Bí quyết của Samurai…
Nhân lực chính là nguyên khí của đất nước. Nước Nhật vượt lên nhanh chóng sau Thế chiến thứ hai với vết thương bom nguyên tử nặng nề chính là nhờ biết tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Abe Masayuki – Giám đốc Trung tâm đào tạo thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược nhân tài (VCI).
Là một người có thiện cảm đặc biệt với Việt Nam, ông Abe Masayuki – GĐ Trung tâm đào tạo thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược nhân tài (VCI) – đã chia sẻ kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cũng như nhắn nhủ giới trẻ VN cách thức để thành công trong việc du học cũng như làm việc tại Nhật Bản.
Khởi nguồn từ sự đồng cảm
Vóc dáng thấp, đậm, đang ở tuổi 64, nhưng ông Abe Masayuki có phong thái khá nhanh nhẹn. Câu chuyện giữa tôi và ông về nghề đào tạo nhân lực bắt đầu bằng đoạn hồi tưởng: “3 năm sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc và nước Nhật bại trận (tháng 8.1945), tôi chào đời. Người ta gọi những người sinh ra trong khoảng thời gian đó thuộc “thế hệ kết khối” (thế hệ làm bùng nổ dân số) – thế hệ mà mọi người đều nghèo, nhưng luôn tràn đầy tình yêu và niềm hy vọng vào tương lai. Và sức sống của Nhật Bản (NB) sau chiến tranh cũng đã khởi phát từ đó với sự ra đời của nhiều công ty mà sau đó đã tạo dựng được những tên tuổi, thương hiệu tầm cỡ thế giới…”.
Ngừng một lát, ông kể tiếp về những ngày trai trẻ: “Đang học đại học năm thứ tư, tôi thôi học”. “Lý do nào vậy?” – tôi hỏi. Abe lim dim mắt, nhớ lại: “À, khi có khoảng 1 triệu người Nhật, chủ yếu là sinh viên như chúng tôi, đã tham gia các nhóm đấu tranh phản đối cuộc chiến của Mỹ tại VN. Tôi lãnh đạo nhóm sinh viên phản đối cuộc chiến tranh đó, nên chính quyền đã bỏ tù tôi 1 năm. Thế là tôi bỏ học. Tất nhiên sau đó, tôi tự học rất nhiều…”.
Trước khi tới VN, ông Abe từng làm việc ở nhiều lĩnh vực. Còn bây giờ, Abe là một chuyên gia về du học tại VN. Ông Abe kể tiếp: “Trước đây, tôi may mắn có cơ hội tiếp xúc với nhiều cán bộ VN ở các lĩnh vực ngoại giao, văn hoá, du lịch, đầu tư, giao thông vận tải…, nên tôi đã tích cực truyền đạt tới người dân NB về nền văn hoá, về thực tế ở VN. Tiếp đó, tôi nảy ý muốn quảng bá hình ảnh của NB nhiều hơn bằng việc xúc tiến đào tạo nguồn nhân lực.
Tới tháng 6.2005, được sự hỗ trợ của các cơ quan phía VN, Trung tâm đào tạo thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược nhân tài (VCI) đã được thành lập ở Hà Nội mà tôi là giám đốc. Đến nay, qua sự hợp tác với Đại học Bách khoa và Đại học Ngoại thương, chúng tôi đã đào tạo được 160 sinh viên VN đủ tiêu chuẩn làm việc tại NB…”.
Video đang HOT
Thấy tôi tò mò về “Kế hoạch 300.000 lưu học sinh” của Chính phủ NB, ông lý giải: “Năm 2008, Chính phủ NB đã công bố rầm rộ kế hoạch này (do Bộ Giáo dục NB xây dựng) với đích là năm 2020. Bởi khi bước vào thế kỷ XXI, NB phải đối mặt với tốc độ già hoá chưa từng có, khiến dân số trẻ tuổi giảm đột biến. Do vậy, NB đang tha thiết tìm kiếm những trí thức trẻ, những lao động trẻ ưu tú ở trong nước và các quốc gia. Đây chính là cơ hội cho giới trẻ VN…”.
Tôi hỏi tiếp: “Vậy giới trẻ VN phải làm gì để nắm bắt cơ hội này?”. Nheo nheo đôi mắt, ông giảng giải: “Các công ty của NB thường chú ý tới nhân viên ở các khâu như nhân cách, khả năng chịu đựng và học vấn cơ bản. Theo tôi, giới trẻ nên mở rộng tầm nhìn, thì sẽ đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp… Các em hãy tích cực tiếp cận và “xin lại” kỹ thuật từ những người đi trước; đồng thời phải “bắt chước” những kỹ thuật, kiến thức của những người giỏi. Vì vậy, người Nhật thường có lời khuyên rất đàng hoàng rằng: Hãy “ăn trộm” những bí quyết của các bậc đàn anh. Bước khởi đầu nhập môn của các Samurai chính là từ đó…”.
Giới trẻ Việt đừng bó mình ở “vị trí ngồi”
Tác giả Lê Quang Vinh.
Khi tôi muốn ông đưa ra lời khuyên cho những người Việt trẻ muốn du học và làm việc tại NB, ông nhận xét chân thành: Thanh niên VN thông minh, làm việc cần cù và chịu khó. Tại một số công ty và doanh nghiệp NB, đã có người Việt đạt được địa vị còn cao hơn cả người Nhật.
Nhưng ở VN vẫn còn nhiều thanh niên sống “đủng đỉnh” quá. Ngay trong những sinh viên ưu tú, mong muốn đi du học – cũng có người chưa đủ quyết tâm và tính tự chủ trong học tập. Họ vẫn là “ếch ngồi đáy giếng”, vẫn chưa biết đến sự rộng lớn của thế giới bên ngoài.
Rất nhiều thanh niên VN có trí óc vàng và trái tim kim cương, nhưng còn ít kiến thức và kinh nghiệm về tầm nhìn và tư duy toàn cầu, nên tài năng chưa thể được bộc lộ”.
Nghe ông nói vậy, tôi hỏi luôn: “Liệu ông và VCI có thể giúp giới trẻ VN sửa chữa những yếu điểm này?”. Cộng sự của ông đã trả lời thay: “VCI cung cấp những kiến thức cơ bản về xã hội và môi trường làm việc tại NB. Việc tiếp cận những kiến thức như thế sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai có nhu cầu du học hoặc làm việc tại NB”.
“Còn tôi đã tập hợp những hiểu biết và kinh nghiệm của mình để viết nên cuốn “Để trở thành Samurai tiếng Nhật” nhằm giúp cho những ai muốn đến NB để học tập, làm việc có cẩm nang tham khảo…” – ông Abe chia sẻ.
Khi tôi nói về hiện tượng thực tế ở VN, rằng không ít người muốn đi xuất khẩu lao động theo đường tắt là “chạy tiền”, có khi tốn đến hàng trăm triệu đồng, ông vội xua xua tay: “Đó là một điều cực kỳ nguy hiểm và tốn kém vô ích. Bởi ai cũng biết các doanh nghiệp nước ngoài ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển – trong đó có NB – khi tuyển dụng, đều rất chú trọng đến khả năng thực của người lao động. Khi phỏng vấn, họ cũng chú ý những điều cụ thể, chứ không thể chung chung. Đơn cử như khi được hỏi: “Sau khi sang Nhật, bạn muốn học cái gì? Bạn muốn trải nghiệm điều gì?” thì trả lời rằng: “Tôi muốn học về văn hoá NB”. Đây là câu trả lời thiếu tính cụ thể và chi tiết.
Trong cuốn “Để trở thành Samurai tiếng Nhật” (do Alphabooks và NXB Lao động – Xã hội ấn hành), tôi đã nêu nhiều ví dụ để mọi người có thể học tập, áp dụng. Hằng năm, đại diện các công ty của NB đều sang VN trực tiếp tuyển dụng và họ rất tin cậy, hài lòng về chất lượng nguồn nhân lực do VCI cung cấp. VCI đã thực sự là “cầu nối” hiệu quả cho cả đôi bên. Đặc biệt là với những sinh viên ưu tú của VN muốn có cơ hội sang Nhật làm việc đã không phải phiêu lưu “chạy chọt” tốn kém. Họ cũng rất yên tâm bởi được tìm hiểu cặn kẽ môi trường làm việc cũng như mức thu nhập trong tương lai…
Chúng tôi luôn kỳ vọng các sinh viên VN sau một thời gian làm việc tại NB sẽ về lại VN làm việc cho các công ty của NB có đặt trụ sở ở VN hoặc sẽ lập công ty riêng. Như thế, với những kinh nghiệm tích luỹ được khi làm việc ở NB, các bạn sẽ tiếp tục phát huy được sở trường cũng như tài năng của mình. Khi đó các bạn sẽ trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế của nước các bạn, góp phần xây dựng VN giàu mạnh như chúng tôi đã từng xây dựng NB từ đổ nát vì bom hạt nhân sau Thế chiến thứ hai…”.
Ông Abe Masayuki sinh năm 1948 tại TP.Sendai, tỉnh Miyagi (NB). Từng học tại khoa Luật ĐH Waseda. Năm 2005, thành lập VCI Nihon Academy và giữ chức hiệu trưởng. Năm 2011, được bổ nhiệm là Uỷ viên của Hiệp hội Giao lưu giáo dục quốc tế (phụ trách mảng du học sinh VN tới NB), đồng thời được mời giảng dạy tại ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Theo ông Abe: Phòng Thương mại và Công nghiệp VN vừa đặt hàng ông cho in nối bản cuốn “Để trở thành Samurai tiếng Nhật” để sang năm 2013 làm quà tặng nhân các hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ hợp tác hữu nghị VN-NB. Đại sứ quán NB cũng đề nghị tương tự với yêu cầu sẽ làm bìa khác cho “oách” hơn
Theo laodong
Sôi nổi "Ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt"
"Ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Càphê Trung Nguyên tổ chức, đã diễn ra tại dinh Thống Nhất, TPHCM ngày 23.11.
Đây là ngày hội dành cho giới trẻ Việt, với các hoạt động sôi nổi như hơn 30 điểm phục vụ càphê miễn phí và thưởng thức các loại càphê đặc biệt nhất trên thế giới như L'amour, Legendee, Motherland...; trình diễn pha chế càphê của các nền văn hóa: Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Italia, VN...; trình diễn Barista tinh tế và đặc sắc; thưởng thức âm nhạc Hi-end; khu tặng sách; ghi lời chúc; sân chơi sáng tạo như làm tranh; góc trưng bày sách; trưng bày ảnh; chụp ảnh với các siêu xe; cuộc thi hùng biện "Thanh niên sáng tạo khởi nghiệp v.v...
Trong khuôn khổ ngày hội, Trung ương Đoàn và Trung Nguyên đã công bố hợp tác về chương trình "Xây dựng thế hệ trẻ sáng tạo vì khát vọng Việt" và chương trình tặng sách khởi nghiệp sáng tạo "Nghĩ giàu làm giàu" cho 23 triệu thành niên VN. Hai hoạt động điểm nhấn trong ngày hội là hội thảo "Sáng tạo trong cuộc chiến thương trường", với sự tham gia của các doanh nhân, học giả, nhà kinh tế.
Một số doanh nhân như các ông: Lương Vạn Vinh - Tổng GĐ Cty hóa mỹ phẩm Mĩ Hảo, Lý Ngọc Minh-Chủ tịch Cty gốm sứ Minh Long 1, Nguyễn Hữu Thái Hòa - GĐ chiến lược Tập đoàn FPT, Nguyễn Quốc Khánh - GĐ điều hành Vinamilk...đã chia sẻ về bài học thất bại, thành công trong việc xây dựng thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động thứ hai là đêm "Giao lưu sáng tạo vì khát vọng Việt". Giới trẻ được gặp gỡ, giao lưu với những người nổi tiếng như nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình, tiến sĩ Giáp Văn Dương, nghệ sĩ Quyền Linh...
Cảnh quan ngày hội tại dinh Thống Nhất.
Không gian triển lãm tranh.
Điểm phục vụ miễn phí các loại càphê.
Theo laodong
Lộ clip sex: Ai nạn nhân, ai thủ phạm? Có nên quay clip lưu lại cảnh riêng tư trong phòng the và phải làm gì để clip không rơi vào tay kẻ xấu? Việc lộ clip sex trong giới trẻ Việt ngày càng phổ biến. Sau clip riêng tư của nữ diễn viên trẻ vào vai nhân vật Vàng Anh bị phát tán trên mạng (năm 2007), hàng chục clip khác lần...