Bí quyết chuyên gia giúp trẻ nhỏ tránh xa dịch bệnh
Cho đến nay, nhiều trường hợp trẻ em nhiễm virus Covid – 19 (nCoV) đã được ghi nhận. Các bà mẹ lo lắng gửi thư về tòa soạn Báo Sức khỏe và Đời sống Cuối tuần hỏi nên làm gì để bảo vệ cho con trẻ? Có nên bổ sung vitamin C không? Cho trẻ uống các loại vitamin nào? Ăn gì để tăng sức đề kháng?…
Theo BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TPHCM), tất cả mọi người (bao gồm cả trẻ em) đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh như nhau nếu họ tiếp xúc gần gũi với một người bị nhiễm bệnh, trong hơn 30 phút. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể có nguy cơ cao bị biến chứng khi cảm nhiễm virus này vì hệ thống miễn dịch của bé chưa được phát triển đầy đủ, đặc biệt khi miễn dịch cộng đồng gần như là con số 0 với virus Covid – 19. Phụ nữ mang thai cũng có thể có nguy cơ cao bị biến chứng.
Theo vị bác sĩ Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh này, để giúp trẻ tăng sức đề kháng trong giai đoạn này, một trong những bí quyết mà cha mẹ có thể cập nhật là giảm chế độ ăn nhiều thịt, giàu đạm và chất béo, chuyển sang chế độ ăn tập trung vào đa dạng thực vật hơn. Đặc biệt có liên quan trong đợt bùng phát coronavirus chủng mới Covid – 19, chế độ ăn uống từ thực vật có thể giúp tăng cường sức khỏe của bạn: một nghiên cứu gần đây của Đại học Oxford (Mỹ) cho thấy thực phẩm bền vững, nhất là những loại thực phẩm giàu protein (acid amin) có nguồn gốc từ thực vật, sẽ tác dụng tốt cho sức khỏe và giảm nguy cơ mắc của một số bệnh cấp tính cũng như mạn tính.
Đây cũng là thời điểm quan trọng để giúp trẻ dung nạp vào các loại thực phẩm giàu vitamin C, được tìm thấy với số lượng cao nhất trong các loại trái cây và rau quả, như rau cải, chanh, ổi, dâu tây, cam, đu đủ, xoài và bông cải xanh…
Đến bác sĩ ngay khi trẻ sốt hoặc ho?
Không kể một trận đại dịch nào sẽ xảy ra mới phòng, các thói quen thông thường sẽ giúp giữ cho trẻ khỏe mạnh, bất kể bệnh tật đang được đề cập đến, bao gồm: rửa tay; giữ gìn nhà cửa thoáng mát, thông khí, lau chùi nhà cửa, đồ chơi của trẻ.
Cũng đừng quên rằng, trong cuộc sống hiện đại, chúng ta sống chung với điện thoại và các thiết bị điện tử thông minh khác bên mình. Vì vậy, nên khử trùng các vật dụng mà chúng ta thường xuyên chạm vào bằng cồn, bao gồm các thiết bị điện tử như bàn phím máy tính và điện thoại.
Bên cạnh đó, sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta được liên kết với nhau.Và một trong những cách tốt nhất để có thể tăng cường sức khỏe tinh thần là thông qua tập thể dục, giải phóng các chất hóa học như endorphin và serotonin để cải thiện tâm trạng, giúp trẻ giảm lo âu, ăn khỏe, ngủ khỏe, máu huyết lưu thông tốt.
Virus Covid – 19 Vũ Hán (Trung Quốc) lây truyền giống như virus gây bệnh cảm lạnh thông thường. Khi trẻ có những triệu chứng này: sốt, đau họng, sổ mũi, ho, khó thở, đau đầu, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể; hãy đưa trẻ đi khám, đặc biệt nếu có nghi ngờ khi trẻ tiếp xúc với những người có yếu tố dịch tễ như: đã được chẩn đoán dương tính với virus Covid-19, đi về từ tâm dịch Vũ Hán.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Lancet vào ngày 24/1/2020 cho thấy rằng virus Covid-19 có thể lây lan ngay cả khi không có triệu chứng.
Vì vậy, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn cảm thấy không khỏe, đặc biệt nếu các triệu chứng không được cải thiện trong 3 – 4 ngày bất kể bạn đã uống thuốc hay không.
Video đang HOT
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể khó xác định rõ các triệu chứng bệnh. Do đó hãy đến các cơ sở y tế ngay lập tức nếu con khó thở, thờ ơ hoặc không chịu uống sữa, bỏ ăn.
AN QUÝ
Theo SK&ĐS
Bí quyết bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa dịch
Dịch bệnh COVID-19 đang được Việt Nam kiểm soát tốt. Hiện nay, hàng triệu học sinh cả nước vẫn đang trong thời gian nghỉ học, nhiều bậc phụ huynh tìm cách tăng cường sức khỏe cho con em mình phòng ngừa bệnh tật. Làm gì để bảo vệ sức khỏe của trẻ ở thời điểm này là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm...
Tập trung đông người - gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
Vào mùa xuân khí hậu lạnh kèm theo mưa phùn, độ ẩm trong không khí tăng cao, các vi sinh vật, nấm mốc phát triển, nên con người dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ kém cộng thêm việc giữ gìn vệ sinh thân thể không được đảm bảo nên trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn người lớn. Các bệnh trẻ thường mắc phải trong mùa này gồm viêm mũi họng, viêm amidan... Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, các bậc phụ huynh còn mang thêm nỗi lo con em mình bị nhiễm bệnh COVID-19.
Ảnh minh hoạ
Các triệu chứng cha mẹ, thầy cô cần lưu ý đề phòng trẻ nhiễm COVID-19 và các bệnh hô hấp
Cũng như các bệnh hô hấp khác, bệnh COVID-19 gây ra các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, khó thở.... Bệnh có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch.
COVID-19 có thời gian ủ bệnh dài, các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi bệnh nhân tiếp xúc với nguồn bệnh.
Học sinh có những dấu hiệu dưới đây cần được nghỉ ở nhà, và thông báo cho nhà trường, cơ quan y tế địa phương được biết, các dấu hiệu bao gồm:
- Ốm, sốt.
- Bị ho, có thể có khó thở.
- Đau họng.
- Chảy nước mũi.
- Mệt mỏi
- Bị viêm phổi.
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ học sinh cần cho trẻ nghỉ ngơi và đi khám tại các cơ sở y tế và thông báo kết quả cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường biết.
Ảnh minh hoạ
Những biện pháp cần làm ngay để phòng bệnh cho trẻ
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ, tại các trường học, cơ quan y tế tại địa phương đã tiến hành khử khuẩn khuôn viên trường học, lớp học, tổ chức vệ sinh, lau chùi bàn ghế, thiết bị dạy học, tẩy trùng đồ dùng cho học sinh trước khi học sinh trở lại lớp.
Nhà trường cần trang bị nước rửa tay và xà phòng sát khuẩn tại các khu vệ sinh, thuận tiện cho học sinh và giáo viên sử dụng. Dạy cho học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất tăng đề kháng cho cơ thể phòng tránh bệnh tật.
Trong các bữa ăn của trẻ, cha mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ như rau xanh, hoa quả chín. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Duy trì thói quen vận động, tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng.
Giữ vệ sinh cá nhân- "chìa khóa" bảo vệ sức khỏe của mỗi học sinh
-Nhắc nhở học sinh rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, khi tay bẩn.
-Khuyến khích học sinh đeo khẩu trang từ nhà tới trường và khi tham gia các hoạt động học tập.
-Vệ sinh họng (Súc họng, xịt họng) bằng nước sát khuẩn miệng.
-Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, có thể dùng mặt trong khuỷu tay che miệng để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
-Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay.
-Trang bị cho trẻ các kiến thức tự bảo vệ bản thân như mặc quần áo đủ ấm khi ra đường, tăng cường sử dụng các thực phẩm tăng hệ miễn dịch, phòng bệnh tật.
Theo SK&ĐS
Chế độ dinh dưỡng - nâng cao miễn dịch phòng dịch virus corona Dinh dưỡng đóng một vai trò không nhỏ trong phòng và điều trị virus corona, đó là giải pháp nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể giúp công tác điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đồng thời hệ miễn dịch - sức đề kháng và thể trạng cơ thể tốt thì có thể chống được căn bệnh này. Thế...