3 đứa trẻ nước ngoài khác đang cãi nhau ỏm tỏi rồi phụng phịu giận dỗi thì những trẻ em người Nhật khác lại rất bình tĩnh và ngồi yên tại chỗ của chúng, không phim hoạt hình, không gây lộn hay bất kỳ điều phiền phức nào.
5 ngày ở Tokyo, tôi không chứng kiến bất kỳ đứa trẻ nào tranh cãi ở chốn đông người. Trên thực tế, tất cả những gì tôi nhìn thấy là những đứa bé hoàn hảo về hình ảnh, ngoan ngoãn và luôn xin phép khi muốn làm gì.
Vì vậy, tôi rất muốn biết tại sao trẻ em Nhật Bản lại có những hành vi, cư xử tuyệt vời đến vậy, ít nhất là ở nơi công cộng? Câu trả lời có lẽ nên bắt đầu từ cách dạy của người Nhật.
Trong văn hoá Nhật Bản, một “ xã hội thanh lịch” không phải chỉ là khẩu hiệu. Phong thái lịch sự, theo văn hóa người Nhật, là rất cần thiết để trở thành một con người.
Người Nhật Bản có câu: “Đưa vào cơ thể một đứa trẻ nghệ thuật sống và cách cư xử tốt, để tạo ra một người trưởng thành”. Sự phát triển của một con người sẽ không được coi là thành công nếu không rèn luyện được những hành vi ứng xử tốt đẹp.
Video đang HOT
Các bậc phụ huynh và các trường mầm non tại đất nước này luôn coi trọng việc nuôi dạy trẻ em ngay từ khi mới biết đi. Sự tôn trọng những không gian công cộng là một phần để rèn giũa chúng thành những người có phép tắc.
Ở trường mầm non, phép xã giao là một nội dung quan trọng trong việc dạy dỗ, đào tạo trẻ nhỏ. Giáo dục, cả ở trường học và ở nhà, đều nhất quán và có tính chất liên tục.
Điều này làm tôi nhớ đến khoảng thời gian con tôi 10 tháng tuổi, khi được tham gia một chương trình đào tạo của Nhật Bản.
Bất cứ khi nào đứa bé trở nên bất hợp tác, giáo viên sẽ yêu cầu người chăm sóc bước tới và cố gắng làm dịu chúng. Nếu điều đó không hiệu quả, họ sẽ đề nghị người đó đi ra ngoài và chỉ trở lại khi đứa trẻ đã sẵn sàng. Điều này là để không làm ảnh hưởng đến cả lớp.
Ở Nhật, có một câu nói cổ xưa rằng: “Phải mất cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ”. Điều đó có thể hiểu nôm na là phải có sự chấp nhận một số giá trị nhất định ở cấp độ toàn xã hội, nếu muốn những đứa trẻ lớn lên trở thành con người lịch thiệp.
Trên 1 chuyến tàu gần đây, tôi đã nghe được câu chuyện: “Người Nhật Bản chúng tôi không thích mọi người nói chuyện điện thoại khi đang trong ga tàu điện ngầm. Như vậy thật bất lịch sự với người khác”. Người phụ nữ Mỹ ngạc nhiên hỏi tại sao, thì được trả lời rằng Tokyo là một trong những thành phố có mật độ dân cư đông nhất thế giới. Vì vậy, đây là 1 trong những cách để đảm bảo sự yên bình ở nơi công cộng.”
Theo Danviet
Người Nhật dạy con: Cách chiều và phạt ngược với "Tây"
Một người Mỹ tỏ ra kinh ngạc khi thấy một đứa trẻ Nhật khoảng 5 tuổi đấm vào người mẹ đang mang bầu để đòi chỗ ngồi của mẹ trên tàu điện ngầm và được bà chấp thuận.
Cách dạy con của người Nhật thường gây ngạc nhiên cho các ông bố bà mẹ ở nước khác. Loạt bài này sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu, lý giải những nguyên tắc dạy con đôi khi "trái khoáy" của bố mẹ người Nhật.
Tình da thịt
Các bà mẹ Nhật thường dẫn con đi mọi nơi, bằng cách bế hoặc đẩy xe, đi quanh nhà, tới cửa hàng, thậm chí đạp xe quanh thị trấn. Không hiếm cảnh những ông bố vừa trượt tuyết vừa địu con sau lưng.
Ở hầu hết các gia đình Nhật, trẻ con ngủ chung với bố mẹ, thường là con nằm giữa, giống như chữ (sông) trong tiếng Nhật. Điều này sẽ kéo dài tới khi trẻ đi học, thậm chí đến 14-15 tuổi. Và bạn có thể thấy rất nhiều người mẹ dẫn con mình tới tắm ở các bể bơi công cộng. Người Nhật gọi đó là "tình da thịt" - tất cả mọi người đều khỏa thân trong bể tắm nước nóng. Nhưng bố mẹ Nhật không ôm hôn con họ, vì đó không phải cách họ thể hiện tình cảm.
Một ông bố địu con trên lưng khi đang trượt tuyết (Ảnh: Time)
Ngược lại, văn hóa phương Tây chú trọng cho con cái ngủ riêng, thường là trong nôi hoặc cũi, ở phòng riêng. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của việc để trẻ ngủ riêng là nhằm khuyến khích tính tự lập ở trẻ. Nhưng thật kì lạ, hầu hết nghiên cứu cho rằng ngủ chung khiến trẻ tự lập và tự giác hơn khi chúng lớn lên. Sự thỏa mãn về nhu cầu tình cảm, sự gắn bó và quan tâm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến chúng có lòng tự tin và tự tôn cao hơn.
Ở Nhật Bản, nhiệm vụ tối quan trọng của người mẹ là tạo ra mối gắn kết như một với con và gìn giữ mối liên hệ đó suốt thời thơ ấu của trẻ. Phát triển sự gần gũi này còn được chú trọng hơn những kĩ thuật làm gương, thương lượng và kỉ luật trẻ trong quá trình giúp chúng hòa nhập với những giá trị về đạp đức và xã hội Nhật. Theo truyền thống, người mẹ sẽ dựa vào sự gắn kết tối cao đó để dạy con cư xử phải phép hơn là các phương pháp trừng phạt hay ép buộc.
Cách phạt con
Dù rèn giũa con rất nghiêm khắc, cha mẹ Nhật cũng rất chiều con họ, theo cách mà người phương Tây không thể tưởng tượng ra.
Các bà mẹ Nhật luôn tạo tình cảm gần gũi với con, nhưng không ôm hôn
Tim Sullivan, một người Mỹ có vợ Nhật, kể lại trên trang web cá nhân về việc anh cảm thấy ngạc nhiên vô cùng khi chứng kiến cảnh một đứa trẻ khoảng 5 tuổi đấm vào người mẹ đang mang bầu của mình ở trên tàu điện ngầm trong giờ cao điểm vì mẹ mình được ngồi trong khi cậu bé đứng. Thật đáng kinh ngạc, người mẹ đứng dậy nhường chỗ cho cậu bé. Sullivan cho rằng, trong văn hóa Mỹ, người mẹ sẽ dùng tình huống này để dạy con cách tôn trọng và thể hiện hành vi tốt.
Mặc dù vậy, người Nhật Bản còn có cách hiệu quả hơn nhiều để phạt trẻ nhỏ: sự tẩy chay, đẩy người mắc lỗi ra khỏi tập thể.
Sullivan đưa ra hai ví dụ để so sánh cách anh và vợ anh khi còn nhỏ bị phạt vì không ngoan.
Khi còn nhỏ, Sullivan thường bị mẹ nhốt trong phòng nếu mắc lỗi. Còn vợ anh, chị Kurumi cho biết mẹ chị thường đẩy chị ra khỏi nhà và khóa cửa lại, khiến chị khóc lóc và cào cửa xin mẹ cho vào.
Hai phương pháp trừng phạt trẻ áp dụng trong những nền văn hóa khác nhau có vẻ đối nghịch, nhưng nếu nhìn kĩ hơn, bạn sẽ thấy điều cốt lõi: cả hai đều từ chối đứa trẻ thứ mà nó coi trọng.
Trong trường hợp của Sullivan, bố mẹ từ chối thứ mà anh coi trọng nhất: tự do và độc lập, niềm vui của việc ra khỏi nhà và tụ tập bạn bè ở bên ngoài.
Trong trường hợp của Kurumi, bố mẹ cô ấy từ chối thứ quan trọng nhất trong hệ giá trị của cô ấy nói riêng và xã hội Nhật nói chung: sự gắn bó. Hình phạt này hữu dụng trong văn hóa tập thể của Nhật, khi cá nhân luôn hòa trong tập thể. Trong xã hội Nhật, cá nhân không được đề cao trong vai trò một chủ thể đứng tách biệt.
Thực tế ở Nhật, một người phải là một phần của tập thể, và sẽ không trọn vẹn khi thiếu sự gắn bó với tập thể. Vì thế, sự tẩy chay là một phương pháp hiệu quả để phạt những người ao ước được gắn bó, và điều này cũng được sử dụng rộng rãi ở nơi làm việc của người Nhật.
______________
Đón đọc kỳ sau vào sáng 30.1.2016: Dạy con biết quan tâm đến người khác
Theo Danviet
Trẻ em Việt Nam học nhiều hơn Nhật Bản 300 tiết mỗi năm Theo TS Vũ Thu Hương, trẻ học nhiều sẽ bị quá tải, đặc biệt khi tâm lý sính thành tích của phụ huynh còn nặng nề. Chiều 12/4, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để lấy ý kiến dư luận. Chương trình mới bắt đầu được triển khai từ năm học 2018-2019, dự kiến hoàn...